Tạo mẫu nền trang trí với hoạ tiết dân tộc thiểu số Việt Nam lớp 8

Thảo luận trong 'Nhạc Hoạ' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 3 Tháng mười hai 2023.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,748
    Chủ đề 3: MĨ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

    Bài 7: TẠO MẪU NỀN TRANG TRÍ VỚI HỌA TIẾT DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM

    (Thời lượng 2 tiết)

    I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

    - Nhận biết được cách sắp xếp họa tiết, màu sắc trong mẫu vẽ vải của dân tộc thiểu số.

    - Tạo được khuôn in với hình họa tiết dân tộc thiểu số.

    - Sử dụng khuôn để in được nền trang trí theo nguyên lí lặp lại.

    - Chia sẻ được ý tưởng vận dụng, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong học tập và trong cuộc sống.

    [​IMG]

    1. Năng lực.

    1.1. Năng lực mĩ thuật

    - Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, phương tiện và vật liệu để thực hành, sáng tạo.

    - Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Vận dụng được yếu tố văn hóa nghệ thuật truyền thống của một số dân tộc ít người vào thực hành, sáng tạo.

    - Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Trình bày được quan điểm cá nhân về sản phẩm của mình và của bạn.

    1.2. Năng lực chung

    * Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

    * Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

    * Năng lực chuyên biệt:

    - Bước đầu hình thành một số tư duy về tạo mẫu nền trang trí với họa tiết trong mĩ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.

    - Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các thể loại tạo mẫu nền trang trí với họa tiết trong mĩ thuật các dân tộc thiểu số theo nhiều hình thức khác nhau.

    2. Phẩm chất.

    - Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các thể loại tạo mẫu nền trang trí với họa tiết trong mĩ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.

    - Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

    [​IMG]

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Đối với giáo viên.

    - Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, SGV.

    - Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

    2. Đối với học sinh.

    - SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT cá nhân.

    [​IMG]

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    1. KHÁM PHÁ. Quan sát – Nhận thức về hình thức của khuôn in. 8'

    A. Mục tiêu: Nhận biết được cách sắp xếp họa tiết, màu sắc trong mẫu vẽ vải của dân tộc thiểu số.

    B. Nội dung: Tổ chức cho HS quan sát các hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 8, thảo luận và chỉ ra nét, hình họa tiết trên khuôn mặt, vật liệu và các hình thức khuôn in.

    * Câu hỏi gợi mở.

    + Họa tiết trên khuôn in là hình gì?

    + Đặc điểm về nét của họa tiết đó như thế nào?

    + Cách sắp xếp các họa tiết trên mỗi khuôn in dựa và nguyên lí tạo hình nào?

    + Khuôn in được làm từ vật liệu gì?

    C. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

    D. Tổ chức thực hiện:

    [​IMG]

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    - Yêu cầu HS quan sát hình một số khuôn in ở trang 30 trong SGK Mĩ thuật 8, đặt và do GV chuẩn bị.

    - Nêu câu hỏi gợi ý để HS chỉ ra nét, hình họa tiết trên khuôn in; vật liệu và các hình khuôn in.

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    - HS quan sát hình một số khuôn in ở trang 30 trong SGK Mĩ thuật 8 và do GV chuẩn bị.

    - Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi

    - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

    Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

    - GV gọi vài HS đứng dậy trả lời, chia sẻ.

    - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

    Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

    - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

    [​IMG]

    2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: Cách tạo khuôn và in nền trang trí. 12'

    A. Mục tiêu: Giúp HS biết được cách tạo khuôn và in nền trang trí

    B. Nội dung: Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 8, thảo luận và chỉ ra cách tạo khuôn in nền trang trí.

    * Câu hỏi gợi mở.

    + Dựa vào hình minh họa. Nêu các bước tạo khuôn in và in nền trang trí theo cách hiểu của em?

    + Có thể sử dụng những vật liệu nào để tạo khuôn in?

    + Khi in, có sử dụng nguyên lí tạo hình nào để in được nền trang trí với nhiêu hình thức phong phú?

    C. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

    [​IMG]

    D. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa ở trang 31 trong SGK Mĩ thuật 8, để biết cách tạo khuôn in nền trang trí.

    - Nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận và chỉ ra các bước tạo khuôn và in nền trang trí từ khuôn in vừa tạo.

    - Gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo khuôn và in nền trang trí.

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    - HS quan sát hình minh họa ở trang 31 trong SGK Mĩ thuật 8, để biết cách tạo khuôn in nền trang trí.

    - HS thảo luận và chỉ ra các bước tạo khuôn và in nền trang trí từ khuôn in vừa tạo.

    - HS ghi nhớ các bước tạo khuôn và in nền trang trí.

    - HS trả lời câu hỏi.

    Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

    - GV gọi một số HS đứng dậy trình bày

    - HS nhắc lại và ghi nhớ các bước thực hiện.

    - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá phần trình bày của bạn.

    Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

    - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

    [​IMG]

    Họa tiết dân tộc H'Mông​

    CÁC BƯỚC TẠO KHUÔN IN

    [​IMG]

    Nguyên liệu là nắp hộp xốp, các bạn nên dùng hộp xốp để hình in sẽ đẹp hơn so với giấy

    [​IMG]

    Dùng thước đo và vẽ hình vuông có cạnh 3cm, các bạn cũng có thể đo 2cm, hình nhỏ in họa tiết sẽ đẹp hơn.

    [​IMG]

    Cắt 2 hình vuông bằng nhau, sau đó dùng bút bi vẽ họa tiết dân tộc thiểu số lên bề mặt miếng xốp như hình

    [​IMG]

    Dào dao cắt bỏ phần không cần thiết để tạo hình họa tiết sau đó dùng keo nến dán họa tiết vào bề mặt miếng xốp còn lại

    [​IMG]

    Dùng nắp chai dắn cố định ở mặt sau miếng xốp để làm phần đế cho dễ cầm khi in

    [​IMG]

    Dùng cọ và màu nước quét lên bề mặt khuôn in và in vào giấy

    [​IMG]

    Để in họa tiết được đều và đẹp chúng ta cần dùng thước kẻ chia khung trước khi in sẽ giúp họa tiết nằm đều và đẹp hơn

    [​IMG]

    3. LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO: Tạo nền trang trí với họa tiết dân tộc thiểu số. 25'

    A. Mục tiêu: Tạo được khuôn in với hình họa tiết dân tộc thiểu số. Sử dụng khuôn để in được nền trang trí theo nguyên lí lặp lại.

    B. Nội dung: Tổ chức cho HS quan sát, lựa chọn hình họa tiết dân tộc thiểu số yêu thích và thực hành tạo nên trang trí theo các bước hướng dẫn. Hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thực hành.

    * Câu hỏi gợi mở:

    + Em lựa chọn họa tiết dân tộc thiểu số nào để làm họa tiết chính để tạo khuôn in?

    + Em lựa chọn họa tiết dân tộc thiểu số nào để làm họa tiết phụ. Họa tiết đó ở vị trí nào trên khuôn in?

    + Để tạo khuôn in em sẽ sử dụng vật liệu nào?

    + Em sử dụng nguyên lí tạo hình nào để in nền trang trí? Vì sao?

    + Em sử dụng màu sắc như thế nào khi in nền trang trí?

    C. Sản phẩm học tập: Sản phẩm mĩ thuật của HS.

    [​IMG]

    D. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    - Tổ chức cho HS quan sát một số hình họa tiết dân tộc thiểu số do GV chuẩn bị.

    - Yêu cầu HS lựa chọn họa tiết dân tộc thiểu số mà các em yêu thích và thực hành tạo nền trang trí với họa tiết đó.

    - Hướng dẫn cho HS về kĩ thuật in để các em in được hình họa tiết với màu sắc đẹp và sắc nét.

    * Lưu ý HS: Có thể kết hợp 2 hoặc 3 khuôn in để tạo nền trang trí.

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

    - HS quan sát quan sát một số hình họa tiết dân tộc thiểu số do GV chuẩn bị.

    - HS lựa chọn họa tiết dân tộc thiểu số mà các em yêu thích và thực hành tạo nền trang trí với họa tiết.

    - HS ghi nhớ về kĩ thuật in để các em in được hình họa tiết với màu sắc đẹp và sắc nét.

    Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét về tinh thần và thái độ học tập

    [​IMG]

    4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 45'

    4.1. Phân tích – đánh giá: Trưng bày và chia sẻ 35'

    A. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.

    B. Nội dung: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận, phân tích về hình họa tiết, cách sắp xếp họa tiết và màu sắc của nền trang trí mà các em vừa tạo.

    * Câu hỏi gợi mở.

    + Em thích sản phẩm nào? Vì sao?

    + Họa tiết chính của sản phẩm nền trang trí là gì?

    + Họa tiết phụ của sản phẩm nền trang trí là gì?

    + Sự liên kết của họa tiết chính và họa tiết phụ trong sản phẩm như thế nào?

    + Sản phẩm nền trang trí đó có điểm gì độc đáo?

    + Màu sắc của họa tiết chính, họa tiết phụ và nền được thể hiện như thế nào?

    + Nét, hình, màu của họa tiết dân tộc thiểu số trên sản phẩm như thế nào?

    + Nêu giá trị thẩm mĩ và văn hóa của họa tiết dân tộc thiểu số trong sản phẩm?

    + Nguyên lí nào được sử dụng để tạo sản phẩm nền rang trí?

    + Em có ý tưởng điều chỉnh như thế nào để sản phẩm hoàn thiện hơn?

    C. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

    [​IMG]

    D. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    - Hướng dẫn cho HS trưng bày sản phẩm, có thể treo/ dán trên bản, hoặc tường.

    - Tổ chức cho HS sắm vai nhà nghiên cứ mĩ thuật để giới thiệu/ phân tích/ bình luận về;

    + Nền trang trí em yêu thích.

    + Hình họa tiết, màu sắc trên nền trang trí.

    + Cách sắp xếp họa tiết trên nền trang trí.

    + Ý tưởng điều chỉnh để sản phẩm hoàn thiện hơn.

    + GV gợi ý HS sắm vai người xem triển lãm để đạt thêm các câu hỏi tìm hiểu về nền trang trí với họa tiết dân tộc thiệu số.

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận.

    Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

    GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.

    Thang đánh giá xếp loại:

    [​IMG]

    - Mức A: Từ 8, 5 - 10 điểm

    - Mức B: Từ 7 - 8 điểm

    - Mức C: Từ 5 - 6, 5 điểm

    - Mức D: Dưới 5 điểm

    [​IMG]

    4.2. Vận dụng - phát triển: Tìm hiểu nghệ thuật trang trí trên vải dân tộc thiểu số. 7'

    A. Mục tiêu: Chia sẻ được ý tưởng vận dụng, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong học tập và trong cuộc sống.

    B. Nội dung: Tổ chức cho HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK Mĩ thuật 8, để nhận biết thêm về nghệ thuật trang trí trên vải dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

    * Câu hỏi gợi mở.

    + Em biết những họa tiết trang trí của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

    + Những họa tiết đó được thể hiện trên chất liệu gì?

    + Đặc điểm chung về màu sắc của các họa tiết đó là gì?

    + Những nguyên lí nào thường được sử dụng trong tạo hình họa tiết của các dân tộc thiểu số?

    + Theo em, có thể giữ gìn và phát huy nét đẹp, giá trị văn hóa của mĩ thuật dân tộc bằng cách nào?

    C. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

    [​IMG]

    D. Tổ chức thực hiện:

    Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

    - Yêu cầu HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK Mĩ thuật 8,

    - Nêu câu hởi gợi ý để HS thảo luận, và tìm hiểu thêm về nghệ thuật trang trí trên vải dân tộc thiểu số Việt Nam.

    - Khuyến khích HS sưu tầm tư liệu về trang phục và các họa tiết trang trí trên trang phục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

    Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

    - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK Mĩ thuật 8,

    - HS thảo luận và tìm hiểu thêm về nghệ thuật trang trí trên vải dân tộc thiểu số Việt Nam để trả lời câu hỏi

    - HS sưu tầm tư liệu về trang phục và các họa tiết trang trí trên trang phục của các dân tộc thiểu số.

    Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

    - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng mười hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...