ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC - CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO GIỐNG NHỜ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC * Khái niệm - Giống là một tập hợp cá thể sinh vật do con người chọn tạo ra, có phản ứng như nhau trước cùng 1 điều kiện ngoại cảnh, có những đặc điểm di truyền đặc trưng, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định; thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, kĩ thuật sản xuất nhất định. *Quy trình tạo giống mới bao gồm các bước: + Tạo nguồn nguyên liệu là biến dị di truyền (biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp). + Đánh giá kiểu hình để chọn ra kiểu gen mong muốn. + Tạo và duy trì dòng thuần có tổ hợp gen mong muốn. + Đưa giống tốt ra sản xuất đại trà. * Phương pháp tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống - Nguyên liệu cho quá trình chọn giống được tạo ra từ nguồn biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp - Các phương pháp tạo nguồn nguyên liệu gồm: + Lai hữu tính: Tạo ra vô số biến dị tổ hợp + Gây đột biến: Tạo ra các đột biến di truyền. + Công nghệ gen: Tạo ra ADN tái tổ hợp I. TẠO GIỐNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP - Tiến hành theo các bước: + Cho lai các dòng thuần chủng khác nhau và chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. + Từ cá thể có tổ hợp gen mong muốn cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần sẽ tạo ra các dòng (giống) thuần chủng. - Khi lai khác dòng thuần có thể tạo ra ưu thế lai, là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ. + Nguyên nhân ưu thế lai (giả thuyết siêu trội) : Do ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau nên con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp. + Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần. II. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN. - Quy trình các bước: (1) Xử lý mẫu bằng tác nhân đột biến; (2) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong Muốn; (3) Tạo dòng thuần chủng. - Tạo giống bằng gây đột biến được sử dụng trong tạo giống cây trồng hoặc tạo giống vi sinh vật mà ít sử dụng Cho động vật.