Tâm lý học tội phạm tập 1 - Stanton e. Samenow

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Nguyentrang005, 25 Tháng hai 2022.

  1. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    Tác phẩm: TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM tập 1

    Tác giả: STANTON E. SAMENOW

    Nguồn: Z-Library

    [​IMG]

    LỜI GIỚI THIỆU

    Trong nhiều thập kỷ qua, những hiểu biết thông thường phổ biến về hoạt động phạm tội đã coi kẻ phạm tội là nạn nhân của những tác động mà người đó gần như không thể nào kiểm soát được. Hầu như mọi nguyên nhân đều dẫn đến hành vi phạm tội đều do sự gián tiếp xã hội mà họ đang sống. Hành vi là sản phẩm của tư duy và do đó, bất cứ ai làm việc với người tội phạm đều phải có trách nhiệm hiểu được cách thức tư duy của người đó.

    Ấn bản đầu tiên của cuốn sách Tâm Lý Học Tội Phạm được xuất bản năm 1984 và ấn bản thứ hai xuất bản năm 2004. Sau một thập kỷ, hiện đã đến lúc bổ sung thêm các thông tin cho cuốn sách này. Trong ấn bản này bạn sẽ hiểu chi tiết về các quá trình tư duy và chiến thuật phổ biến đối với những kẻ phạm tội bất kể lý lịch hay tội ác của chúng.

    Bất kể những tổn thương về thể xác, tình cảm hay tổn thất về vật chất có lớn đến đâu kẻ phạm tội đều tin hắn ta là người tốt. Những cảm xúc ủy mị và sự tàn bạo dã man luôn tồn tại song song cùng một cơ thể. Một tội phạm hung bạo chia sẻ: "Tôi có thể thay đổi từ trạng thái khóc lóc thành lạnh lùng và ngược lại". Điều quan trọng là phải hiểu được cách thức một tội phạm củng cố quan điểm tốt đẹp về bản thân đến đâu khiến hắn ta làm một việc tử tế cho ai đó nhưng ngay ssau đó lại làm hại người đó. Quan điểm của tội phạm cho rằng bản thân là một người tử tế gây ra một rào cản lớn để thay đổi.

    Ấn bản này giúp độc giả có cái nhìn sâu hơn về thế giới tội phạm bao gồm cách thức hoạt động của băng đảng trong các nhà tù, trong đó những thủ lĩnh của chúng không chỉ có tiềm ảnh hưởng rộng lớn bên trong nhà tù mà còn cả bên ngoài cơ sở cải huấn.

    Theo dõi mình để đợi ra tập 2 nhan, mình sẽ ra sớm thôi~

    Này full rồi nhé. Ủng hộ mình nhấn like và theo dõi nhá!
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    MỞ ĐẦU

    A. LOẠI BỎ RÀO CẢN VỚI HOẠT ĐỘNG NẮM BẮT TƯ DUY TỘI PHẠM

    Bấm để xem
    Đóng lại
    M ục đích chính của cuốn sách này là nhằm giúp bạn hiểu được tư duy tội phạm Chương "Cha mẹ không hề biến con cái thành tội phạm" giới thiệu các phương thức tư duy và chiến thuật của những cá nhân ngày càng vô trách nhiệm và thực hiện các hoạt động phạm tội trước khi đến tuổi vị thành niên. Các chương sau bộc lộ các phương thức tư duy ở người trưởng thành khi chúng trở thành thói quen và gây ra tổn thương lớn cho người khác. Nguy cơ phát triển "căn bệnh của sinh viên y khoa" luôn tồn tại, trong đó bạn bắt đầu nghĩ rằng, "Chồng tôi làm một số việc này. Con trai tôi cũng làm như vậy. Và tôi nghĩ một số điều này cũng áp dụng cho tôi". Bạn có thể bắt đầu nhìn thấy tội phạm ở khắp mọi nơi.

    Hãy nhớ rằng, hầu hết các mặt của tính cách luôn có sự chuyển biến không ngừng. Ví dụ như đối với sự lo lắng. Một người cảm thấy lo lắng khi dự đoán kết quả xét nghiệm y tế chẩn đoán là điều bình thường. Ở một khía cạnh khác, một người có thể không hoạt động bình thường vì lo lắng đến mức anh ta chỉ ở trong nhà và sợ đi ra ngoài. Chỉ cần cân nhắc việc đi đến cửa hàng tạp hóa cũng có thể gây ra một cơn hoảng loạn toàn diện.

    Để hiểu được cấu tạo tinh thần của những cá nhân có tính cách tội phạm thì việc nắm được khái niệm về sự liên tục cũng là điều cần thiết. Nói dối là một trường hợp điển hình. Gần như tất cả chúng ta đều nói dối. Một đứa trẻ hai tuổi làm đổ ly sữa và chỉ vào con mèo để bảo con mèo là thủ phạm. Bạn của bạn hỏi bạn có thích kiểu tóc mới của cô ấy không và để tránh làm tổn thương cảm xúc của cô ấy, bạn tuyên bố nó tuyệt đẹp mặc dù bạn cho rằng nó không phù hợp với cô ấy. Quá mệt mỏi và muốn có một ngày nghỉ, bạn gọi điện đến nơi làm việc để xin nghỉ ốm mặc dù bạn không thực sự ốm.

    Bạn đảm bảo với con mình rằng thuốc sẽ không có vị khó chịu để thuyết phục con uống thuốc mặc dù bạn biết nó rất đắng. Nhưng có một sự khác biệt đáng kể giữa một người nói dối vô hại để tránh xấu hổ hoặc làm tổn thương ai đó, và một người nói dối giống như một lối sống. Tội phạm nói dối để che giấu dấu vết (anh ta có rất nhiều thứ cần che giấu) và thoát khỏi sự bế tắc anh ta đã tạo ra cho chính bản thân. Anh ta nói dối nhằm bảo vệ quan điểm bản thân đặc biệt và mạnh mẽ, một sự tự nhận thức về bản thân được củng cố mỗi lần anh ta lừa dối người khác thành công. Trong các chương sau sẽ trình bày chi tiết hơn về hành vi nói dối kinh niên của tội phạm.

    Hãy cân nhắc bỏ qua những cảm xúc của người khác. Đôi khi chúng ta gây ra đau khổ cho người khác khi quyết tâm theo đuổi những gì chúng ta mong muốn. Chúng ta có thể cắt ngang cuộc trò chuyện của ai đó hoặc vô tình coi thường tầm quan trọng trong thành tích gần đây của một người bằng lời phát biểu tùy tiện. Nhưng khi nhận ra những gì mình đã làm, chúng ta sẽ hối hận về những tổn hại đã gây ra. Ngược lại, tội phạm rất cương quyết. Khi theo đuổi một mục tiêu, chúng không để ý đến các tác động xung quanh từ hành vi của bản thân.

    Chúng coi người khác như những con tốt có thể thao túng. Chúng có thể sử dụng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Một phạm nhân nghiêm túc đưa ra nhận xét với cán bộ quản chế của mình, "Sự đồng cảm này; vậy có gì trong đó là dành cho tôi?"

    Khái niệm về sự liên tục cũng áp dụng cho sự tức giận. Một số người thường thể hiện sự vui vẻ và ít khi nổi nóng. Họ duy trì sự bình tĩnh ngay cả khi đối mặt với những thách thức và thất vọng to lớn. Ở một thái cực khác, tội phạm sẽ âm ỉ tức giận trong suốt cuộc đời mình. Khi mọi người không thực hiện được những kỳ vọng không thực tế của anh ta, anh ta sẽ phản ứng như thể toàn bộ sự tự nhận thức về bản thân đang bị đe dọa. Trong suốt cuộc đời, anh ta tức giận vì mọi người không làm theo những gì anh ta muốn và anh ta không thể kiểm soát họ.

    Bộ môn tâm lý học và xã hội học từ lâu đã đưa ra quan điểm tội phạm về cơ bản giống như mọi người khác, nhưng trở nên gây hại cho người khác vì người đó bị tổn thương hoặc bị cản trở trong việc thực hiện nguyện vọng của mình. Một thiếu niên "rơi" nhầm vào một nhóm người và gia nhập một băng đảng nào đó vì anh ta chưa bao giờ có một cuộc sống gia đình tốt đẹp. Hoặc một kẻ buôn ma túy bắt đầu công việc này vì những kỹ năng của anh ta chỉ đủ để làm những công việc với mức lương tối thiểu. Do đó, cả hai đều bị coi là những người chịu tác động của những yếu tố bên ngoài mà họ không thể kiểm soát, bất chấp thực tế rằng, hầu hết thanh niên xuất thân từ các gia đình xảy ra lục đục lại không tham gia các băng nhóm, và việc thiếu giáo dục và kỹ năng làm việc của kẻ buôn ma túy là một sự thất bại mang tính cá nhân chứ không thuộc về xã hội. Trong nhiều phạm vi khác nhau, tội phạm được coi là nạn nhân chứ không phải thủ phạm.

    Những người theo quan điểm này thậm chí còn khẳng định rằng theo một nghĩa nào đó, tất cả chúng ta đều là "tội phạm" bởi vì chúng ta đều nói dối, ham muốn và khuất phục trước sự cám dỗ. Nhưng thật vô lý nếu đánh đồng lời nói dối nhỏ nhặt hiếm hoi của người có trách nhiệm với hàng tá những lời nói dối của tội phạm. Một điều cũng vô lý không kém là đánh đồng việc đứa trẻ ăn cắp một món đồ chơi nhỏ với việc kẻ phạm tội ăn cắp mọi thứ mà không được làm sáng tỏ. Việc cho rằng tội phạm muốn những gì mà người có trách nhiệm muốn, rằng anh ta cũng coi trọng những thứ mà người có trách nhiệm coi trọng là một điều sai lầm.

    Cả hai đều có thể mong muốn sự giàu có, nhưng chỉ có một người làm việc kiên trì và trung thực để đạt được nó. Tội phạm tin rằng anh ta có quyền sở hữu nó bằng mọi cách, không quan tâm đến việc ai bị tổn thương và sau đó anh ta muốn sở hữu nhiều hơn nữa. Cả hai đều có thể mong muốn một cuộc sống gia đình, nhưng người có trách nhiệm biết cho đi và nhận lại, biết thể hiện sự chu đáo và quan tâm mà điều đó đòi hỏi. Trong khi đó, tội phạm thường nói lời đãi bôi trước những công việc nặng nhọc, sự liêm chính và trách nhiệm, nhưng hành động lại chứng tỏ điều ngược lại với những quan niệm này.

    Khi thảo luận về các phương thức tư duy và chiến thuật của tội phạm, cần phải tránh phân chia mọi người thành thiện hay ác một cách đơn giản. Trong một cuộc phỏng vấn công khai đăng trên tạp chí Playboy số tháng 11 năm 1976, cựu Tổng thống Jimmy Carter đã tuyên bố: "Tôi cố gắng không phạm tội có chủ ý.. Tôi đã ngoại tình tư tưởng nhiều lần". Giống như Tổng thống Carter, chúng ta thường có suy nghĩ rằng, nếu hành động, điều đó sẽ gây tổn hại cho người khác hoặc chính chúng ta. Những suy nghĩ tội lỗi (thuật ngữ của Tổng thống Carter) sẽ lướt qua tâm trí, và chúng ta sẽ dễ dàng và nhanh chóng gạt chúng sang một bên. Chúng biến mất và không tái diễn nữa. Nhưng chúng ta có thể phải đấu tranh với những suy nghĩ khác bởi vì chúng lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, gần như chắc chắn là chúng ta không nuôi dưỡng những ý nghĩ phạm các tội nghiêm trọng như cướp của, gây hỏa hoạn, hiếp dâm hoặc giết người.

    Tội phạm thường phản ứng với những thất bại và nỗi thất vọng hàng ngày theo những cách khác hẳn với những người bình thường. Một người lái xe ô tô cắt ngang qua đầu xe chúng tôi trên đường cao tốc. Hầu hết mọi người đều bỏ qua và tiếp tục hành trình của mình. Tuy nhiên, người có tư duy tội phạm có thể truy đuổi người lái xe vi phạm, biến mâu thuẫn đó trở thành cơn thịnh nộ dữ dội trên đường. Khi bị nhân viên trong cửa hàng đối xử thô lỗ, hầu hết mọi người chỉ đơn giản là phớt lờ hành vi xấu đó. Tuy nhiên, người có tư duy tội phạm có thể lao vào lăng mạ tục tĩu và thậm chí đánh người. Để đối phó với bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, chúng ta cần suy nghĩ và đưa ra những lựa chọn quan trọng về việc cần phải làm với những suy nghĩ đó. Người chịu trách nhiệm sẽ nghĩ đến hậu quả và lương tâm của mình. Do đó, anh ta làm những gì mà Tổng thống Carter đã nói - anh ta cố gắng "không phạm tội có chủ ý".

    Nếu ai đó tin vào số liệu thống kê thì gần một nửa số cuộc hôn nhân ở Mỹ rơi vào bế tắc, dẫn đến ly thân và ly hôn. Có nhiều cách phản hồi khác nhau về vấn đề hôn nhân. Nếu một người ngoại tình, những người khác ngoài vợ hoặc chồng và con cái của người đó có thể bị gài bẫy, bao gồm cả đại gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp và bạn bè. Nói dối và sống cuộc sống hai mặt là nét đặc trưng của sự không chung thủy cũng có mức độ tương tự với hành vi của tội phạm. Tuy nhiên, trong các khía cạnh khác của cuộc sống, người có hành vi ngoại tình có thể là người trung thực, thấu cảm và có trách nhiệm.

    Bạn có thể tranh luận rằng, hoạt động tội phạm chỉ mang tính chất tương đối. Những gì cấu thành tội phạm ngày hôm nay có thể không cấu thành nên tội phạm vào ngày mai nếu luật thay đổi. Trường hợp này xảy ra khi Lệnh cấm được bãi bỏ. Một số hành vi có thể gây tổn hại nghiêm trọng nhưng không phạm pháp. Có những cá nhân bị coi là "tội phạm," theo cách sử dụng thuật ngữ này của tôi, bất kể luật pháp gì. Hãy xem lời tuyên bố của một kẻ hiếp dâm: "Nếu hiện nay hiếp dâm được hợp pháp hóa, tôi sẽ không hiếp dâm. Nhưng tôi sẽ làm một cái gì đó khác đi". Đối với người này và những người khác như anh ta, làm bất cứ điều gì bị cấm là chìa khóa thể hiện hình ảnh bản thân.

    Ngoài ra còn có "tội phạm không thể bắt giữ" và có thể bạn sẽ biết một số người. Đây là những người cực kỳ tự cao tự đại, luôn luôn nói dối, phản bội lòng tin, xây dựng bản thân bằng cách vùi dập người khác, cố gắng kiểm soát người khác, phớt lờ các nghĩa vụ cá nhân và tài chính và đổ lỗi cho người khác vì những hành vi sai trái. Họ có thể không thực hiện các hành vi có thể bị bắt (hoặc đủ khôn khéo để không bị bắt) nhưng lại rất nhẫn tâm phá hoại gia đình, đồng nghiệp và bất kỳ ai khác họ thường xuyên liên hệ.

    Khi bạn thâm nhập vào tâm trí của tội phạm, cần phải nhớ rằng, các phương thức tư duy và chiến thuật được mô tả tồn tại ở một mức độ nào đó. Trong quá trình thực hiện phỏng vấn tội phạm suốt 44 năm, tôi đã gặp hàng trăm trường hợp có thể chọn ra khi viết cuốn sách này. Tôi muốn chọn những người cả nam và nữ ở mức độ cao nhất của việc liên tục phạm tội làm ví dụ. Khi bạn hiểu được biểu hiện cực đoan của một hình thức, bạn sẽ dễ dàng nhận ra khi nó ở trạng thái ít cực đoan hơn.

    Nếu một người đàn ông, phụ nữ hoặc trẻ em thể hiện sự cực đoan ở mọi đặc điểm mà tôi mô tả - tự cao tự đại, kiểm soát, không trung thực, vô trách nhiệm và nhẫn tâm - thì tổng thể sẽ ở mức độ lớn hơn so với từng khía cạnh gộp lại. Kết quả là một người có cái nhìn hoàn toàn khác về bản thân và thế giới so với một người sống có trách nhiệm. Nói cách khác, cá nhân đó có tính cách tội phạm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng hai 2022
  4. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    1. THẤT BẠI TRONG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỘI PHẠM

    Bấm để xem
    Đóng lại
    K hi bắt đầu công việc của một nhà tâm lý học nghiên cứu lâm sàng, tôi tin rằng mọi người trở thành tội phạm phần lớn là do các yếu tố bên ngoài bản thân họ tác động. Tôi chủ yếu coi tội phạm như những nạn nhân. Khi làm việc với người thầy của mình, Tiến sĩ Yochelson, chúng tôi nhận ra quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Chúng tôi ngày càng nghi ngờ những câu chuyện tự thỏa mãn bản thân, trong đó tội phạm biện minh cho những gì chúng đã làm bằng cách đổ lỗi cho người khác. Khi tiến hành kiểm nghiệm những lời khai của chúng và phỏng vấn những người biết rõ về chúng, chúng càng sẵn sàng hơn. Chúng tôi đã chỉnh sửa một số quan niệm, loại bỏ hoàn toàn những quan niệm khác và khám phá các chủ đề mới. Những bằng chứng mà chúng tôi đã tích lũy được sau hàng nghìn giờ phỏng vấn những tên tội phạm thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau đã buộc chúng tôi phải đưa những "con bò lý thuyết thiêng liêng" của mình ra đồng cỏ và giết thịt chúng. Chúng tôi tự gọi mình là "những người cải đạo bất đắc dĩ" bởi vì chúng tôi quá do dự khi từ bỏ những học thuyết, niềm tin và những gì chúng tôi học được trong khóa đào tạo chuyên môn về lý do tại sao mọi người lại trở thành tội phạm. Khi chúng tôi không còn coi tội phạm là nạn nhân, một không gian mới đã mở ra. Khi ấy, chúng tôi không còn bị ràng buộc bởi những câu hỏi "tại sao và có thể tập trung tìm hiểu sâu hơn về cách thức tư duy của tội phạm".

