TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 1. Công nghệ tế bào thực vật: Bao gồm - Nuôi cấy mô, nuôi cấy tế bào: Tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen. - Lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần (là tế bào bị phá mất thành cellulose) cây lai mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau. - Nuôi cấy tế bào hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh tạo cây lưỡng bội đồng hợp về tất cả các cặp gen. 2. Công nghệ tế bào động vật: Bao gồm - Nhân bản vô tính: Quy trình được tóm tắt qua thành tựu nhân bản cừu Dolly - Cấy truyền phôi: Là kỹ thuật phân cắt phôi động vật thành nhiều phôi bào rồi cấy chúng vào tử cung của các con cái khác nhau để mang thai hộ. Cả 2 phương pháp trên tạo ra con vật có kiểu gen trong nhân giống nhau và giống với cá thể cho nhân. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ GEN - Sinh vật biến đổi gen được tạo ra bằng 3 cách: (1) đưa thêm một gen lạ vào hệ gen; (2) làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen; (3) loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. - Trong công nghệ gen, kĩ thuật chủ yếu là kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác. Quy trình các bước bao gồm (1) Tạo ADN tái tổ hợp: Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào, (restrictaza) cắt. Enzim ligaza gắn nối chúng lại thành ADN tái tổ hợp. + Thể truyền (còn gọi là vectơ). Thể truyền có thể là plasmit, virút (được biến đổi không gây độc) hoặc một số NST nhân tạo. Mỗi loại plasmit thường có nhiều bản sao. (2) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận bằng cách dùng xung điện hoặc muối CaCl2. (3) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp: Dựa vào sự có mặt và biểu hiện của gen đánh dấu để chọn lọc các dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp - Thành tựu: Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông; gen tổng hợp protein người vào cừu; lúa gạo vàng; gen tổng hợp tơ nhện vào dê..