Tản văn là gì? Tản văn là một trong các thể loại văn học. Theo sự phát triển của văn học, ý nghĩa và phạm vi của tản văn ngày càng biến đổi không ngừng. Tản văn hiện đại ngoài các tác phẩm thể loại văn học như thơ, ca, kịch, tiểu thuyết.. còn bao gồm các thể loại khác như tạp văn, tiểu phẩm, tùy bút, truyền kí, du (lịch) kí, những chuyện kể tai nghe mắt thấy, hồi ký, báo cáo văn học v. V.. Gọi là "tản văn" vì thể loại này có hình thức đa dạng, đề tài rộng rãi, phong phú, không bị sự hạn chế của thời gian và không gian. Cách viết không câu nệ, có thể trần thuật lại diễn biến sự việc, cũng có thể miêu tả hình tượng nhân vật, có thể mượn vật gửi gắm tình cảm, phát biểu quan điểm; hơn nữa tác giả còn có thể dựa vào nội dung cần viết mà tự do điều chỉnh, biến hóa tùy ý. Những đặc điểm của tản văn: Mang ý nghĩa sâu sắc thâm thúy, giàu tính trữ tình, cảm xúc chân thành.. Ngôn từ đẹp đẽ, lời lẽ cô đọng, súc tích.. Thể hiện cảm nhận của tác giả về cuộc sống xung quanh.. Dựa vào nội dung và tính chất của tản văn, có thể phân ra mấy loại sau: Kể chuyện, tự sự Trữ tình Tả cảnh Triết lý Trung Quốc gọi tản văn là để phân biệt với vận văn và biên văn. Những bài viết không phải thơ, từ, ca, phú, khúc.. thì đều gọi là tản văn. Nhưng ngày nay, tản văn mọi người ưa đọc, ưa viết có phạm vi hẹp hơn nhiều, thông thường chỉ loại mỹ văn, tiếng Trung Quốc gọi là "nhứ ngữ tản văn" (tản văn thủ thỉ tâm tình).. Từ lâu, thể loại tạp bút, tạp văn, tản văn.. đã được nhiều nhà văn viết, đưa in trên các báo. Đầu tiên vì độ dài của một tạp văn tương đối nên rất tiện cho các báo xếp trang. Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng: "Tản mạn khó viết hay không là tùy người. Nhưng tản mạn là gì? Thì tôi nói nó có thể viết gì cũng được. Và viết kiểu nào cũng được". Vì theo nhà thơ họ Đỗ, tản văn không câu nệ hình thức cũng như đề tài nên không trói buộc người viết. Tuy vậy không có nghĩa là tản văn thấp kém hơn các thể loại khác..
Bản thân tôi thấy bài viết của bạn rất có giá trị. Để viết hay thì trước tiên người viết cũng nên biết mình đang viết gì, thể loại nào để biết là mình sẽ viết gì và làm gì với tác phẩm của mình. Những người đọc cũng biết là họ đang đọc thể loại gì để nếu có góp ý nhận xét thì dó cũng là những góp ý mang tính chân thành, xây dựng và sát với tác phẩm của người viết nhất.