    Chúng tôi áp dụng cách tiếp cận "vết xước trên bàn". Bạn không cần phải biết tại sao chiếc bàn bị xước. Thay vì lo lắng về việc nó bị hư hại như thế nào, bạn cần kiểm tra chiếc bàn để xác định nó được làm bằng gì và đánh giá tình trạng xem có thể sửa chữa được hay không. Tên tội phạm đã đưa ra quyết định bằng cách nào? Kỳ vọng của anh ta về bản thân và những người khác là gì? Làm thế nào mà anh ta có thể cầu nguyện trong nhà thờ lúc 10 giờ nhưng hai giờ sau đó lại tiến hành khủng bố một chủ nhà khi đột nhập? Hành vi là sản phẩm của tư duy. Và sau nhiều nỗ lực, chúng tôi đã đặt nền móng cho phương pháp giúp người phạm tội thay đổi suy nghĩ và hành vi bằng cách tập trung vào các phương thức tư duy thay vì nguyên nhân.

    Việc tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội chưa có hồi kết và

    Phần nào có thể so sánh với nỗ lực của các nhà khoa học đang tìm hiểu nguyên nhân của bệnh ung thư. Nếu chúng ta phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến thất bại và hoảng sợ, thì bất kể tai họa là gì cũng đều có thể loại trừ. Không giống như ung thư, chúng ta không nên kỳ vọng có thể tìm ra cách chữa trị ngay cả khi xác định được "nguyên nhân gốc rễ" của tội phạm. Thay vì vạch ra các chiến lược hiệu quả để đối phó với tội phạm, việc tập trung tìm kiếm nguyên nhân đã làm xao nhãng việc tìm hiểu những kẻ phạm tội thực sự là người như thế nào.

    Một quan điểm đã tồn tại trong hơn một thế kỷ qua cho rằng tội phạm là nạn nhân của các yếu tố xã hội học, tâm lý học hoặc sinh học mà họ gần như không thể hoặc không kiểm soát được. Một số nhà xã hội học cho rằng, tội phạm là một sự phản ứng có thể lý giải nhằm thích nghi và thậm chí là bình thường trước hoàn cảnh nghèo đói khắc nghiệt đã tước đi cơ hội và hy vọng của con người. Họ cũng chỉ ra cuộc sống căng thẳng và đầy cạnh tranh ở vùng ngoại ô cũng góp phần tạo nên tội phạm. Một số người quy kết tội phạm là do những giá trị trong xã hội bị đặt nhầm chỗ khiến công dân xa lánh cộng đồng, nơi làm việc và chính quyền. Các nhà tâm lý học nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm ban đầu trong gia đình và chỉ ra những khiếm khuyết của cha mẹ là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Giả thuyết này được đưa ra vào thế kỷ 19 và cho rằng tội phạm mắc chứng "rối loạn nhân cách chống đối xã hội" từ khi sinh ra. Hiện tại ở thế kỷ 21, các nhà khoa học đang quay trở lại với ý tưởng đó khi các phát hiện nghiên cứu chỉ ra cơ sở sinh học cho hành vi phạm tội.

    Trong vở nhạc kịch West Side Story (tạm dịch: Câu chuyện phía Tây) năm 1957, Stephen Sondheim đã nhại lại những suy nghĩ hiện tại về nguyên nhân trẻ vị thành niên phạm pháp trong bài hát Gee, Officer Krupke. Trong bài hát đó, những kẻ phạm pháp đã bị hiểu lầm chứ không phải là không có gì tốt đẹp. Họ mắc phải một "căn bệnh xã hội" và xã hội đã "chơi một vố đau đớn". Lời bài hát này thể hiện quan điểm rằng tội ác của họ là triệu chứng của bệnh lý tâm thần sâu sắc hoặc thiếu thốn điều kiện kinh tế xã hội. Trong một bài báo năm 1964, nhà tâm lý học nổi tiếng O. Hobart Moorer đã đặt câu hỏi liệu phân tâm học có thực sự khuyến khích "bệnh xã hội" (hiện nay chính thức được gọi là "rối loạn nhân cách chống xã hội") bằng cách đưa ra thêm lý do cho tội phạm hay không. Ông đưa ra vấn đề này trong một bài ca dân gian về tâm thần như sau:

    Lúc ba tuổi, tôi không chắc về những cảm nhận với anh em của mình và thế là tự nhiên tôi đầu độc tất cả những người yêu thương tôi Và bây giờ tôi cảm thấy hạnh phúc khi học được bài học từ điều đó: Rằng mọi thứ tôi làm sai đều là lỗi của người khác.

    Hoạt động tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm bị châm biếm trong những năm 1950 và 1960 vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Các tiêu đề mới xuất hiện trên các tạp chí hay các phương tiện truyền thông mỗi ngày đều chỉ ra một nguyên nhân khác bị cáo buộc gây ra tội phạm:

    * Thanh niên bất mãn đồng cảm với Kẻ bỉ ổi? Hội chứng nô lệ gây ra trong Boy's Death Trò chơi bạo lực gây ra Bạo lực

    * Sự liên quan giữa tức giận bộc phát với tổn thương trên cơ thể

    + Rối loạn giấc ngủ có thể tạo tiền đề dẫn đến hung hăng

    * Sự liên quan giữa soda với các vấn đề hành vi ở trẻ nhỏ?

    * Tội phạm đang già hóa ở Nhật Bản.. Cô đơn chính là thủ phạm

    + Kẹo gây ra bạo lực khi trưởng thành

    * Tội phạm bạo lực và cholesterol​

    Nhiệm vụ xác định nguyên nhân của tội phạm trong môi trường vẫn còn đó. Tờ St. Louis PostDispatch số ra ngày 10 tháng 6 năm 2008, viết rằng, "Tội phạm có thể đã giảm trong những năm 1990 vì chì đã được loại bỏ khỏi xăng 20 năm trước đó". Trên tờ USA Today, một bài báo số ra ngày 17 tháng 7 năm 2009 có tiêu đề "10 tên em bé xấu nhất". Và một bài báo trên Science Neos ngày 2 tháng 8 năm 2013 đã trích dẫn những thay đổi trong biến đổi khí hậu có liên quan chặt chẽ đến các hành vi bạo lực trên toàn cầu.

    Mặc dù có vô số khía cạnh thuộc về môi trường được xác định khiến con người có hành vi phạm tội, nhưng một trong những khía cạnh tiếp tục thu hút sự chú ý của công chúng là mối liên hệ được viện dẫn giữa sự tiếp xúc với bạo lực trong giải trí và hành vi bạo lực. Mối liên kết này không phải là mới. Bốn mươi hai năm trước, trong cuốn sách Seduction of the Innocent (tạm dịch: Sự quyến rũ của kẻ ngây thơ), Frederic Wertham đã mô tả truyện tranh như là "cuốn sách vỡ lòng cho tội phạm". Phim bạo lực, chương trình truyền hình bạo lực và trò chơi điện tử bạo lực đều có liên quan đến hành vi bạo lực. Các nhà phê bình truyền thông đã đề nghị chỉnh sửa nội dung tờ báo để tránh tạo động lực cho việc thực hiện hành vi "bắt chước những vụ giết người".

    Hàng triệu người xem hành động bạo lực trong các bộ phim và chương trình truyền hình. Trong hơn 50 năm qua, khán giả yêu thích những bộ phim về James Bond đã bão hòa với bạo lực. Hàng triệu trẻ em và người lớn chơi những trò chơi điện tử bạo lực. Những người có trách nhiệm không bị biến thành kẻ giết người bởi vì những gì họ xem hoặc chơi chỉ nhằm giải trí.

    Số liệu thống kê chỉ ra rằng, tội phạm bạo lực ở thanh thiếu niên đã giảm khi doanh số trò chơi điện tử tăng vọt. Tạp chí Harvard Mental Health Letter vào tháng 10 năm 2010 trích dẫn nghiên cứu chỉ ra rằng "việc sử dụng các trò chơi điện tử bạo lực có thể là một phần của sự phát triển bình thường, đặc biệt là ở các bé trai - và cũng là một cách giải trí hợp pháp". Và khi Tòa án Tối cao ra phán quyết vào tháng 6 năm 2011 rằng các trò chơi điện tử cần có sự bảo vệ của quyền tự do ngôn luận, Tòa cũng lưu ý, nghiên cứu tâm lý về trò chơi điện tử bạo lực vẫn có những thiếu sót về phương pháp luận.

    Bắt chước hành vi phạm tội đã thực sự xảy ra. Ngày 25 tháng 1 năm 2014, một người đàn ông giết chết hai người và làm bị thương một người khác tại một trung tâm mua sắm ở Columbia, Maryland. Tờ Baltimore Sun đưa tin, "trận giết chóc" được "lấy cảm hứng từ vụ xả súng ở trường trung học Columbine năm 1999" ở Colorado. Kẻ xả súng đã chờ đến chính xác thời điểm diễn ra vụ thảm sát ở Columbine để nổ súng. Hắn ta bắt chước một trong những kẻ giết người ở Columbine đặt súng vào miệng và bóp cò. Vụ xả súng khét tiếng ở Colorado vẫn còn lưu lại trong tâm trí hàng triệu người. Điều này cũng xảy ra với các vụ xả súng hàng loạt sau đó tại rạp chiếu phim Aurora, Colorado; tại Trường Tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut; và tại Navy Yard ở Washington, DC. Hàng triệu người biết về những sự kiện khủng khiếp này thông qua các phương tiện truyền thông sẽ không bao giờ nghĩ đến việc bắt chước những tội ác như vậy. Điều quan trọng không phải là những gì trên phim ảnh hay màn hình ti vi, trên báo chí hay trong trò chơi điện tử, mà là cấu tạo tâm lý của những người xem các chương trình truyền hình, xem phim, hoặc chơi các trò chơi đó.

    Trong giới khoa học, các cuộc thảo luận về nguyên nhân của tội phạm ngày càng phức tạp hơn, trong đó hiếm có một yếu tố cụ thể nào được coi là "nguyên nhân" của tội phạm. Thay vào đó, các nhà khoa học xã hội đưa mọi thứ vào thành một mớ hỗn độn và đề cập đến "các yếu tố nguy cơ" và tội phạm như là một hiện tượng "xã hội - tâm lý - sinh học".

    Tại sao lại có sự tập trung liên tục vào nguyên nhân của tội phạm? Kevin Dowling, nhà điều tra tội phạm và thành viên của cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ, đưa ra bình luận về quan điểm thiếu độ tin cậy khi cho rằng các chu kỳ của mặt trăng gây ra "tác động có thể định lượng được" đối với tỷ lệ bạo lực gia đình. Ông giải thích rằng quan niệm như vậy xuất phát từ nhu cầu sâu xa của con người cần phải tìm kiếm các phương thức có thể nhận biết được trong trải nghiệm của chúng ta và kiểm soát mọi thứ trong một thế giới hỗn loạn khác. Nói cách khác, nếu nghĩ rằng bản thân biết nguyên nhân của những rắc rối, chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn ngay cả khi chúng ta không thể tác động nhiều đến nó.

    Không có yếu tố đơn lẻ hoặc bộ điều kiện nào giải thích đầy đủ nguyên nhân của hành vi phạm tội. Trong cuốn sách về hành vi phạm pháp ở lứa tuổi vị thành niên, nhà xã hội học Robert Morrison MacIver tuyên bố: "Việc hỏi tại sao hành vi phạm pháp lại xảy ra cũng giống như hỏi tại sao bản chất con người là như vậy". Câu nói này được đưa ra năm 1966 và được áp dụng nhiều ngày nay. Mặc dù lĩnh vực "tội phạm thần kinh" đang nổi lên có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của tội phạm, nhưng có lẽ chúng ta vẫn chưa thể giải thích đầy đủ về nguyên nhân như những thập kỷ trước.
     
  5. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    Môi trường không gây ra tội phạm



    Bấm để xem
    Đóng lại
    T uyên bố sớm nhất thể hiện mối liên hệ nhân quả giữa nghèo đói và tội phạm được cho là của hoàng đế La Mã và nhà triết học Marcus Aurelius (121- 180), khi cho rằng, "Nghèo đói là mẹ đẻ của tội ác". Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Ramsey Clark tuyên bố, "Nghèo đói là nguồn gốc của tội ác". Trong lời nhận xét đưa ra ngày 18 tháng 9 năm 1968 trước Ủy ban Quốc gia về Nguyên nhân và Phòng chống bạo lực, ông Clark đã mở rộng danh sách các nguyên nhân gây ra tội phạm, với lý do "có mối liên hệ rõ ràng giữa tội phạm và nghèo đói, bệnh tật, nhà nghèo nàn, thiếu cơ hội, phân biệt đối xử, bất bình đẳng, sự tuyệt vọng". Ông khẳng định: "Nước Mỹ cần phải được khuyến khích để hiểu về bản chất và nguyên nhân của tội phạm.. và mạnh dạn giải quyết chúng". Tiếp sau đó là hàng loạt các chương trình của chính phủ giúp nâng cao cơ hội cho những người phải chịu đựng những điều kiện tồi tệ mà ông Clark mô tả. Chắc chắn nhiều người đã được hưởng lợi từ những nỗ lực đó và cải thiện đáng kể cuộc sống. Tuy nhiên, tội phạm vẫn là một vấn đề nan giải trong xã hội và quan niệm nghèo đói gây ra tội ác vẫn còn đó.

    Tội phạm không giới hạn ở một nhóm kinh tế, dân tộc, chủng tộc hoặc bất kỳ nhóm nhân khẩu học cụ thể nào. Hầu hết những người nghèo không phải là tội phạm, trong khi nhiều người giàu có lại như vậy. Theo thống kê của Bộ Tư pháp từ năm 2010, hành vi trộm cắp của sinh viên xuất thân từ các hộ gia đình có thu nhập từ 75.000 đô la trở lên gấp gần ba lần tỷ lệ trộm cắp của sinh viên ở các hộ gia đình có thu nhập dưới 15.000 đô la. Cái gọi là tội phạm cổ cồn trắng không phải là mới. Chúng bắt đầu nhận được sự chú ý rộng rãi của giới truyền thông vào cuối thế kỷ XX và tiếp tục cho đến ngày nay. Mặc dù các vụ án giật gân nhận được sự quan tâm nhiều nhất, nhưng xã hội của chúng ta từ lâu đã có những kẻ tham ô và lừa đảo luôn săn đuổi những công dân dễ bị tổn thương, bao gồm cả gia đình của họ. Họ hành xử như vậy không phải vì họ nghèo hoặc thiếu cơ hội, mà vì tin rằng họ là độc nhất và có thể bỏ qua các quy tắc áp dụng cho người khác.

    Tuy nhiên, quan niệm thông thường coi nghèo đói như một nguyên nhân gây ra tội phạm đã tồn tại trong những năm 1950, 1960, 1970, 1980 và hiện vẫn còn đó. Năm 2005, Đại hội đồng Liên hợp quốc trích dẫn "bẫy tội phạm và nghèo đói" là một trong những nguyên nhân dễ tác động đến một số khu vực nhất định trên thế giới. Và trong một ấn phẩm năm 2006, Joseph Donnermeyer và các đồng nghiệp chỉ ra rằng "sự vô tổ chức xã hội" tạo điều kiện cho tội phạm diễn ra ở cả khu vực nông thôn và thành thị.

    Trưởng thành trong những điều kiện giàu có cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tội phạm.

    Ngày 15 tháng 6 năm 2013, một thiếu niên tại bang Texas đã giết chết bốn người đi bộ khi lái xe trong tình trạng say rượu. Luật sư của cậu ta nói với thẩm phán rằng anh ta bị mắc chứng "affluenza" (tình trạng không bao giờ thấy thỏa mãn của những người giàu có). Luật sư giải thích rằng cha mẹ giàu có và buông thả của cậu ta quá bận tâm đến những vấn đề của riêng mình nên đã không đặt ra giới hạn cho con trai. Do đó, cậu thiếu niên không hiểu được việc gây ra những hành vi sai trái sẽ phải gánh chịu hậu quả. Tất nhiên, "affluenza" không được coi là chẩn đoán tâm lý hợp pháp và đã bị phản đối kịch liệt ở nhiều khu vực như là "một triệu chứng tâm lý vô nghĩa". Tuy nhiên, hoạt động bào chữa vẫn có tác dụng giúp cậu thanh niên này không phải ngồi tù nhưng phải chịu mười năm án treo.

    Trong suốt hai thập kỷ qua đã có một sự thay đổi nhỏ từ tìm hiểu "nguyên nhân gốc rễ" của tội phạm sang xác định cái gọi là các yếu tố nguy cơ. Với tư cách là chuyên gia chương trình khoa học xã hội của Bộ Tư pháp Mỹ, Michael Shader, người đã dành nhiều thời gian và công sức để cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của hành vi phạm pháp lưu ý rằng, sau nhiều nỗ lực, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận "không có con đường đơn lẻ nào dẫn đến phạm pháp". Thay vào đó, họ đang áp dụng những gì được coi là mô hình thành công cho у học vào lĩnh vực tội phạm, trong đó xác định rõ các yếu tố khiến mọi người có nguy cơ phát triển các bệnh như ung thư hoặc tim mạch.

    Năm 2011, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố danh sách "Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên", trong đó trích dẫn 11 "yếu tố nguy cơ cá nhân", 8 "yếu tố nguy cơ gia đình", 6 "yếu t nguy cơ xã hội/bạn bè", và 6 "yếu tố nguy cơ cộng đồng". CDC cảnh báo, "Các yếu tố nguy cơ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực thanh thiếu niên". Trong danh sách tổng hợp 31 yếu tố nguy cơ, CDC xác định hầu hết mọi nghịch cảnh xã hội hoặc gia đình mà người ta có thể nghĩ đến. Một số "yếu tố" xác định các điều kiện trong cuộc sống mà một người không kiểm soát được, chẳng hạn như "lạm dụng chất kích thích của cha mẹ" hoặc "tập trung đông người dân nghèo". Một số yếu tố nguy cơ đáng lẽ không nên được coi là "yếu tố nguy cơ vì chúng thực sự chỉ mô tả những kết quả". "Mối quan hệ với những người bạn phạm pháp" không phải là một yếu tố nguy cơ. Đó là kết quả của sự lựa chọn từ một người và đặc điểm của những người chưa thành niên phạm tội. "Niềm tin và thái độ chống xã hội" không đặt một người vào nhóm có nguy cơ cao. Việc sử dụng từ "nguy cơ" là không cần thiết bởi vì suy nghĩ chống đối xã hội gần như đảm bảo người đó sẽ hành xử gây tổn thương người khác. "Tham gia vào một băng đảng" đòi hỏi việc tham gia vào hoạt động tội phạm. Đây là những gì các băng nhóm thực hiện, do đó không phải là một yếu tố nguy cơ.

    Sau khi xác định các yếu tố nguy cơ, CDC liệt kê "các yếu tố bảo vệ" để "bảo vệ giới trẻ khỏi nguy cơ trở nên bạo lực". Về bản chất, đây là những liều thuốc giải độc cho các yếu tố nguy cơ. Rất khó để nhận ra những gì được làm sáng tỏ từ danh sách yếu tố bảo vệ của CDC, bao gồm các mục như "điểm trung bình cao", "định hướng xã hội tích cực", và "cam kết với trường học". Không cần đến một nhà khoa học xã hội thì chúng ta cũng hiểu rằng hầu hết trẻ em học tốt ở trường, kết giao với các bạn đồng trang lứa có trách nhiệm và chia sẻ các hoạt động với cha mẹ sẽ không có khả năng tham gia vào hoạt động tội phạm.

    Một người có thể biểu lộ nhiều yếu tố nguy cơ nhưng vẫn tuân thủ luật pháp. Ngược lại, một cá nhân sở hữu nhiều hoặc thậm chí tất cả các yếu tố bảo vệ vẫn có thể phạm tội. Tôi đã phỏng vấn những người trưởng thành và người tuổi vị thành niên thể hiện "những yếu tố bảo vệ" sau đây nhưng vẫn có hành vi phạm pháp: "IQ cao, điểm trung bình cao", "tinh thần mộ đạo", và "tham gia các hoạt động xã hội".

    Yếu tố nguy cơ phạm tội có thể là động cơ thúc đẩy sự tự hoàn thiện và làm việc chăm chỉ. Điều vẫn khiến tôi ấn tượng trong nhiều năm qua không phải là hoàn cảnh và các yếu tố nguy cơ mọi người gặp phải, mà là cách họ lựa chọn để đối phó với mọi vấn đề trong cuộc sống. Tôi đã phỏng vấn nhiều tội phạm lớn lên trong đói nghèo ở những ngôi nhà lộn xộn, sống trong những khu dân cư có thể dễ dàng kiếm được những khẩu súng ngắn và ma túy như thuốc lá vậy. Chắc chắn họ và gia đình phải đối mặt với những trở ngại mà những công dân với xuất thân được hưởng nhiều đặc quyền hơn không phải đương đầu. Trong hầu hết mọi trường hợp, những cá nhân này đều có anh chị em gặp phải các yếu tố nguy cơ và thách thức tương tự khi sống trong cùng một môi trường, nhưng họ không chọn đi theo con đường phạm tội. Chứng kiến cảnh cha mẹ hoặc anh chị em hủy hoại cuộc sống của mình khi tham gia vào hoạt động tội phạm đã truyền cảm hứng cho nhiều người nắm lấy cơ hội sống có trách nhiệm.

    Các khái niệm về yếu tố nguy cơ và bảo vệ có thể áp dụng cho bệnh tim hoặc ung thư. Nhưng xét trên khía cạnh tội phạm thì đây chỉ là vấn đề "rượu cũ bình mới". Những gì được coi là "yếu tố nguy cơ" đưa chúng ta trở lại ngay với suy nghĩ đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, một cách hiểu thông thường đã chứng minh sự không hiệu quả.

    Nếu nghèo đói gây ra tội phạm thì một sự gia tăng tội phạm trong cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài đến năm 2011 có lẽ đã diễn ra. Trên thực tế, tỷ lệ giết người trên khắp nước Mỹ đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ năm 1964, điều này khiến các nhà tội phạm học, kinh tế học và các chính trị gia vô cùng ngạc nhiên và không thể lý giải. (Điều đáng chú ý là sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, tỷ lệ tội phạm cũng giảm đáng kể) Các vụ trộm cướp cũng giảm mạnh. Nhà bình luận Richard Cohen của tờ Washington Post kết luận, "Các thống kê tội phạm mới nhất cho thấy rõ rằng thời điểm tồi tệ không hẳn sẽ tạo nên những con người tồi tệ. Nhưng tính cách xấu sẽ tạo nên những người như vậy".

    Trong các tài liệu chuyên môn, gần đây đã xuất hiện một khía cạnh mới trong mối quan hệ nhận thức giữa nghèo đói và tội phạm, đó là tội phạm gây ra nghèo đói. Ví dụ, nếu nhà của một người bị xâm nhập, cướp mất tài sản có giá trị, và anh ta bị hành hung và thương tật nặng nề, thì tác động kinh tế có thể sẽ rất nghiêm trọng. Bên cạnh việc mất tài sản, chủ sở hữu ngôi nhà có thể phải nghỉ việc hàng tuần hoặc hàng tháng, phải trả tiền chăm sóc y tế tốn kém, sau đó phân bổ nguồn quỹ gia đình vốn khan hiếm để lắp đặt các thiết bị an ninh nhằm bảo vệ họ trong tương lai.

    Thay đổi trong một môi trường cụ thể có thể làm giảm cơ hội tấn công của tội phạm. Một bài báo trên tờ Washington Post từ tháng 3 năm 2013 đã chỉ ra rằng, trong thời tiết lạnh giá, mọi người thường không để mắt đến những chiếc xe ô tô của mình khi làm nóng động cơ. Một cảnh sát quan sát thấy rằng việc để lại chìa khóa trong ổ cắm là "cơ hội tốt nhất để ai đó đi ngang qua và nhảy vào". Các kiến trúc sư, nhà quy hoạch và nhà xây dựng có thể tạo ra môi trường an toàn hơn bằng các biện pháp phòng ngừa như lắp đặt đèn an ninh, lắp chốt khóa và xác định những không gian chung mà mọi người quan sát được toàn cảnh. Khi hệ thống tàu điện ngầm ở Washington, DC. Được xây dựng, các nhà quy hoạch đã tránh xây dựng các cột trụ và hốc tường mà phạm nhân có thể ẩn nấp ở đó.

    Tội phạm sẽ thăm dò những nơi có nhiều cơ hội, bất kể anh ta ở đâu, thậm chí là trong tù. Nếu các điều kiện trong một môi trường cụ thể khiến anh ta khó phạm pháp, anh ta sẽ đi nơi khác. Nhưng nỗ lực thay đổi tội phạm bằng cách thay đổi môi trường vẫn gặp phải thất bại.
     
  6. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    Vai trò của yếu tố sinh học với tội phạm

    Bấm để xem
    Đóng lại
    V ào cuối thế kỷ 19, Cesare Lombroso, một bác sĩ người Ý, tuyên bố rằng một số cá nhân sinh ra đã là tội phạm, là sản phẩm của các yếu tố di truyền không thể thay đổi. Ông coi tội phạm là những kẻ dị thường về mặt sinh học, những kẻ man rợ trong một thế giới văn minh. Tội phạm phải chịu đựng sự khiếm khuyết về mặt thể tạng.

    Năm 1924, Richard Loeb, 18 tuổi và Nathan Leopold, 19 tuổi, đã sát hại Bobby Franks mới chỉ 14 tuổi ở Chicago. Tội ác này hội tụ mọi đặc điểm của một vụ giết người "kinh hoàng", điên rồ. Khi tranh luận tại phiên tòa xét xử để giúp những thanh niên trẻ tuổi này thoát án tử hình, luật sư Clarence Darrow đã mô tả tội ác của họ là "hành động của những bộ não chưa trưởng thành và bệnh hoạn". Năm 1961, nhà tâm thần học George Thompson tuyên bố, lịch sử của những kẻ rối loạn nhân cách "thể hiện các căn bệnh liên quan đến não bộ trong 75% các vụ án". Năm 1972, Clarence Jeffrey, một giáo sư xã hội học, dự đoán rằng những thập kỷ tới sẽ chứng kiến "một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực tội phạm học" khi các khía cạnh sinh học của hành vi được tìm hiểu rõ hơn.

    Trong nhiều thập kỷ qua, việc điều tra xem các yếu tố sinh học đóng vai trò gì trong hành vi phạm tội hay không, thậm chí còn không được xem là phù hợp về mặt chính trị. Điều này là do e ngại rằng việc xác định các gen tội phạm sẽ dẫn đến việc tạo giống có chọn lọc và kỹ thuật di truyền, một hình thức giống với thuyết ưu sinh trước đó của Đức Quốc xã. Giờ đây, dự đoán năm 1972 của Jeffrey đã thành hiện thực khi lĩnh vực mới "tội phạm thần kinh" đang nổi lên.

    Tiến sĩ Adrian Raine, có lẽ là người phát ngôn hàng đầu trong lĩnh vực tội phạm thần kinh, tuyên bố trong cuốn sách The Anatomy of Violence (tạm dịch: Phân tích nguồn cơn bạo lực) rằng, "Tội phạm thực sự có bộ não khác thường, bộ não khác biệt về mặt vật lý so với phần còn lại của chúng ta". [32] Trong khi quan sát thấy rằng, tổn thương đối với vùng vỏ não trước trán "có thể trực tiếp dẫn đến hành vi chống đối xã hội và gây hấn", Tiến sĩ Raine thừa nhận, "tổn thương vùng trước trán không phải lúc nào cũng tạo ra hành vi chống đối xã hội". Tiến sĩ Raine cũng xác định nhịp tim thấp là "một dấu hiệu sinh học để chẩn đoán chứng rối loạn hành vi", sau đó ông lưu ý, "tất nhiên, không phải tất cả mọi người có nhịp tim thấp đều trở thành kẻ phạm tội bạo lực". Tiến sĩ Raine kêu gọi các nhà khoa học xã hội "thay đổi niềm tin lâu đời của họ và chấp nhận những phân tích chi tiết về sự bạo lực". Ông khẳng định tập trung vào các yếu tố sinh học là cực kỳ quan trọng đối với việc triển khai chính sách công và hoạt động điều trị "sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc khắc phục các yếu tố xã hội phức tạp góp phần vào hành vi phạm tội".

    Các nhà khoa học và những người hành nghề y khác cho rằng khoa học thần kinh hứa hẹn nhiều hơn những gì nó mang lại. Trong cuốn sách Brainwashed: The Seductive Appeal of Mindless Neuroscience (tạm dịch: Tẩy não: Sự hấp dẫn quyến rũ của khoa học thần kinh không tư duy), bác sĩ tâm thần Sally Satel đã đặt ra những gì mà bà gọi là "một trong những câu đố hóc búa nhất trong tất cả các câu hỏi khoa học", với nội dung, "Liệu chúng ta có thể hiểu đầy đủ về tâm lý bằng cách đề cập đến nơ-ron không?". Tiến sĩ Satel nhận xét, "Các hoạt động tinh thần không sắp xếp gọn gàng thành các vùng não riêng biệt", đồng thời đưa ra lời cảnh báo khi đề cập đến "mối quan hệ giữa não và hành vi" rằng, "có rất nhiều mức độ ảnh hưởng đến hành vi của con người ngoài bộ não".

    Trọng tâm của khoa học thần kinh mới là tìm hiểu cách thức não bộ định hình tư duy. Tuy nhiên, điều ngược lại cũng đúng: Tư duy định hình nên não bộ. Theo David Deitch, giáo sư tại Đại học California, San Diego, những thay đổi trong não có thể đảo ngược. Nếu một người nghiện ma túy ngừng sử dụng ma túy, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến não bộ của anh ta. Liên quan đến nghiên cứu về não bộ và tư duy, Adam Gopnik viết trên tờ The New Yorker vào tháng 9 năm 2013 rằng: "Bài học về nơ-ron là những suy nghĩ sẽ thay đổi não bộ" ở mức độ tương đương như chiều ngược lại.

    Các nghiên cứu về con nuôi đã minh chứng về tính di truyền của tội phạm. Nghiên cứu trên phạm vi lớn ở Đan Mạch báo cáo năm 1984 của Sarnoff Mednick từ Đại học Nam California là nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất. Tiến sĩ Mednick phát hiện ra con nuôi có cha mẹ ruột là tội phạm dễ trở thành tội phạm hơn so với con nuôi có cha mẹ ruột không phải tội phạm. Các nghiên cứu về việc nhận con nuôi sau đó đã xác nhận phát hiện này của ông.

    Sinh học không nhất thiết phải là vận mệnh. Một người có khuynh hướng sinh học nghiện rượu không phải lúc nào cũng trở thành người nghiện rượu. Có những người bị tổn thương não được cho là gây ra hành vi phạm tội, nhưng không có nghĩa là tất cả họ sẽ trở thành tội phạm. Như Tiến sĩ Raine chỉ ra, "Tính khí và khía cạnh sinh học giống nhau có thể dẫn đến các kết quả cuộc sống khác nhau". Nghiên cứu của các nhà tội phạm học thần kinh xứng đáng nhận được sự quan tâm nghiêm túc. Tiến sĩ Satel cũng cảnh báo rằng chúng ta nên "sử dụng kiến thức do khoa học thần kinh cung cấp mà không đòi hỏi nó giải thích cho tất cả bản chất con người".

    Như bạn có thể thấy, các học thuyết về những nguyên nhân tiềm ẩn của tội phạm là vô tận và trải dài trên nhiều lĩnh vực. Tiếp theo đó là một chuyến tham quan vào bên trong tâm trí tội phạm.

    Nếu bạn cố gắng hiểu được tội phạm bằng một tâm hồn cởi mở, có lẽ bạn cũng sẽ không còn sa lầy vào vô số những học thuyết lý giải tại sao mọi người trở thành tội phạm. Thay vào đó, hãy tập trung vào chính bản thân tội phạm, cách thức suy nghĩ và cư xử trong cuộc sống hàng ngày của anh ta. Điều này có thể giúp bạn tránh mâu thuẫn với những người như vậy trong các mối quan hệ thân mật hoặc kinh doanh. Nắm rõ cách thức hoạt động của tư duy tội phạm sẽ giúp hoạch định chính sách công và giúp tội phạm thay đổi để trở thành những con người có trách nhiệm.
     
  7. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    2. CHA MẸ KHÔNG HỀ BIẾN CON CÁI THÀNH TỘI PHẠM

    Con cái chối bỏ cha mẹ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    C ác nhà tâm lý học cùng nhiều chuyên gia khác từ lâu luôn đổ lỗi cho phụ huynh về gần như tất cả các vấn đề liên quan đến con cái họ. Có vẻ như nếu bạn có một đứa con vị phạm pháp luật thì chắc chắn một vấn đề nào đó nằm ở bản thân bạn.

    Các nghiên cứu từ đầu thế kỷ 19 chỉ ra rằng, một số thiếu sót của những người làm cha mẹ có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên. Hiện nay, quan điểm đó thường xuyên xuất hiện trong các tài liệu chuyên môn cũng như trong công chúng, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở nhiều quốc gia khác. Trẻ em có xu hướng bị coi như những cục đất sét chưa thành hình, chúng bước vào thế giới và được môi trường xung quanh nhào nặn nên, chủ yếu do cha mẹ - những người chúng phụ thuộc không chỉ để đáp ứng nhu cầu về mặt thể chất và tình cảm mà còn là hình mẫu để noi theo. Những lời đổ lỗi cho hành vi sai trái lặp đi lặp lại của đứa trẻ vị thành niên chủ yếu do trách nhiệm của cha mẹ gây ra. Những cha mẹ độc đoán bị chỉ trích vì khiến con cái trở nên hay cáu giận, luôn bực bội và hung hăng. Những cha mẹ dễ dãi bị chỉ trích vì làm hư hỏng con cái và tạo cho chúng cảm giác có thể làm mọi thứ. Và những bậc cha mẹ dân chủ trong việc nuôi dạy con cái bị chỉ trích vì đã nuôi dưỡng ý thức về quyền lợi. Cha mẹ của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật thường mắc phải một hoặc tất cả các khuyết điểm sau:

    * Khả năng giao tiếp yếu kém.

    + Không nuôi dưỡng và hỗ trợ con cái đủ đầy.

    + Không đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp.

    + Không giám sát con cái cẩn thận.

    * Chối bỏ con cái.

    * Lạm dụng con cái.

    + Hoàn toàn không nhất quán trong cách đối xử với con cái.

    Bạn không thể biết trước được một đứa trẻ sẽ phát triển thành con người như thế nào khi chỉ đơn giản là biết về bố mẹ chúng. Trong một cuốn sách có tựa đề Stranger in the Nest (tạm dịch: Người lạ trong tổ), nhà tâm lý học David Cohen lưu ý rằng "khả năng bẩm sinh mạnh mẽ có thể vượt ra ngoài tầm ảnh hưởng của cha mẹ" và kết quả là "con của một người nào đó có thể giống như một người hoàn toàn xa lạ". Ông lập luận rằng: "Cha mẹ có ít ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ hơn nhiều so với người ta thường nghĩ".

    Nhà tâm lý học phát triển Richard Trembley từng viết về sự tương đồng giữa một kẻ phạm tội và đứa trẻ mới biết đi. Cả hai đều tự cao tự đại và thiếu lương tâm. Cả hai đều rất hung hãn nhằm thực hiện theo cách của riêng mình. Tuy nhiên, đánh đồng tội phạm với trẻ nhỏ là một quan niệm sai lầm. Khi chỉ mới bắt đầu hành trình bước vào đời, hầu hết những đứa trẻ mới biết đi đều có phản ứng tích cực với cha mẹ và những người xung quanh luôn giúp chúng giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và không dùng đến bạo lực. Trong khi đó, những kẻ phạm tội liên tục tiếp xúc với các ảnh hưởng xã hội và chối bỏ chúng.​

    Nuôi dạy trẻ không phải là con đường một chiều. Đứa trẻ chăm sóc cha mẹ và ngược lại. Tất cả những độc giả của cuốn sách này có hai con trở lên đều biết rằng, ngay từ khi sinh ra, những đứa trẻ đã sở hữu những tính khí khác nhau. Chúng khác nhau về mức độ hoạt động, cách thức tương tác với môi trường, mức độ sợ hãi cũng như các khía cạnh khác. Trong cuốn sách có tựa đề Understanding Your Child's Temperament (tạm dịch: Hiểu được tính khí của con bạn), bác sĩ tâm lý William Carey chỉ ra rằng, cha mẹ không thể thay đổi "tính khí cơ bản của con cái", nhưng họ có thể kiểm soát cách những đứa trẻ phản ứng với nó.

    Hãy xem xét tình huống sau đây. Tôi là chuyên gia sức khỏe tâm thần thứ mười mà cô Patterson tìm đến để xin tư vấn về cuộc khủng hoảng mới xảy ra giữa cô và cậu con trai tuổi teen, Tom. Mọi chuyện bắt đầu từ một yêu cầu vô thưởng vô phạt: Cô Patterson yêu cầu Tóm tắt bộ phim mà cậu ta đang theo dõi vì cho rằng nội dung không phù hợp với các em của Tom. Cô không cấm cậu ta xem phim nhưng yêu cầu chỉ được xem khi đã trưởng thành hơn và trong không gian riêng tư. Tom từ chối yêu cầu đó và đáp lại bằng một chuỗi những từ ngữ cộc cằn. Trong tình huống căng thẳng này, cậu ta đã dứt đứt chiếc dây điện ra khỏi đầu đĩa DVD, lao về phía mẹ mình, quật ngã cô, rồi túm tóc kéo lê cô trên sàn nhà. Trong khi những đứa trẻ nhỏ hơn khác trong nhà hét lên đầy kinh hoàng, cậu ta xô cô ấy ra khỏi cửa trước khiến cô ấy ngã nhào xuống ba bậc thang bằng xi măng.

    Khi cô Patterson cố gắng trở lại ngôi nhà, cậu ta đẩy cô ra rồi khóa cửa lại. Sau khi vào nhà bằng cửa khác, cô Patterson ngay lập tức gọi điện cho cảnh sát và đệ đơn tố cáo Tom về tội đe dọa, hành hung và hủy hoại tài sản.

    Khi kể cho tôi nghe về Tom, cô ấy nhớ lại rằng khi mới sinh ra, cậu ta đã khóc liên tục. Cô Patterson không thể dỗ dành cậu ta dù đã cho bú và chăm sóc cẩn thận trong suốt năm đầu. Cô ấy nhớ bác sĩ nhi khoa của cậu ta khẳng định rằng Tom là "một đứa trẻ điển hình" và không có gì bất thường. Cô ấy hóm hỉnh nhận xét: "Đứa trẻ điển hình này chiếm mất của tôi 55 phút mỗi giờ, cả ngày lẫn đêm". Tình hình không được cải thiện. Tom thường xuyên xung đột với những đứa trẻ khác ở trường mầm non. Cô giáo lớp một đã xếp cậu ngồi cạnh bàn của cô ấy vì cậu ta khiến những đứa trẻ khác mất tập trung. Một lần nữa, bác sĩ nhi khoa đảm bảo với cô Patterson rằng Tom chỉ là "một cậu bé điển hình". Tom có thể làm điều gì đó vụng trộm và cũng có thể bướng bỉnh một cách trâng tráo. Gia đình Patterson băn khoăn liệu nên nghiêm khắc hơn hay dễ dãi hơn. Họ không thể làm gì để thay đổi tình hình. Cha mẹ Tom cảm thấy thất vọng vì cậu ta khiến họ phải chú ý và gây ảnh hưởng đến sự quan tâm dành cho những đứa trẻ khác trong nhà - những đứa trẻ ít gây ra vấn đề về hành vi hơn. Cậu ta khiến cuộc sống trở nên khó chịu đến mức mọi người thường dễ dàng đầu hàng trước những yêu cầu hoặc phớt lờ hành động của cậu ta hơn là tìm cách giải quyết cơn thịnh nộ và sự phá hoại do cậu ta gây ra.

    Gần đến tuổi vị thành niên, Tom hiếm khi xin phép khi thực hiện bất cứ điều gì và không cho ai biết mình sẽ đi đâu khi ra khỏi nhà. Ông bà Patterson cảm thấy mình giống cảnh sát hơn là cha mẹ. Vào thời điểm mẹ cậu ta gặp tôi lần đầu tiên, cô ấy nói rằng, "Thằng bé vào phòng tôi bất cứ khi nào nó muốn, lấy trộm tiền trong ví của tôi và ném đi những thứ không phải của nó". Cô và chồng bắt đầu khóa cửa phòng ngủ và cất ví cẩn thận. Tom thường xuyên khiến em trai và em gái phải khóc lóc vì đánh chúng và làm hỏng đồ chơi của chúng. Cậu ta từ chối tham gia các hoạt động của gia đình, và nếu buộc phải đi cùng, cậu ta sẽ phá hỏng cả buổi hôm đó. Với tính khí nóng nảy, cậu ta sẽ ngay lập tức xúc phạm bất kỳ lời khiển trách nào dành cho mình.

    Có một lần, cậu ta tức giận đến mức đánh cả cha mình khi ông Patterson đang lái xe đến nhà thờ.

    Đến năm 17 tuổi, Tom đã liên tục thuyết phục cha mẹ cho phép thi bằng lái xe trong hơn một năm. Khi bị từ chối, Tom đã gây ra một cuộc chiến để khiến họ phải thất vọng và thay đổi ý định. Gia đình Patterson rất kiên quyết, họ sẽ không khiến những người vô tội gặp rủi ro hoặc khiến chính họ vướng vào vòng lao lý nếu cho phép đứa con trai vô trách nhiệm của họ lái xe. Không có giấy phép lái xe cũng không thể khiến Tom từ bỏ. Cậu ta lén ra ngoài vào ban đêm, lấy chìa khóa của cha mẹ và đi khắp nơi. Khi gia đình Patterson phát hiện chiếc xe đã bị mang đi suốt cả đêm, họ đã giấu chìa khóa.

    Sau khi bị bắt vì tội hành hung mẹ mình, Tom phải chịu một thời gian quản chế tại địa phương và sau đó được gửi đến sống với ông bà trong thời gian một năm tại một khu vực nông nghiệp ở vùng Trung Tây. Sống trong một cộng đồng nông thôn nhỏ bé và mọi người đều quen biết nhau, Tom luôn bị giám sát chặt chẽ và có ít cơ hội trốn thoát khi có những hành vi sai trái nghiêm trọng hay các hoạt động tội phạm. Xét về bề ngoài, hành vi của Tom có sự cải thiện nhưng cậu ta vẫn tỏ ra khó chịu và thể hiện sự thách thức đối với ông bà mình. Đó là lần cuối tôi nghe về Tom.

    Ông bà Patterson đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần khác nhau. Có thời điểm, Tom đã sử dụng lithium, loại thuốc được kê đơn để chữa trị chứng rối loạn tâm trạng. Hành vi của cậu ta không có nhiều thay đổi. Gia đình Patterson đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian để thực hiện các đánh giá tâm thần và tâm lý của Tom. Cậu ta phá ngang mọi nỗ lực trị liệu hoặc tư vấn. Cậu ta đóng sầm cửa một cách thách thức và không muốn bày tỏ bản thân, hoặc cậu ta nói cho các nhà trị liệu những gì cậu ta nghĩ là họ muốn nghe. Một chuyên gia cố vấn nhấn mạnh Tom chỉ có thể được chữa khỏi bằng cách điều trị nội trú tại cơ sở tâm thần. Tuy nhiên, bảo hiểm chỉ chi trả cho thời gian lưu trú điều trị ngắn hạn và các bậc cha mẹ thường không đủ khả năng chi trả hàng nghìn đô la cho việc này. Ngoài các buổi tư vấn về sức khỏe tâm thần, mẹ của Tom đã tham dự rất nhiều bài giảng và khóa học đề cập đến chủ đề đối phó với những thanh thiếu niên khó dạy bảo. Thất vọng trước những gì mà các chuyên gia sức khỏe tâm thần đưa ra, cô ấy nhận xét, "Chúng tôi đã có thể làm điều gì đó tốt hơn ngoài việc chờ đợi câu trả lời đã được rèn luyện".

    Sau khi tôi phỏng vấn không lâu sau khi Tom bị quản chế, cậu ta tuyên bố rằng mẹ mình là người có "vấn đề nghiêm trọng về thái độ" và khẳng định, "Tôi không có bất kỳ quyền gì cả". Cậu ta kể lại sự việc khiến bản thân bị bắt, "Tôi túm lấy bà ấy và lôi bà ấy ra khỏi cửa. Quyền lợi của tôi bị đe dọa". Cậu ta sẵn sàng thừa nhận bản thân đã trốn nhiều buổi học phụ đạo cá nhân cũng như những buổi học chính khóa ở trường. Cậu ta cho biết "không có động lực" đi học và phàn nàn vì bị buộc phải học lại một năm trung học cơ sở do điểm kém. Khi được hỏi về các cuộc gặp gỡ với các chuyên gia cố vấn, Tom khẳng định, "Tôi không phải là vấn đề" và nói, "Họ không thay đổi được tôi". Khi được hỏi liệu cậu ta có nghĩ bản thân nên thay đổi điều gì không, Tom trả lời đầy thách thức, "Cái gì cơ chứ?" Cậu ta cáu kỉnh, "Mọi người không hiểu tôi. Tôi có cách nghĩ khác với hầu hết mọi người".

    Tom khẳng định: Những người khác mới là vấn đề. Cậu ta cảm thấy không cần phải giải trình cho bất kỳ ai về những gì đã làm. "Mẹ tôi chỉ nói với tôi những gì cần làm và tôi không làm theo những điều đó", cậu ta khẳng định. Liên quan đến vụ bắt giữ vì hành hung mẹ mình, Tom dường như phủ nhận và đưa ra nhận xét vấn đề thực sự là "cảnh sát không thích tôi". Về kết quả học tập yếu kém, cậu ta cho biết: "Tôi biết nhiều hơn giáo viên nên giáo viên không thích tôi". Mặc dù thừa nhận "Tôi không có nhiều bạn bè", tuy nhiên Tom không cho rằng điều này là do khuyết điểm của bản thân.

    Giống như gia đình Patterson, nhiều ông bố bà mẹ của những đứa trẻ phạm pháp là hình mẫu tuyệt vời, có trách nhiệm, thật thà, cần cù, biết quan tâm chăm sóc và hết mực vì con cái cho dù chúng có khó tính đến mức nào. Họ muốn tìm kiếm sự trợ giúp vì cảm thấy bối rối không biết làm thế nào để đối phó với con cái nhưng đều vô ích. Dù rất đau lòng nhưng họ không từ bỏ đứa con của mình. Thay vào đó, con cái đã từ bỏ họ.

    Tình trạng thiếu hoạt động giao tiếp đã xuất hiện trong những ngôi nhà như tại gia đình Patterson, và lúc nào cũng vậy, cha mẹ luôn là những người có lỗi. Một thiếu niên nói với tôi đầy ngang ngạnh, "Tôi chỉ giao tiếp ở mức khiến tôi vui vẻ. Họ cần giao tiếp với tôi. Tôi thực sự không muốn nghe bất cứ điều gì họ nói. Tôi không có gì để nói với họ hết. Chúng tôi thuộc những kiểu người khác nhau". Những đứa trẻ vi phạm pháp luật cố gắng che giấu cha mẹ của chúng mọi thứ. Chúng giận dữ khi trả lời câu hỏi của bố mẹ, những người chúng cho là tọc mạch và không có quyền soi mói vào "những chuyện riêng tư" của chúng.

    Cha mẹ luôn muốn tin tưởng con cái, và hầu hết những đứa trẻ đều có được niềm tin đó. Một đứa trẻ thực hiện hành vi phạm tội có thể nhanh chóng bịa ra những câu nói dối để thoát khỏi rắc rối. Những lời nói dối có chủ đích xảy ra ngày này qua ngày khác, thường liên quan đến những vấn đề đời sống thường ngày, sẽ gây ra những bất ngờ không mong muốn. Đứa trẻ sẽ nói rằng nó được điểm cao, nó không có bài tập về nhà, nó đang làm tốt các bài kiểm tra cho đến khi cha mẹ của nó nhận được thông báo rằng nó trượt một số môn học và không làm đầy đủ bài tập được giao. Những đứa trẻ này hoàn toàn có thể cư xử trung thực. Cậu ta sẽ nhìn thẳng vào cha mẹ và nói sự thật nếu nghĩ rằng điều đó giúp đạt được mục tiêu trước mắt của bản thân. Ngay cả trong những tình huống như vậy, anh ta có thể sẽ chỉ kể một phần của sự thật đủ để ru ngủ cha mẹ hoàn toàn tin tưởng anh ta. Trong một buổi tư vấn, một thiếu niên đã thừa nhận, "Nếu tôi nói sự thật, điều đó sẽ giúp tôi có cơ hội thoát khỏi rất nhiều thứ bên lề khác".

    Những đứa trẻ này thường dễ dàng nói dối không vì mục đích gì. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần coi hành vi nói dối dường như "vô nghĩa" này mang tính cưỡng bức và là một bệnh lý. Tuy nhiên, khi hiểu được tư duy của kẻ nói dối, bạn sẽ hiểu điều này hoàn toàn không phải như vậy. Lời nói dối "không chủ đích" lại hoàn toàn có chủ đích. Một số lời nói dối của những đứa trẻ vi phạm pháp luật xuất phát từ cảm giác vô cùng phấn khích. Suy nghĩ có thể đánh lừa con mắt của những người khác mang đến cho anh ta một cảm giác đặc biệt và mạnh mẽ. Một phụ nữ chia sẻ lý do nói dối từ khi còn học cấp hai như sau, "Tôi nói dối để làm cho cuộc sống thú vị hơn. Những lời nói dối luôn bắt đầu bằng một phần sự thật. Điều đó khiến những lời nói dối có vẻ hợp lý hơn". Cảm giác hối hận duy nhất của những người trẻ tuổi này khi nói dối là bị bắt quả tang. Một cậu bé nói với tôi rằng cậu ta đã nói dối vì có thể dễ dàng trốn tránh hình phạt. Cậu ta nhận ra rằng, nhìn chung, mọi người luôn tin tưởng lẫn nhau và cậu ta đã tận dụng tối đa thực tế này mọi lúc mọi nơi. Mối bận tâm duy nhất là bản thân đã nói dối quá nhiều với những người khác nhau đến nỗi nếu những người đó mang câu chuyện của cậu ta ra để so sánh, cậu ta có thể bị phát hiện và tẩy chay. Theo quan điểm của cậu ta, vấn đề sai trái duy nhất của việc nói dối là bị bắt quả tang. Cha mẹ của những đứa trẻ như vậy luôn tranh cãi với hiện tượng tâm lý này. Nếu đã từng sống với một kẻ không ngừng nói dối, bạn sẽ hiểu được điều đó đáng lo ngại đến mức nào. Bạn muốn tin người đó nhưng sau đó, bạn không biết phải tin vào điều gì. Cuối cùng, bạn nghi ngờ mọi điều anh ta nói.

    Những phụ huynh thường xuyên bị nói dối đôi khi cũng có lỗi do không biết hoặc không quan tâm đến những gì con cái đang làm. Các tài liệu chuyên môn xác định sự thiếu "sự giám sát của cha mẹ" là nguyên nhân góp phần vào hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên. Bạn có thể nhớ lại thời điểm vài năm trước, những đoạn ti vi ngắn ngủi lóe lên trên màn hình với câu hỏi, "Cha mẹ ơi, cha mẹ có biết con mình ở đâu không?" Những bậc cha mẹ như ông bà Patterson nghĩ rằng họ biết điều đó. Nhưng gia đình Patterson đã phải thuê một thám tử tư toàn thời gian để theo dõi tung tích của con trai họ - đứa con thường xuyên nói dối.

    Tất nhiên, một số phụ huynh không giám sát con cái một cách phù hợp. Điều này có thể do họ lơ là và không quan tâm, hoặc phổ biến hơn là do họ bị phân tâm quá nhiều vào những công việc khác như đi lại, làm việc cũng như những cam kết khác khiến họ không thể hiện diện. Hãy nhìn vào những đứa trẻ luôn tự xoay xở một mình khi trở về nhà sau giờ tan học với một ngôi nhà trống vắng. Nếu không có sự giám sát, cậu ta có rất nhiều cơ hội sa vào những rắc rối. Hầu hết những đứa trẻ như vậy không phải là trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật. Về đến nhà, chúng tập trung vào bài tập hoặc trò chơi giải trí. Tôi đã phỏng vấn một bà mẹ đơn thân phải làm hai công việc để nuôi dưỡng hai đứa con trai. Cô sắp xếp cho những đứa trẻ ở nhà hàng xóm sau giờ học để có sự hiện diện của người lớn. Mỗi buổi chiều, cô ấy sẽ gọi điện để kiểm tra. Nếu một trong hai đứa con muốn làm điều gì đó khác thường, chẳng hạn như đi thăm một người bạn, cậu ta sẽ phải gọi điện thông báo chi tiết và xin phép ý kiến của cô. Một cậu bé làm theo yêu cầu đó, trong khi cậu anh trai lợi dụng tình hình này. Sau khi người mẹ gọi điện kiểm tra, cậu ta sẽ đi lang thang trong khu phố và đi chơi với những đứa trẻ lớn hơn, và cậu ta đã tham gia vào hành vi phá hoại tài sản và trộm cắp. Cuối cùng, cậu ta bị bắt quả tang khi đang giấu giếm những món hàng chưa được trả tiền. Trong tình huống này, hai cậu bé phản ứng hoàn toàn khác nhau trong cùng một hoàn cảnh. Bạn có thể suy đoán rằng nếu người mẹ nhà cậu bé phạm tội kia sẽ được kiểm soát và không sa vào những hành vi sai trái. Điều này có thể đúng, nhưng việc cô ở nhà sẽ không tạo ra sự thay đổi trong tính cách của con trai cô. Một đứa trẻ tuân thủ theo yêu cầu và luôn đáng tin cậy dù có bị theo dõi hay không, trong khi đứa trẻ còn lại cứng đầu, lén lút và không trung thực.

    Khi tính cách của một đứa trẻ có khuynh hướng phạm tội bộc lộ, cha mẹ luôn lo lắng rằng một điều gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra. Khi mối quan tâm tăng lên, họ thực hiện những cách thức mới để đối phó với hành vi sai trái của đứa trẻ. Họ hạn chế chặt chẽ việc đi lại và các đặc quyền của đứa trẻ nhưng cuối cùng nhận lại sự đau khổ lớn hơn cả khi đứa trẻ cố lén lút vượt qua các giới hạn này hoặc ngang nhiên bất chấp chúng. Trên thực tế, cha mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm nếu có thể tự mình loại bỏ các giới hạn này. Khi ấy, những cuộc cãi vã sẽ giảm đi. Rất ít phụ huynh muốn làm công việc như một một sĩ quan cảnh sát!

    Trong một số gia đình này, hình phạt bằng đòn roi là một biện pháp không hề mong muốn vì cha mẹ mong muốn nói chuyện và dùng lý luận để thuyết phục con cái. Họ tin rằng bạo lực là giải pháp bất đắc dĩ. Những người dùng đòn roi với con cái nhận thấy rằng biện pháp đó không có tác động tích cực về lâu dài. Đứa trẻ hấp thụ hình phạt thể chất và cho thấy rằng bản thân có thể chấp nhận nó. Đứa trẻ sẽ vẫn làm bất cứ điều gì mà cậu ta cảm thấy hài lòng.

    Lạm dụng trẻ em và hoạt động tội phạm từ lâu luôn có mối liên hệ với nhau. Một giả thuyết cho rằng, đứa trẻ bị lạm dụng dần trở nên đồng nhất với kẻ bạo hành (tức là một hình mẫu xấu) và giống anh ta. Có thể do đặc điểm đồng nhất đó hoặc do cảm giác giận dữ chiếm ngự khi bị lạm dụng, đứa trẻ đó ra tay với người khác. Giả thuyết được phổ biến rộng rãi nhưng thiếu sót này cũng kèm theo những hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm thường không trung thực. Chúng cho rằng mình đã bị lạm dụng trong khi điều đó không hề xảy ra.

    Giáo sư tư pháp hình sự Elaine Gunnison từng viết, "Việc phụ nữ bị ngược đãi thể chất thường có mối liên quan đến việc bắt đầu tham gia vào hoạt động tội phạm". Hãy nhớ rằng hầu hết trẻ em bị bạo hành đều không trở thành tội phạm. Hành vi lạm dụng sẽ gây ra một tác động nhất định nhưng nạn nhân bị lạm dụng sẽ phản ứng với những gì đã xảy ra theo những cách khác nhau. Họ có thể trở nên thu mình, lo lắng, chán nản hoặc thậm chí nghĩ rằng họ đáng bị lạm dụng. Một số cảm thấy tức giận. Và sau đó có những người quyết tâm sẽ không bao giờ giống với người đã lạm dụng họ. Những cá nhân kiên cường này vẫn hòa thuận với những người khác, tận hưởng các mối quan hệ thành công và trở thành những bậc cha mẹ tốt. Chúng tôi không nghe được bất kỳ thông tin nào về họ bởi câu chuyện của họ không hề tạo nên tin tức nào.

    Khi đó, sẽ có những cáo buộc không đúng sự thật về một vụ việc lạm dụng do những thanh thiếu niên đưa ra nhằm khiến người khác gặp rắc rối và loại bỏ sự chú ý của người khác vào hành vi sai trái của chính chúng. Arnold, một chàng trai 25 tuổi, đang tạm thời sinh sống cùng cha mẹ trong thời gian chuẩn bị cho kỳ thi gia nhập đoàn luật sư để có thể hành nghề luật. Cậu ta phải đối mặt với một số thách thức khi sinh sống ở đó do phải chiến đấu với Frank, người em trai tuổi teen với tính khí bạo lực. Cha của Arnold thường xuyên gặp phải những phiền toái với Frank do anh ta đã đánh ông ấy, đấm thủng tường và bị đuổi học. Trong một cơn tức giận, Frank đã nhổ nước bọt vào mặt cha anh ta, sau đó tấn công và làm ông ấy bị thương khiến ông phải điều trị y tế. Cảnh sát được gọi đến nhà rất nhiều lần. Những cuộc xung đột lớn thường nảy sinh từ những cuộc cãi cọ thông thường. Arnold và Frank từng tranh cãi về việc ai sẽ sử dụng một chiếc khăn tắm nào đó. Frank tức giận và lao vào anh trai mình. Cố gắng thoát khỏi đứa em trai, Arnold giơ tay phòng vệ và húc vào Frank khiến anh ta bị vấp ngã, sau đó vồ lấy điện thoại và gọi cho cảnh sát. Một viên sĩ quan đến nhà, lấy lời khai và hỏi Frank về vết bầm tím mà anh ta cho rằng anh trai đã gây ra (đó là do anh ta bị ngã), sau đó bắt giữ Arnold.

    Arnold phải ra hầu tòa và thuê luật sư; sau đó cậu ta đến gặp tôi để đánh giá tâm lý (do luật sư của cậu ta giới thiệu). Arnold biết rằng toàn bộ sự nghiệp của cậu ta có thể gặp nguy hiểm nếu bị kết tội tấn công và hành hung. Sau các cuộc phỏng vấn qua mạng với người thanh niên trẻ tuổi này, tôi thấy cậu ta là một người trầm tính, nhút nhát. Cậu ta không có tiền án bị bắt giữ trước đó, chưa bao giờ sử dụng ma túy bất hợp pháp và thi thoảng mới uống một cốc bia. Arnold cảm thấy tồi tệ về những gì đã xảy ra và ước rằng mình đã xử lý tình huống tốt hơn. Tôi không tìm thấy bằng chứng nào về hành vi bạo lực. Trước sự việc đặc biệt này, Arnold thường xuyên phải chịu đựng sự ngược đãi từ Frank. Tôi gửi thư đến tòa án để bày tỏ quan điểm Arnold đánh Frank chỉ là tình cờ, một phản ứng tình huống do sự khiêu khích liên tục tiếp diễn. Một thẩm phán đã bác bỏ cáo buộc hành hung.

    Nếu bạn có một đứa trẻ luôn biến mọi yêu cầu thành một trận chiến, một đứa trẻ phá vỡ các chức năng của gia đình, một đứa trẻ không thể tin tưởng và luôn thách thức rồi phá hoại, bạn có nghĩ một ngày nào đó bạn có thể hết kiên nhẫn và tát đứa trẻ đó? Tôi nhớ lại một người cha có một cô con gái tên Janet. Người con gái đó bắt đầu chế nhạo và chửi mắng khi ông ấy yêu cầu cô giúp cho đồ bẩn vào máy rửa bát. Đây không phải lần đầu tiên ông ấy cùng các thành viên khác trong gia đình phải chịu đựng sự thách thức, cáu giận và đe dọa của Janet. Và buổi tối hôm đó là một lần tương tự như rất nhiều lần đã xảy ra trước đó. Cha cô bực bội và tát thẳng vào mặt cô. Janet báo cáo với nhân viên cố vấn học đường rằng cha cô đã đánh cô. Ngay sau đó, người đàn ông này đã cử đại diện cơ quan nhà nước điều tra vụ việc. Ông ấy lo lắng về một cáo buộc hình sự có thể xảy ra khiến ông mất việc làm. Tôi tham gia vào vụ việc này và nói với nhân viên xã hội về sự thay đổi cảm xúc cũng như tính hung hăng của cô gái này và trình bày rằng cha mẹ và em trai cô gái đó đã rất chiều chuộng cô vì sợ làm cô buồn. Tôi không bênh vực người cha đã tát con gái. Sau nhiều tháng tư vấn cho Janet, tôi cung cấp cho các điều tra viên bối cảnh để đánh giá thực tế những gì đã xảy ra. Không có hành vi bạo hành nào được phát hiện. Một lần nữa, cũng như Arnold, người bị lạm dụng không phải là một đứa trẻ phạm pháp mà là một thành viên trong gia đình. Người khiếu nại thực ra lại chính là kẻ bạo hành!

    Như tôi đã chỉ ra, người ta phải mổ xẻ các cáo buộc "lạm dụng" để xem xét chúng thực sự bao gồm những vấn đề gì. Thực sự chúng ta đã đủ hiểu, "Tôi sẽ tố cáo ông vì hành vi lạm dụng trẻ em" là một vũ khí lợi hại trong tay những người trẻ tuổi như Janet và Frank. Câu nói đó loại bỏ sự chú ý vào hành vi của chúng và có thể khiến cha mẹ chúng bị đưa ra xét xử theo đúng nghĩa đen. Tôi từng chứng kiến rất nhiều công việc và hôn nhân bị đẩy vào tình trạng nguy hiểm do những đứa trẻ phạm pháp đưa ra những cáo buộc sai trái về vấn đề lạm dụng. Nhà tâm lý học Neil Bernstein gọi những đứa trẻ này là "nạn nhân tự xưng" - những người tranh thủ sự cảm thông của người khác bằng cách "biến những lời nói hoặc hành động xung quanh thành những mối quan hệ cá nhân".

    Bỏ bê và lạm dụng con cái là những ví dụ điển hình được đưa ra nhiều nhất khi đề cập đến việc nuôi dạy con cái yếu kém dẫn đến hành vi phạm tội. Tuy nhiên, người ta cũng thường khẳng định rằng trẻ em có những hành vi vi phạm pháp luật là do cha mẹ quá nuông chiều đến mức chúng không ngừng kỳ vọng thế giới sẽ đáp ứng mọi điều kiện của chúng. Nhưng cũng giống như việc bỏ bê con cái, "làm hư hỏng con cái" cũng dẫn đến những hậu quả khác nhau. Mặc dù một số đứa trẻ được chăm sóc quá mức vẫn tự cho mình là trung tâm và phụ thuộc vào người khác, tuy nhiên chúng không hề thực hiện hành vi phạm tội. Những đứa trẻ được nuông chiều sẽ trở về với cuộc sống thực tại khi rời khỏi nhà và gặp phải những thử thách trong cuộc sống buộc chúng phải tự lập. Khi một chuyên gia tư vấn cho rằng hành vi côn đồ xảy ra là do thái độ quá nuông chiều con cái của cha mẹ, điều đó cũng thường chỉ dựa trên vẻ bề ngoài. Chuyên gia tư vấn này thấy rằng đứa trẻ đang cư xử thái quá và dường như không phải chịu hậu quả gì. Tuy nhiên anh ta có thể không nhận ra rằng trong nhiều năm qua, đứa trẻ đã phá hủy gần như mọi nỗ lực của cha mẹ để đưa chúng vào khuôn phép. Một đứa trẻ hiếm khi cư xử vô trách nhiệm chỉ đơn giản là do cha mẹ đã cho cậu ta tự do kiểm soát bản thân. Thực tế, đa phần các trường hợp cho thấy rằng những hậu quả được áp đặt cho đến nay không thực sự tạo ra tác động gì.

    Ông Cowell cảm thấy mình giống như một người lính phải liên tục chiến đấu với kẻ thù - ngoại trừ việc "kẻ thù" đó là Don, cậu con trai mười bốn tuổi của ông, người quan trọng đối với ông hơn bất kỳ ai khác trên thế giới. Đối với người ngoài, có vẻ như Don có thể thoát khỏi mọi hình thức xử lý đến mức cậu ta hoàn toàn vô kỷ luật. Thực tế là bố cậu ta không phải là một phụ huynh dễ tính. Ông bà Cowell phải vật lộn trong nhiều năm để giúp con trai mình hòa nhập với xã hội, cũng như nêu rõ những kỳ vọng và thiết lập các quy tắc ứng xử mà Don thường xuyên chế nhạo. Ông Cowell mô tả con trai mình là người lén lút, bướng bỉnh và bạo lực. Don đã đi tiểu vào thùng rác, viết nguệch ngoạc trên tường, nói dối không rõ lý do và không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành vi sai trái nào của bản thân. Khi đối mặt với hành vi sai trái của mình, cậu ta cười khẩy và tỏ ra thích thú trước sự thất vọng và tức giận của cha mẹ. Ngay cả khi đối diện với "bằng chứng" cậu ta vẫn phủ nhận hành vi sai trái, đổ lỗi cho anh chị em hoặc đưa ra lời biện minh. Ông Cowell nhận xét, Don tỏ ra thích thú khi có thể thực hiện những việc làm láu cá với mọi người, tỏ ra giỏi giang hơn người khác và không bao giờ hối tiếc về những gì đã làm. Khi bị yêu cầu trở về phòng, Don sẽ từ chối. Cha của cậu bé thường xuyên phải đưa cậu về phòng, nhưng ngay khi người cha quay lưng đi, Don sẽ lẻn ra ngoài. Don phản ứng trước các hình thức kỷ luật của cha mẹ bằng cách la hét, chửi bới, đóng sầm cửa và đập phá đồ đạc, bao gồm cả đồ đạc của chính mình.

    Những kẻ phạm tội thường xuyên bắt nạt cả anh chị em trong nhà, chiếm đoạt vật dụng cá nhân và đổ lỗi cho họ khi phải đối mặt với hình phạt. Hành vi này cực đoan hơn nhiều so với sự ganh đua thông thường giữa các anh chị em. Những đứa trẻ phạm tội không chỉ chiếm đoạt đồ chơi, đĩa DVD và quần áo của người khác không cần xin phép mà còn phá hủy hoặc làm mất chúng. Cậu ta đe dọa anh chị em để chiếm đoạt tiền. Họ bị ép buộc phải phục tùng, bị cảnh báo phải giữ mồm giữ miệng và bị đe dọa rằng nếu hét lên, họ sẽ phải hối hận. Một số người chịu đựng trong im lặng vì họ duy trì loại ý thức trung thành với anh chị em của mình. Một cậu bé nói với tôi rằng, cậu ấy lo sợ nếu phàn nàn quá nhiều, bố mẹ cậu ấy sẽ gửi anh trai đến ngôi trường dành cho những đứa trẻ hư. Dù anh trai có ngược đãi khủng khiếp đến mức nào thì cậu ta cũng không muốn gánh chịu cảm giác tội lỗi vì để điều đó xảy ra.

    Chừng nào những kẻ du côn còn sống ở nhà thì chừng ấy anh chị em của anh ta ít có được những giây phút yên bình và riêng tư. Cha mẹ chúng cảm thấy mệt mỏi và lo lắng, do đó ít có thời gian dành cho những việc khác. Họ không thể quan tâm đến mọi thứ và chỉ dành được rất ít thời gian cho những đứa trẻ ngoan ngoãn vì những vấn đề của chúng được xem là ít cấp bách hơn, từ đó khiến chúng cảm thấy thiếu thốn. Gia đình không còn thực sự là một gia đình. Những khoảnh khắc bên nhau thường đầy rẫy xung đột. Khi kẻ phạm tội bỏ nhà ra đi, thật ngạc nhiên khi thấy một số gia đình từng gặp nhiều khó khăn trở nên yên bình ngay tức thì.

    Sau khi tôi đứng giảng tại một lớp tâm lý học nhập môn tại một trường đại học, một cô gái trẻ đến gặp tôi và nói rằng cô ấy lớn lên cùng với một người anh trai có tính cách như tôi vừa mô tả. Cô ấy cho biết cô ấy không bao giờ trốn học hoặc bỏ bất kỳ buổi học nào, là một học sinh danh dự và không bao giờ khiến cha mẹ buồn lòng. Khi còn nhỏ, cô đã bực bội và bối rối khi không hiểu tại sao mình gần như không được cha mẹ quan tâm và ghi nhận. Chỉ gần đây, cô mới nhận ra rằng, cha mẹ cô đã gặp phải khó khăn và kiệt sức như thế nào khi phải cố gắng đối phó với người anh trai vô cùng hư đốn của mình. Cô ấy khẩn thiết khuyên các bậc cha mẹ đừng bỏ qua những đứa trẻ luôn vâng lời trong gia đình.

    Khi gia đình vẫn bị khó khăn bủa vây, các cha mẹ thấy bản thân phải trải qua những cảm xúc mà họ không bao giờ nghĩ có thể xảy ra; đáng báo động nhất là cảm giác ghét bỏ chính con cái. Suy nghĩ phổ biến trong giới chuyên môn và trong xã hội từ lâu cho rằng trẻ em trở thành tội phạm vì bị chính cha mẹ chối bỏ và coi là thù địch. Qua thời gian, tôi càng thấy được một điều ngược lại.

    Cha mẹ không bao giờ hoàn toàn chối bỏ con cái cho dù nó có phá phách đến đâu.

    Gần đây tôi tư vấn cho cậu bé Sam, mười bảy tuổi, sống với mẹ và cha dượng là Linda và Max Spence. Cậu thiếu niên này sống trong điều kiện khá giả, theo học một trường tư thục thượng hạng, có thẻ thành viên của phòng tập thể dục nơi cậu thường xuyên rèn luyện sức khỏe và không muốn gì ngoại trừ một chiếc ô tô vì cô Spence đã khôn ngoan từ chối ký xác nhận cho cậu ta thi bằng lái xe. Dù được hưởng những lợi thế về vật chất nhưng cả Sam và các anh chị em đều không được chiều chuộng quá mức. Tuy nhiên, Sam luôn cư xử như thể một nhân vật đặc quyền được miễn áp dụng các quy tắc. Trái ngược với các anh chị em, Sam tự cho mình là trung tâm và liên tục đưa ra yêu cầu cho người khác trong khi từ chối giúp đỡ bất kỳ ai trừ khi điều đó phù hợp với anh ta vào thời điểm đó - một điều hiếm khi xảy ra. Điểm số của Sam sụt giảm. Anh ta bắt đầu lẻn ra khỏi nhà vào ban đêm để tiệc tùng với bạn bè, trở về nhà trong tình trạng "phê" rượu hoặc cần sa.

    Sam đã cố gắng biến các buổi tư vấn của chúng tôi thành một phiên tòa, trong đó cậu ta đưa mẹ và cha dượng ra xét xử, sau đó cố gắng tranh thủ tôi làm đồng minh của cậu ta. Cậu ta muốn sống với cha ruột, một người độc thân và có cách nuôi dạy con theo kiểu tự do, hoàn toàn trái ngược với phương pháp tiếp cận con cái của ông bà Spence. Sam tuyên bố trong vài tháng nữa, khi tròn 18 tuổi, cậu ta sẽ ra đi và sống với cha mình. Ông bà Spence đến gặp tôi để xin tư vấn về những việc cần làm trong thời gian sắp tới. Bà Spence, một người chỉ thực hiện các công việc nhỏ nhặt trong nhà, đang nuôi ba đứa con nữa ít tuổi hơn Sam. Bà thấy Sam đã trở thành hình mẫu khủng khiếp cho những đứa em, liên tục tranh cãi và cư xử hết sức thiếu tôn trọng đối với bà. Trong tuyệt vọng, bà ấy đã cố gắng cải thiện mối quan hệ bằng cách đưa Sam đi thăm các trường đại học theo yêu cầu của cậu ta. Bà cảm thấy ngạc nhiên khi thấy họ hợp nhau đến khó tin. Tất nhiên, lý do cho mối quan hệ tốt đẹp đó là bà Spence đã thực hiện một hoạt động do con trai bà lựa chọn. Ngay sau khi trở về nhà, cậu ta trở lại là một con người khó chịu, ngang ngược. Bà Spence cảm thấy tội lỗi khủng khiếp vì không ưa con trai mình. Mặc dù bà ấy luôn luôn yêu thương và lo lắng cho Sam, nhưng sống chung với cậu ta khiến bà không thể chịu đựng được cũng như gây ảnh hưởng xấu đến những đứa

    Trẻ nhỏ tuổi hơn.

    Bà Spence bắt đầu nghĩ rằng, khi năm học kết thúc, có lẽ đã đến lúc nên cho phép Sam sống với người chồng cũ mặc dù bà biết rằng môi trường trong ngôi nhà với những người đàn ông độc thân là điều không đúng đắn. Linda Spence nói với tôi trong nước mắt rằng bà ấy cảm thấy như đang ném con trai mình ra khỏi nhà và gây nguy hiểm cho tương lai của nó - rằng đây không phải là những gì một người mẹ tốt sẽ làm. Tôi nhắc bà ấy về những thái độ mà Sam đã trải qua khi đặt cả gia đình vào tình thế nguy hiểm, cả về mặt pháp lý và tài chính. Sau khi được cha ruột giúp đỡ, Sam đã đệ đơn khiếu nại lên những người có thẩm quyền rằng cậu ta bị cha dượng bạo hành về thể xác. Gia đình Spence buộc phải thuê luật sư và xuất hiện tại phiên điều trần. Khi thẩm phán hiểu được bức tranh toàn cảnh về những gì đang xảy ra trong gia đình này, ông đã bác bỏ cáo buộc và cảnh cáo Sam vì vu khống hành vi lạm dụng. Trong bối cảnh tất cả những gì đã xảy ra cũng như với viễn cảnh Sam sẽ phá nát cả gia đình suốt mùa hè, bà Spence đã chuẩn bị sẵn sàng để cậu ta rời đi. Tôi đồng ý, vì bà ấy hoặc chồng bà ấy không thể làm gì hơn để giúp Con trai của họ.

    Trường hợp một người đủ tuổi hợp pháp để sống tự lập nhưng không chịu rời khỏi nhà cha mẹ đẻ cũng là một tình huống không hề dễ chịu. Các bậc cha mẹ có thể sợ rằng nếu ép buộc con cái ra riêng, chúng sẽ gây ra điều gì đó nghiêm trọng. Một bà mẹ cho biết, "Chúng tôi đã trải qua một vụ tự tử kinh hoàng. Con trai tôi đã cứa vào cổ tay. Tin tôi đi, tôi hy vọng mình sẽ không bao giờ phải trải qua bất cứ điều gì như thế nữa. Cảm giác ghét bỏ vô cùng của tôi sau khi thằng bé ở bệnh viện khiến tôi sợ hãi. Đôi khi tôi nghĩ mình cần một chuyên gia phân tích. Những đứa trẻ này không nhận ra những gì chúng đang làm với cha mẹ của chúng".

    Những đứa trẻ phạm tội thực hiện một loạt các chiến thuật kinh khủng để giành được ưu thế khi chúng bị mắc kẹt trong trận chiến với cha mẹ của mình.

    Chúng thường hiếm khi làm những việc mà những đứa trẻ ngoan ngoãn thường làm. Những cuộc chiến thường xảy ra nhiều hơn là những cuộc trò chuyện. Chiến thuật của chúng được thiết lập để chuyển hướng tập trung từ hành vi vô trách nhiệm của chúng sang những việc làm của cha mẹ, từ đó đẩy cha mẹ vào thế bị động. Những đứa trẻ không quan tâm đến cha mẹ, sau đó lại tuyên bố rằng cha mẹ chưa bao giờ lắng nghe chúng. Chúng nói rằng cảm thấy bối rối vì cha mẹ không cư xử rõ ràng. Chúng buộc tội cha mẹ không lắng nghe hoặc khăng khăng họ đã hiểu lầm. Hết lần này đến lần khác, chúng cáo buộc bị đối xử bất công và yêu cầu một lý do chính đáng cho bất cứ điều gì cha mẹ nói hoặc làm. Chúng giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của những việc đã làm bằng cách viện dẫn những ý định tốt đẹp của bản thân. Những đứa trẻ phạm pháp buộc tội cha mẹ luôn mong đợi sự hoàn hảo và gây quá nhiều áp lực lên chúng. Chúng có thể tỏ ra chán nản và tuyên bố rằng chúng không thể thực hiện bất kỳ điều gì đúng đắn và hoàn toàn phải chịu những thất bại. Những lời tuyên bố rằng cha mẹ không quan tâm, không yêu thương chúng và đang hủy hoại cuộc sống của chúng thường gây ra những cảm giác tội lỗi. Khi cảm thấy tội lỗi và kiệt sức, người cha đang giận dữ sẽ vội vàng trấn an con cái, sau đó nới lỏng các hình thức kỷ luật; và hành vi sai trái lại không được giải quyết và đó mới là vấn đề chính.

    Một số cuộc hôn nhân tan vỡ do hành vi tấn công dữ dội của những đứa trẻ luôn chống đối và bất chấp cha mẹ. Không có gì lạ khi cha mẹ có những nhận thức và cách tiếp cận khác nhau đối với cùng một đứa trẻ. Một người có thể cứng rắn và cố gắng bắt đứa trẻ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trong khi đó, người còn lại đưa ra những lời giải thích cảm thông, vô tình tạo điều kiện cho hành vi sai trái tiếp tục xảy ra. Khi cha mẹ không có sự thống nhất, đứa trẻ sẽ chia rẽ gia đình và lấn lướt cha mẹ. Cậu ta sẽ thân thiết với người này hơn người kia, tự mình lựa chọn người cha người mẹ dễ tính hơn trong khi nói xấu người nghiêm khắc hơn. Sau đó, cậu ta tìm kiếm sự đồng cảm từ những người khác, nói với họ rằng cha mẹ cậu ta luôn cãi nhau cũng như than vãn về cuộc sống gia đình tồi tệ như thế nào, nhưng lại không tiết lộ rằng hành vi sai trái của cậu ta chính là nguồn gốc của sự bất hòa. Tôi từng gặp những phụ huynh đổ lỗi cho chính mình và cho nhau do những hậu quả tai hại xảy đến với cuộc hôn nhân của họ.

    Những thiệt hại về tình cảm và tiền bạc do điều này gây ra cho các bậc cha mẹ thật khủng khiếp. Cảm giác tội lỗi trở nên vô cùng lớn khi cha mẹ có tâm lý tự hành hạ chính mình và băn khoăn liệu họ đã có thể làm điều gì đó khác đi. "Có phải chúng tôi đã gây quá nhiều áp lực lên con cái và tạo ra một con quái vật?", một bà mẹ hỏi tôi. Một người khác cho rằng cô và chồng đã sai lầm vì chúng tôi không cho con trai mình thời gian vui chơi cần thiết khi nó còn nhỏ. Những cha mẹ này trải qua các triệu chứng về thể chất, trầm cảm và lo lắng. Thay vì là một nơi ẩn náu khỏi áp lực của thế giới bên ngoài, ngôi nhà của họ chứa đầy sự căng thẳng. Mỗi khi chuông điện thoại rung lên, lòng cha mẹ lại chùng xuống. Lần này sẽ là vấn đề gì - một người hàng xóm tức giận, trường học báo một vụ đánh nhau, cảnh sát gọi tới hoặc tệ nhất là bệnh viện thông báo con họ bị thương hoặc đã chết?

    Rất ít phụ huynh thờ ơ hoặc bỏ cuộc. Họ tiếp tục tìm kiếm giải pháp - dành nhiều thời gian hơn với con cái, chuyển trường cho con, hỗ trợ chúng tham gia các câu lạc bộ và giải thể thao chuyên nghiệp, đưa chúng đến gặp chuyên gia tư vấn hoặc tự mình tìm kiếm lời khuyên. Quá đỗi mong muốn tìm được giải pháp, họ tiếp tục tư vấn lương tâm của chính mình. Những bậc cha mẹ đổ lỗi cho bản thân, cho nhau, cho những người và hoàn cảnh bên ngoài gia đình.

    Thông thường vì bất an, sợ hãi và cảm giác về nghĩa vụ của bản thân, cha mẹ sẽ cố gắng giúp con cái thoát khỏi khó khăn. Tôi đã gặp một số cha mẹ rơi vào tình trạng nợ nần vì con cái phạm tội, thuê một luật sư bào chữa và đảm bảo các yêu cầu khi đứa con phải đối mặt với các cáo buộc hình sự nghiêm trọng. Ngay cả khi cộng đồng bất bình trước những vụ việc do con cái của họ gây ra, các bậc cha mẹ vẫn tiếp tục ủng hộ con cái. Một người cha chia sẻ với tôi, "Nó vẫn là con trai tôi. Tôi cần phải ủng hộ nó". Người cha này đã thế chấp căn nhà để thuê một luật sư hàng đầu bào chữa cho cậu bé mười lăm tuổi. Ông ấy không nhận lại được bất kỳ sự biết ơn nào từ đứa con của mình. Con trai ông mong đợi sự giúp đỡ. "Nó không biết về những khó khăn mà bản thân đã gây ra cho gia đình. Nó nghĩ rằng chúng tôi có trách nhiệm giải quyết vấn đề nó đã gây ra, người cha nhận xét."

    Những đứa trẻ này lên âm mưu cho việc ly hôn và khai thác những bất đồng giữa cha mẹ. Cha mẹ của Emily, anh chị Douglas, có quyền giám hộ pháp lý chung đối với đứa con, tuy nhiên Emily chủ yếu sống với mẹ. Chị Douglas, người có hai con nhỏ, vẫn luôn là người mẹ kiên quyết khi đặt ra các quy tắc trong gia đình, yêu cầu trách nhiệm giải thích, giám sát bài tập về nhà và theo dõi nơi của Emily. Cô khẳng định rằng chồng cũ của cô là một người cha dễ dãi luôn "nổi điên và bỏ đi". Anh Douglas thừa nhận với tôi, "Có lẽ tôi đã quá dễ dàng đặt ra các giới hạn". Tuy nhiên, đôi khi anh ấy cũng sẽ đạt đến mức độ chịu đựng tối đa, sau đó sử dụng các biện pháp như cất điện thoại của Emily đi và phá bỏ cửa phòng của cô bé.

    Emily vốn là một đứa trẻ thực sự cộc cằn, sau khi cha mẹ chia tay, cô ấy trở nên bất trị. Cả hai cha mẹ đều liên tục phải đấu tranh với những lời nói dối, bỏ nhà đi bụi, yêu đương lăng nhăng, lừa đảo, phá hoại tài sản, hút thuốc và tấn công anh chị em của cô. Gia đình Douglas theo dõi cô con gái, một đứa trẻ vô cùng thông minh nhưng luôn trốn học, không chịu làm bài tập về nhà và không bao giờ đụng đến cuốn sách để chuẩn bị cho bài kiểm tra. Mẹ cô mô tả Emily là kẻ bạo lực và "ăn nói tục tĩu đến khó tin". Gia đình Douglas liên tục tranh cãi về cách giúp đỡ và kỷ luật cô bé. Trong khi ông Douglas chuẩn bị gửi Emily vào trường công lập địa phương và coi việc học trường tư là một sự lãng phí thì bà Douglas lại trả tiền để con gái theo học một trường Công giáo tư nhân, ở đó lớp học có quy mô nhỏ hơn và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn. Emily thề sẽ không bao giờ đặt chân vào cánh cửa của ngôi trường Công giáo và đời sống với cha của mình. Emily tuyên bố rằng tất cả những gì mẹ cô làm là "sỉ nhục bản thân" và khẳng định cô không muốn tiếp xúc với mẹ. Emily mô tả anh chị em là "những con quỷ nhỏ nịnh bợ mẹ". Cô bé tố cáo cha mình và khẳng định: "Ông ấy luôn ủng hộ anh chị cháu. Ông ấy la lối và hét vào mặt cháu". Về việc cha cô được cho là thiên vị đối với những đứa trẻ khác, ông Douglas thừa nhận, "Những đứa trẻ khác khiến tôi vui vẻ khi ở cùng chúng". Làm cha mẹ của những đứa trẻ đó mang lại cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều. Mẹ của Emily đã dẫn cô bé đến gặp một nhà trị liệu và người này cho biết vấn đề chính của cô bé tuổi mới lớn là do "ở trong hoàn cảnh liên quan đến cha mẹ". Cô ấy nói rằng Emily không bị "rối loạn nghiêm trọng", và cho rằng những khó khăn của cô bé gần như hoàn toàn là do "việc làm yếu kém" của cha mẹ. Hoàn toàn có một "hoàn cảnh liên quan đến cha mẹ" - được tạo ra chủ yếu khi Emily cư xử theo cách tính toán và lừa dối, và trở nên cực kỳ thành thạo trong việc thân thiết với bên này để chống lại bên kia. Cô bé thích trong môi trường ít những ngăn cấm hơn. "Đơn thuốc" dành cho cô bé để giải quyết mọi vấn đề là những người khác nên đầu hàng theo yêu cầu của cô. Cả gia đình, đặc biệt những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn, đều là tù nhân tâm lý của Emily.

    Nhà trị liệu đã sai lầm khi cho rằng hành vi của Emily là do bất hòa từ cha mẹ. Mối quan hệ không tốt đẹp giữa ông bà Douglas đã tạo cơ hội cho Emily thúc đẩy sự chia rẽ lớn hơn bao giờ hết giữa họ, tạo ra sự phân tâm, sau đó làm bất cứ điều gì cô ấy muốn trong khi cha mẹ đang bất đồng. Gia đình vẫn trong tình trạng hỗn loạn vì cô bé mới lớn này gần như xâm chiếm các thành viên trong gia đình khi làm tổn thương và lừa gạt mọi người. Các vấn đề của Emily mang tính chất đặc trưng bản thân hơn là mang tính "gia đình". Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên tìm đến các chương trình tư vấn chia sẻ trách nhiệm làm cha mẹ để gia đình có thể hoạt động như một thể thống nhất. Liệu pháp hệ thống gia đình mà bác sĩ trị liệu của cô ấy đề xuất là một sự lãng phí thời gian vô cùng lớn. Nếu cha mẹ không gặp đủ số vấn đề trước khi thực hiện liệu pháp gia đình thì có lẽ họ cũng sẽ phải gặp thêm nhiều vấn đề hơn nữa trong thời gian sau đó. Tôi từng gặp những người phải xin tị nạn khi thực hiện liệu pháp gia đình do tất cả những gì cha mẹ nhận được trong trải nghiệm đó là những hóa đơn khổng lồ và nhiều căng thẳng hơn. Tôi đề nghị Emily nên gặp bác sĩ trị liệu riêng của cô bé, người sẽ giải quyết các kiểu suy nghĩ đang tiếp tục dẫn đến hành vi hủy hoại người khác và sau cùng là đối với chính bản thân cô bé.

    Một chuyên gia sức khỏe tâm thần luôn có thể xác định một số vấn đề tiềm ẩn và phát hiện xung đột trong tất cả mọi gia đình. Liệu pháp hệ thống gia đình cho rằng các vấn đề của một thành viên là triệu chứng của sự xáo trộn trong toàn bộ gia đình. Một giả thuyết cơ bản cho rằng một đứa trẻ có thể vi phạm pháp luật vì nó đã trở thành vật tế thần mà gia đình vô thức lựa chọn để thực hiện những tưởng tượng và sự bốc đồng bị cấm đoán của các thành viên khác.

    Có thể hệ thống gia đình bị xáo trộn làm phát sinh các trường hợp cá biệt liên quan đến hành vi chống đối xã hội. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào từ việc nghiên cứu các gia đình cho thấy hệ thống bị xáo trộn là nguyên nhân khiến trẻ em phát sinh và gia tăng các kiểu hoạt động phạm pháp. Trên thực tế, những gì thường xảy ra trong quá trình điều trị là đứa trẻ phạm pháp lấy gia đình làm người giơ đầu chịu báng. Trong khi nhấn mạnh rằng bản thân hoàn toàn bình thường và không cần điều trị, đứa trẻ đó sẽ tận dụng quan điểm của bác sĩ trị liệu rằng gia đình phải chịu lỗi vì đó là "bệnh".

    Tôi nhận được vô số thư và email từ những cha mẹ đẻ cũng như cha mẹ dượng đang cảm thấy thất vọng trên khắp nước Mỹ, những người bị giam hãm trong những cuộc đấu tranh không ngừng với những đứa trẻ như Don, Sam, Tom và Emily. Họ cho biết khi đưa con đi tư vấn, nhân viên tư vấn ngay lập tức cho rằng cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ dượng là người có lỗi. Họ trở thành tâm điểm của quá trình cố vấn, một trải nghiệm tương tự như khi bị đưa ra xét xử. Trong khi đó, quá trình tư vấn lại gần như không tạo ra tác động tích cực nào đến con cái họ. Rõ ràng, một số cha mẹ cần giúp đỡ. Thật không may, ngay cả khi họ thay đổi, điều này cũng không thể đảm bảo con cái họ sẽ trở thành một người có trách nhiệm.

    Đôi khi cha dượng, mẹ kế có thể gặp phải khoảng cách tâm lý khiến họ dễ trở thành mục tiêu hơn cha mẹ ruột. Họ phát hiện ra mặc dù bản thân luôn cố gắng hết lòng với con riêng, tuy nhiên những nỗ lực hết mình đó đều bị hắt hủi. Tamara đã phải vật lộn để đối xử tốt với Tony khi mẹ của cậu bé qua đời lúc cậu mới tám tuổi. Cô ngày càng mất tinh thần với con đường mà Tony đang đi - những người bạn cậu ta lựa chọn, không quan tâm đến trường học, lén lút và nói dối cũng như sự thiếu tôn trọng của cậu ta đối với bất kỳ ai yêu cầu cậu ta phải làm gì đó. Cô ấy thấy mình đang trong tình thế vô cùng khó khăn. Trong khi cố gắng nuôi dưỡng và thể hiện tình cảm với đứa trẻ, Tamara nhận thấy rằng Tony đã chống lại hầu hết mọi yêu cầu hoặc đề nghị từ phía cô. Khi tôi nói chuyện với Tony về mối quan hệ của cậu ta với mẹ kế của mình, cậu ta có thái độ khá mỉa mai. Cậu ta phàn nàn, "Bà ấy luôn làm lớn những chuyện rất nhỏ nhặt", và khẳng định không muốn nói chuyện với cô ấy chút nào. "Bà ấy không tin tưởng tôi cho lắm và tôi cũng không tin tưởng nhiều vào bà ấy", cậu ta nói. Tamara nhận xét: "Tôi không thể sống với một đứa trẻ không muốn có tôi trong cuộc đời của nó. Tôi đã cố gắng. Tôi đã xem cậu bé như một đứa trẻ cần được yêu thương". Mối quan hệ của họ trở nên tồi tệ đến mức cô ấy vô cùng buồn bã thừa nhận: "Tôi không thích đứa trẻ này". Tamara quyết định liên hệ với Tony bằng thư tay. Bức thư của cô ấy bày tỏ tình cảm tương tự như trong bức thư tôi từng gặp nhiều lần khi cha mẹ kế dũng cảm tiếp cận với nhóm con cái này, nhưng liên tục nhận về những lời từ chối. Tamara thấy rằng cô không chỉ thất bại trong mối quan hệ với con riêng, mà cuộc hôn nhân của cô cũng bị lung lay đến tận cùng.

    Rõ ràng là mẹ và con sẽ không thể sống cùng nhau trong một mối quan hệ tích cực và hòa bình. Mẹ cảm thấy hối tiếc về tình trạng đáng buồn này hơn là việc mẹ chắc chắn con sẽ tin điều đó.

    Con có những công cụ để tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của mình nhưng dường như con không sẵn sàng sử dụng chúng.. Mẹ trở nên bực bội khi thấy con lãng phí tiềm năng to lớn của mình. Đó là lỗi của mẹ, nhưng mẹ sợ bản thân sẽ thực hiện hành động của con một cách cá nhân, cảm thấy những hành động đó đang hướng vào mẹ - một kẻ xâm nhập vào cuộc sống của con. Cảm giác này có thể là chính đáng hoặc không.

    Thực lòng mẹ không cảm thấy mình đã mong đợi con nhiều hơn những đứa trẻ khác. Hai năm rưỡi mẹ yêu thương con. Hai năm rưỡi trước đâu mẹ đã rất muốn ôm con vào lòng, để con tận hưởng niềm vui, để con khóc trôi đi những nỗi sợ hãi trên đôi vai của mẹ. Mẹ đã rất muốn trở thành một phần tốt đẹp trong cuộc sống của con.. Giờ đây, sau hai năm rưỡi, mong muốn của mẹ là đánh cho con một trận để xem liệu điều đó có nhận được phản hồi hay không, bất kỳ phản hồi nào đó từ phía con. Mẹ muốn yêu thương hơn là ghét bỏ, thích những cái ôm để vỗ về. Mẹ muốn tình yêu mà mẹ đã có từ hơn hai năm trước hơn là tức giận và căng thẳng trong mẹ bây giờ.

    Chúng ta dường như đang tiến gần hơn đến một giải pháp hơn bất kỳ thời điểm nào khác. Mẹ rất mong muốn có được sự bình yên và ấm áp trong cuộc sống và ngôi nhà của mẹ. Quá nhiều tức giận, căng thẳng và thất vọng đang giết chết mối quan hệ giữa bố con và mẹ, cũng như phá hủy chính bản thân mẹ.

    Con cần phải biết những điều này và mẹ cần con biết những điều này. Mẹ xin chia sẻ trách nhiệm của mình. Bố của con rất yêu con và nhìn thấy những điều tốt đẹp ở con. Mẹ muốn yêu thương con nhưng tình yêu chỉ lớn lên nếu nó được nuôi dưỡng. Mẹ thấy được những điều tốt đẹp trong con người con nhưng cũng cần có một sự chỉ dẫn vững chắc. Có lẽ một ngày nào đó con sẽ quyết định để Chúa dẫn đường cho con và khi đó cuộc sống của con sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

    Yêu con..

    Tamara đã đạt đến điểm quan trọng cả trong mối quan hệ của cô với con riêng và với chồng. Hơn nữa, cô ấy bắt đầu chán ghét bản thân và nhận ra bản thân đang cư xử hoàn toàn trái ngược với những gì cô ấy đã hình dung khi trở thành mẹ kế của Tony. Cố gắng nuôi dưỡng, yêu thương và ủng hộ nhưng cô đã bị từ chối. Và cô cảm thấy tuyệt vọng khi chồng cô nghĩ rằng anh ta phải lựa chọn giữa cô và con trai của anh ta. Cô ấy không muốn từ bỏ cuộc hôn nhân hay Tony và quyết định tham gia buổi tư vấn cho các cặp vợ chồng.

    Không hiếm những trường hợp cha mẹ ly hôn rồi tái hôn gặp phải khó khăn để được con riêng chấp thuận. Những gia đình có con riêng thường đòi hỏi rất nhiều công việc khác nhau, và đôi khi là sự trợ giúp của chuyên gia. Tuy nhiên, kiểu trẻ nhỏ đang được thảo luận ở đây cố gắng lợi dụng tính cách của cha mẹ kế hoặc sự thực rằng người đó không phải là cha mẹ "thực sự" của nó để biện minh cho hành vi sai trái. Một cậu bé nói với tôi rằng mẹ kế của cậu, người trẻ hơn mẹ ruột của cậu, sẽ bắt cậu hoặc yêu cầu cậu trở về phòng riêng. Cậu bé nói ngắn gọn, "Đôi khi cháu làm theo yêu cầu; đôi khi thì không. Cô ấy không thể làm gì được đâu. Cô ấy không phải mẹ cháu. Không một ai ít tuổi hơn mẹ cháu có thể yêu cầu cháu phải làm điều gì". Cậu ta chế nhạo giọng nói của mẹ kế và bắt chước nét mặt cũng như cách cư xử của cô ấy.

    Đôi khi, một đứa trẻ vi phạm cố gắng thuyết phục những người bạn của mình rằng mình là người đáng tin cậy. Cậu ta bất ngờ trở thành người gánh vác trách nhiệm trong gia đình, hiếu thuận với cha mẹ và thể hiện thái độ tổng thể tốt hơn. Như thể mặt trời đã xuyên qua những đám mây đen. Điều này thực tế lại là một trò lừa đảo, một bình phong được tính toán để ru ngủ gia đình và nghĩ rằng cậu ta đang thay đổi tính cách. Nhìn chung, động cơ là đạt được thứ cậu ta mong muốn nhưng từng bị từ chối hoặc bị hủy bỏ do vi phạm. Điều này được gọi là "sửa đổi hành vi" trái ngược. Đứa trẻ tìm cách thay đổi quan điểm của cha mẹ, sau đó "thưởng" cho cha mẹ bằng một hành vi tốt. Cậu ta hy vọng một bước ngoặt tích cực tạm thời có thể xóa bỏ mọi vi phạm trước đó. Tuy nhiên, sự cải thiện trong hành vi không hề kéo dài.

    Sau nhiều năm bị tấn công bởi những giá trị của bản thân, một số bậc cha mẹ dần chấp nhận những quan điểm mà trước đây họ không thể chấp nhận. Trong một trường hợp, một người mẹ luôn phản đối vấn đề ma túy bất hợp pháp bắt đầu dịu lại, sau đó trở thành người ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa. Điều này xảy ra sau khi cô ấy bất lực trong việc ngăn cản con mình sử dụng chất cấm này và sau khi bị cậu ta thuyết phục rằng những người khác cũng đang sử dụng nó. Sự thay đổi thái độ như vậy xuất phát từ sự tuyệt vọng của những bậc cha mẹ muốn xích lại gần một đứa trẻ ngày càng tỏ ra rời xa gia đình.

    Nancy Lanza là mẹ của Adam, kẻ gây ra vụ xả súng tại trường học tại thị trấn Newtown, bang Connecticut. Với thông tin xuất hiện kể từ vụ xả súng năm 2012, dường như bà Lanza đã tìm cách giúp đỡ con trai mình nhưng cũng chính là người kích hoạt bản chất của anh ta. Ruth Marcus, nhà báo chuyên mục của tờ Washington Post mô tả cách mẹ của Adam phục vụ anh ta. "Một số loại bát đĩa không được phép sử dụng cho các loại món ăn nhất định. Không được tổ chức ăn mừng trong ngày Sinh nhật, Giáng sinh và ngày lễ. Người mẹ đã đuổi một con mèo vì kẻ gây ra vụ nổ súng này không muốn nó ở trong nhà". Bà Lanza luôn là người đi mua sắm và nấu ăn theo yêu cầu của con trai. Và bà ấy thậm chí còn chấp nhận việc Adam từ chối giao tiếp với chính bà ấy ngoại trừ thông qua email dù họ sống chung một nhà. Người mẹ này nuông chiều con trai đến mức bà ấy "khuyến khích anh ta quan tâm đến súng" và đã đưa cho anh ấy một tấm séc để mua một khẩu súng lục cho lễ Giáng sinh. Bà Lanza là một phụ huynh đã thực hiện các biện pháp phi thường để kết nối với con trai mình, "nắm bắt niềm đam mê chung" - súng.

    Với tư duy tính toán, một đứa trẻ có thể nhẫn tâm lợi dụng mong muốn của cha mẹ để tăng cường mối quan hệ của chúng. Đứa trẻ đó tin rằng thay vì mạo hiểm lùi một bước trong mối quan hệ, cha mẹ sẽ ngừng phản đối tất cả mọi vấn đề. Nếu một phụ huynh từ bỏ quyền kiểm soát nhưng người kia lại không thì mối quan hệ hôn nhân sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng.

    Độc giả có thể kết luận rằng, tôi đang để các bậc cha mẹ trốn tránh trách nhiệm bất kể những thiếu sót của họ là gì. Đó không phải là vấn đề. Cha mẹ ngược đãi, bỏ mặc con cái, quan điểm không nhất quán, tâm lý rối loạn có khả năng ảnh hưởng xấu đến con cái. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những cha mẹ như vậy sẽ luôn sản sinh ra tội phạm. May mắn cho xã hội là hầu hết trẻ em bị cha mẹ sao lãng hoặc lạm dụng không trở thành tội phạm. Hơn nữa, điều đáng chú ý là một số kẻ phạm tội lại là con cái của những cha mẹ luôn tận tụy, vững vàng và có trách nhiệm. Thật không may, những nỗ lực của cha mẹ nhằm giúp đỡ và dạy dỗ loại trẻ như vậy có thể và thường thất bại. Cuối cùng, cha mẹ thường là nạn nhân và con cái là kẻ đối xử tàn nhẫn, hoàn toàn không phải là trường hợp ngược lại.

    Một số khu vực pháp lý áp dụng hình phạt đối với cha mẹ khi con cái của họ thực hiện hành vi sai trái. Nếu một thanh niên vẫn ra đường sau giờ giới nghiêm của luật định, thường xuyên trốn học hoặc tham gia vào các hành vi vi phạm khác, cha mẹ có thể bị phạt hành chính hoặc phạt tù. Tôi đã phỏng vấn những bậc cha mẹ phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích, những người đã làm mọi cách có thể để hướng dẫn, ngăn cấm và kỷ luật những đứa con khó bảo nhưng rồi chỉ khiến cậu ta tiếp tục trốn tránh và bất chấp những nỗ lực tận tâm của cha mẹ. Việc trừng phạt các ông bố bà mẹ về hành vi phạm pháp của con cái có thể hữu ích khi áp dụng cho những người vô trách nhiệm và bỏ bê con cái, nhưng sẽ chỉ làm suy yếu và làm mất tinh thần của những bậc cha mẹ tận tâm và cần sự giúp đỡ chứ không phải sự chỉ trích từ cơ quan thực thi pháp luật và tòa án.

    Tất cả những bậc phụ huynh đọc chương này đều có thể cảm thấy hoảng hốt nếu họ có một đứa con sở hữu những hành vi được nêu ra ở đây. Nhưng trước khi kết luận rằng họ đang có một tên tội phạm mới chớm nở trong gia đình mình thì họ nên tự hỏi bản thân xem liệu con mình có đang thể hiện những biểu hiện hành vi cô lập đã được đề cập hay đang tham gia vào các hình mẫu đang ngày càng mở rộng và gia tăng hay không. Không phải đứa trẻ nào lấy cắp vài đồng xu nằm trên chiếc bàn nhà hay ăn trộm vài viên kẹo từ cửa hàng cũng đều trở thành tội phạm. Chương này thể hiện các hình mẫu về một số ít những đứa trẻ sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho xã hội, bất kể cha mẹ hoặc những người khác làm gì để răn đe và giúp đỡ chúng.

    Ngay cả khi cảm thấy bị chỉ trích, thất vọng và tức giận, các bậc cha mẹ vẫn đau buồn. Nhiều người nói rằng họ không thể ngừng nghĩ về con cái và mọi vấn đề liên quan đến chúng. Một người mẹ đã nói lên hoàn cảnh của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ phạm tội khác: "Tôi cảm thấy rất tiếc cho đứa con mười lăm tuổi của mình khi nó đã nuôi dưỡng quá nhiều hận thù đối với thế giới và những người xung quanh. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì để nó quay trở về nhà và tận hưởng cảm giác là một thành viên trong gia đình. Nếu có thể vung một chiếc đũa thần và biến mọi thứ trở nên tốt đẹp, tôi sẽ bán mọi thứ tôi có để đạt được sức mạnh đó.

    Tôi không thể chịu đựng việc nhìn đứa con hủy hoại cuộc đời của nó. Tôi rất muốn nghe rằng, dù chỉ là có thể, vẫn còn tia hy vọng giúp thằng bé trở thành một thiếu niên bình thường, hạnh phúc, một người có thể tận hưởng những năm tháng tuổi thơ quý giá này". Một bà mẹ khác nhận xét khi chia sẻ về cô con gái vô trách nhiệm, thô lỗ và luôn coi mình là trung tâm: "Hết lần này đến lần khác, tôi bắt đầu hy vọng vào con bé, nhưng sau đó nó luôn làm điều gì đó khủng khiếp. Nhưng tôi sẽ trở thành một người mẹ như thế nào nếu không còn hy vọng?"

    Một số ông bố bà mẹ đã kiệt sức miễn cưỡng kết luận rằng họ đã đạt đến ngưỡng không thể làm gì để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, sẽ vô cùng đau đớn nếu thực hiện điều khả thi duy nhất với họ lúc đó - cắt đứt quan hệ với đứa con của mình.

    "Tôi đang học cách buông bỏ", một ông bố chia sẻ. "Tôi không muốn trói buộc cuộc đời mình với vấn đề này. Tình trạng đó giống như một người thân bị bệnh nặng. Bạn cần phải sẵn sàng đón nhận cái chết của người đó". Tuy nhiên, nỗi đau hằng ngày vẫn dữ dội trong khi những sự kiện bình thường trở thành nguồn gốc của sự sỉ nhục. Cha mẹ sẽ phải nói gì khi người bà hỏi về đứa cháu nội của mình? Việc phụ huynh thừa nhận với nhân viên tư vấn học đường rằng họ không thể kiểm soát con cái ở nhà, chứ chưa nói gì đến ở trường thật đáng xấu hổ. Mỗi sự cố như một lời nhắc nhở mạnh mẽ về sự thất bại trong công việc mà họ coi là kinh nghiệm quan trọng nhất trong việc nuôi dạy con trẻ. Sau tất cả, đứa trẻ không có một chút quan tâm hay lo lắng về cảm giác đau đớn của cha mẹ. Khi được hỏi về cảm giác đau khổ của cha mẹ, một cậu bé lạnh lùng trả lời: "Nó giống như một cuộc phẫu thuật. Họ phải sống với nỗi đau. Đó là vấn đề của họ".
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng hai 2022
  8. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    3. ÁP LỰC TỪ BẠN BÈ

    Không có lời bào chữa nào cho tội phạm



    Bấm để xem
    Đóng lại
    "B ạn bè của tôi bắt tôi ăn cắp vặt. Bạn bè khiến tôi nghiện ma túy. Mọi người tôi biết đều làm vậy. Tôi cũng giống như bất kỳ thiếu niên nào khác". Đây là những câu nói điển hình mà tôi được nghe khi phỏng vấn các phạm nhân trẻ tuổi. Họ cho rằng họ bị gây sức ép, bị bắt nạt, bị lừa dối, hoặc thậm chí bị buộc phải phạm tội. Đây là những gì họ nói với người khác chỉ sau khi họ bị bắt, khi họ đang cố gắng tránh khỏi những hình phạt. Nhiều phụ huynh cũng có cùng quan điểm khi cho rằng về cơ bản con cái họ là một đứa trẻ ngoan nhưng bị lừa dối và hư hỏng do "giao du với nhầm đám đông". Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác.

    Nhiều nhà quan sát chuyên môn cho rằng việc kết giao với những người đồng trang lứa phạm pháp là một "yếu tố nguy cơ mạnh mẽ" để trở thành tội phạm. Nhưng điều này cũng giống như việc lặn xuống nước sẽ khiến bạn bị ướt. Điều này không biểu lộ gì về quan hệ nhân quả nhưng thể hiện rất rõ về quyết định lựa chọn. Một phạm nhân trẻ tuổi nhận xét: "Những người như chúng tôi sẽ tìm thấy nhau". Tội phạm tìm kiếm nhau vì mục đích riêng của chúng. Theo kiểu giống như radar, họ thu hút những người khác có cùng mối quan tâm. Họ không bị lôi kéo vào hoạt động phạm tội trái với ý muốn. Nếu một thanh niên có trách nhiệm đưa ra lựa chọn thiếu khôn ngoan và đánh giá sai một thanh niên khác mà anh ta phát hiện ra là không tốt, cuối cùng anh ta sẽ tự giải thoát khỏi tình huống đó và rất có thể là khỏi toàn bộ mối quan hệ đó.

    Không thể phủ nhận rằng áp lực từ bạn bè thực sự tồn tại từ khi lọt lòng đến lúc chết. Từ những nhóm vui chơi ở cấp mầm non đến cuộc sống khi trưởng thành, chúng ta trải qua nhiều áp lực từ những người xung quanh, đặc biệt là các bạn cùng trang lứa. Mỗi trường trung học đều có các bè phái và nhóm xã hội riêng - những kẻ mọt sách, những kẻ kỳ quặc, những gã khờ khạo, hội con nhà giàu.. Câu hỏi quan trọng là đứa trẻ chọn lựa chơi với những người bạn nào.

    Ở các khu vực thành thị và ngoại ô, trẻ em sẽ tụ tập tham gia các hoạt động có tổ chức. Khi gặp gỡ những người mới và khám phá ra những sở thích mới, chúng tham gia vào các hoạt động thể thao, các nhóm tôn giáo, các câu lạc bộ hướng đạo sinh, phục vụ cộng đồng và các câu lạc bộ ở trường. Quá trình hòa nhập xã hội diễn ra khi những đứa trẻ này học hỏi về sự hợp tác, cạnh tranh, chia sẻ và tự chủ. Trong khi những đứa trẻ có trách nhiệm khám phá ra những cơ hội để có được niềm vui và phát triển cá nhân thì đứa trẻ phạm pháp lại trải qua cảm giác bồn chồn và ngày càng chán chường. Một số kẻ phạm pháp không tham gia bất kỳ hoạt động có tổ chức nào. Một số khác tham gia nhưng lại bỏ giữa chừng. Họ bực bội khi phải thực hiện các yêu cầu mà người khác áp đặt. Một cậu bé nói rằng cậu ấy bỏ hội Nam Hướng đạo vì: "Tôi không thích nghe theo người lớn và những gì họ bảo tôi phải làm". Anh ta tố cáo các thành viên trong hội của mình là "tọc mạch và phiền phức". Anh ta khẳng định, "Tôi không cảm thấy mình là một phần của hội. Tôi bỏ tham gia chỉ vì tôi không thích nó". Những thanh niên như vậy dừng tham gia các hoạt động có tổ chức vì họ không nhận được sự khen thưởng mà họ nghĩ rằng họ xứng đáng có được. Họ lúc nào cũng lựa chọn đối đầu với huấn luyện viên, trưởng nhóm hướng đạo, hoặc những người đứng đầu khác. Một đứa trẻ có trách nhiệm có thể bỏ một hoạt động nào đó vì nó chán nản và không nghĩ rằng mình có thể đáp ứng những gì được yêu cầu, hoặc có lẽ vì nó phát hiện ra một hoạt động khác hứng thú hơn. Người phạm tội đổ lỗi cho tổ chức, người lãnh đạo hoặc những thành viên khác. Anh ta muốn sự công nhận ngay tức thì nhưng lại không muốn làm những gì cần thiết để xứng đáng với nó.

    Trẻ nhỏ không phân chia thế giới thành những đứa trẻ ngoan và hư. Nhưng từ khá sớm, chúng hình thành ý thức về những đứa trẻ biết nghe lời và những đứa trẻ gây rắc rối. Đứa trẻ trở thành kẻ phạm pháp giống như một thỏi nam châm thu hút những đứa trẻ liều lĩnh và không vâng lời. Nó bị thu hút bởi những đứa trẻ thích mạo hiểm, làm những việc mà chúng không được phép làm. Để có được sự chấp nhận, nó phải chứng tỏ bản thân bằng cách thể hiện sự phù hợp với nhóm đó, rằng nó cứng rắn và đáng tin cậy. Nó cần ăn mặc như những người khác, bắt chước ngôn ngữ của chúng, đi theo chúng đến bất cứ đâu và làm những gì chúng yêu cầu. Theo thời gian, nó không còn bị coi là một kẻ bám đuôi mà là một thành viên trong số đó. Đứa trẻ có khuynh hướng phạm tội cực kỳ khinh thường những đứa trẻ có trách nhiệm. Tôi nhớ lại một cậu bé mười lăm tuổi từng khinh bỉ nói rằng, "Những đứa con nhà giàu, chúng nghĩ chúng thật gọn gàng với chiếc áo sơ mi cá sấu nhỏ của chúng. Tôi sẽ không trở thành một kẻ chết tiệt như chúng". Không có gì sai với tuyên bố này về mặt câu từ cả. Nhưng vấn đề thực sự là việc đứa trẻ đó quyết định kết giao với ai? Những đứa trẻ trốn học, sử dụng ma túy và ăn trộm ở các cửa hàng. Một thiếu niên khác nói một cách đầy khinh thường về anh trai mình, "Đi học, về nhà, làm bài tập về nhà và ở với cha mẹ; điều đó giống như một con chó bị xích vậy". Đứa trẻ đó không chơi với những người bạn cùng lớp phù hợp hơn với mình và bị thu hút theo những đứa lớn tuổi hơn mà chủ yếu hay "đi chơi".

    "Đi chơi" là một cách diễn đạt thông thường không nhất thiết mang hàm ý tiêu cực. Nhưng khi những thanh niên phạm pháp nói rằng họ đang đi chơi và đưa ra rất ít thông tin cụ thể về những gì họ thực sự đang làm, thì rất có thể là họ không có ý định tốt. "Đi chơi" có nghĩa là đi đến nơi nào đó và ở cùng với những người bạn mà cha mẹ có thể không biết và chắc chắn không đồng ý.

    Alan và cha mẹ cậu ta được một luật sư giới thiệu tới tôi. Cậu thiếu niên này dành phần lớn thời gian rảnh rỗi để đi chơi với vài người bạn. Khi bố mẹ cậu ta đi làm, những cậu thiếu niên này sẽ lén đưa các cô gái tuổi vị thành niên đến nhà, quan hệ tình dục với họ và quay phim lại. Khi bạn trai của một trong những cô gái biết được chuyện này, anh ta đã tìm cách trả thù và thông báo cho một tư vấn viên học đường. Kết quả là, những thanh niên này cuối cùng phải đối mặt với các cáo buộc hình sự. Alan không thấy gì sai trái với những gì đã làm và giải thích rằng "cậu ta chỉ mới là một thiếu niên". Còn rất nhiều điều mà Alan đã làm khi đi chơi. Việc bỏ lớp, bỏ trường khiến điểm số tụt dốc. Bởi vì cậu ta thuyết phục mẹ mình rằng bản thân bị ốm và nghỉ học được xem là có lý do. Mẹ cậu ta hầu như không hề biết được các lần trốn học của cậu ta. Được để mặc cho tự xoay xở, Alan gần như chẳng làm việc gì mang tính xây dựng mà chỉ dành hàng giờ đồng hồ để uống rượu với bạn bè và chơi trò chơi điện tử.

    Những người trẻ tuổi có trách nhiệm cũng "đi chơi". Nhưng nếu theo dõi cuộc trò chuyện và các hoạt động của hai nhóm, có thể nhận thấy những khác biệt đáng kể. Vấn đề không chỉ là nơi thanh thiếu niên tụ tập mà là chúng làm gì khi đến đó. Tại một trung tâm mua sắm, thông thường những đứa trẻ có thể sử dụng tiền tiêu vặt hoặc tiền kiếm được từ công việc, đi dạo xem hàng hoặc đứng xung quanh trò chuyện về việc ai đang hẹn hò với ai hay những gì đã diễn ra ở trường. Những kẻ phạm pháp sẽ lang thang khắp các cửa hàng, xem xét hàng hóa, suy tính cách đánh cắp bất cứ thứ gì có vẻ hấp dẫn. Hoặc chúng có thể thu hút sự chú ý bằng cách đánh nhau, đưa ra những nhận xét thừa thãi và khiêu khích đối với các cô gái, phân biệt và chế nhạo những đứa trẻ khác và có những hành vi gây rối nói chung.

    Khi những người phụ huynh đều phải đi làm, đôi khi họ khó có thể biết được bạn bè của con cái. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ đều cố gắng trò chuyện với con cái về những gì chúng đang làm, chúng sẽ đi đâu và đi cùng ai. Họ yêu cầu được gặp những người bạn này và hiểu về những con người đó. Thanh niên phạm pháp luôn tránh xa bạn bè chính vì anh ta biết cha mẹ sẽ không chấp nhận chúng. Nhiều bậc cha mẹ nói với tôi rằng họ mong muốn con cái dẫn bạn bè về nhà. "Tôi đã rất cố gắng để biến ngôi nhà trở thành một nơi thú vị để con trai tôi có thể gặp gỡ bạn bè", một bà mẹ chia sẻ. "Nhưng nó luôn ra ngoài. Chúng không bao giờ chịu đến đây".

    Tội phạm vị thành niên ngày càng nhiều hơn, táo bạo và nghiêm trọng hơn. Anh ta không trở nên hư hỏng do người khác và cũng không phụ thuộc vào họ để đưa ra những ý tưởng. Một loạt các kế hoạch tràn ngập trong tâm trí và anh ta thực hiện những kế hoạch thú vị và khả thi nhất. Anh ta có rất nhiều ý tưởng của riêng mình và dễ dàng tiếp thu bất cứ điều gì người khác đề xuất. Các hành vi phạm tội dường như ở mức nhẹ và bắt đầu khi anh ta còn rất trẻ. Khi bà của Sandy lái xe về nhà, bà nhìn thấy trong gương chiếu hậu cậu bé đang nghịch một chiếc ô tô đồ chơi mà cậu không có trước khi họ đi mua sắm. Bà quay xe trở lại cửa hàng và dẫn cậu bé đến gặp người quản lý để trả lại món đồ chơi đã ăn cắp. Việc trẻ nhỏ rời đi với một món đồ chưa được mua chắc chắn không phải là chuyện chưa từng có. Tuy nhiên, một khi hành vi vi phạm bị phát hiện và trừng phạt, họ sẽ hiếm khi tái phạm. Sandy không bị ngăn chặn. Bài học mà anh ta rút ra là anh ta cần phải cẩn thận hơn để không bị bắt. Ăn trộm đồ chơi rẻ tiền chỉ là khởi đầu của mô hình mở rộng sang việc ăn cắp tiền của cha mẹ, và sau đó, khi là một thiếu niên, anh ta sẽ tham gia cùng những đứa trẻ khác trộm đồ, chuyên ăn trộm đĩa DVD để đem bán. Chúng lao vào một cuộc chiến rạch lốp ô tô và đột nhập hàng trăm phương tiện. Chúng thích thực hiện các cuộc gọi nặc danh, thích thú việc gây "hoảng loạn" những người già cả. Tôi biết về những hành vi phạm tội này từ Sandy khi đang đánh giá về anh ta theo yêu cầu của cán bộ tại một cơ sở cải huấn dành cho trẻ vị thành niên. Ai biết được còn bao nhiêu sai phạm khác mà anh ta không tiết lộ?

    Cha mẹ, giáo viên và những người khác nghĩ rằng họ biết rõ những chàng trai và cô gái này nhưng thực ra lại không hề biết về cuộc sống bí mật của chúng. Nếu theo dõi sinh hoạt hàng ngày của những đứa trẻ đó, họ sẽ ngạc nhiên về số lượng và sự đa dạng của hành vi phạm tội cũng như mức độ nghiêm trọng của chúng. Jonas, khi ấy 10 tuổi, mải mê nghịch lửa và đốt cháy những con kiến trên đường lái xe vào nhà. Anh ta nhúng mũi tên vào chất tẩy sơn, châm lửa và bắn chúng vào thùng rác đựng nước. Anh ta đã học cách chế tạo bom aerosol và kích nổ. Anh ta thừa nhận sở hữu hàng tá chiếc bật lửa và dùng một trong số đó để đốt tổ ong chỉ để xem chuyện gì sẽ xảy ra. Jonas ăn cắp tiền của bố mẹ, gọi điện chơi khăm người khác và thường xuyên trốn học. Anh ta và một người bạn phát hiện ra một cuốn sổ séc nằm trên mặt đất. Mặc dù không biết cách viết séc nhưng Jonas đã nhanh chóng học được khi bạn của anh ta bắt đầu lải nhải về "tất cả những thứ tuyệt vời mà chúng ta có thể có được". Vì vậy anh ta đã giả mạo một tấm séc để mua pháo hoa trái phép với số tiền một trăm đô la.

    Giống như nhiều đứa trẻ phạm pháp khác, bạn bè của Jonas lớn tuổi hơn anh ta. Anh ta thừa nhận, "Một số người làm rất nhiều việc xấu. Một số trông có vẻ xấu tính và côn đồ, nhưng thực tế thì không như vậy". Jonas không chỉ cùng những người bạn này gây thiệt hại về tài sản, trộm cắp, giả mạo và hành hung người khác mà còn tự mình phạm các tội về tình dục. Jonas khỏa thân trước một phụ nữ trên đường đi xe đạp và liên tục khỏa thân trước cửa sổ ngôi nhà mình. Anh ta lén lút bước vào một gian nhỏ trong phòng tắm nữ ở trường để có thể nhìn trộm dưới vách ngăn. Tại một bể bơi, anh ta thực hiện hành vi vi phạm khi sờ soạng một bé gái. Anh ta bị bắt vì dụ dỗ một bé gái khác cởi quần áo, sau đó âu yếm cô bé. Jonas nói với tôi, "Mọi thứ khủng khiếp xảy ra với tôi. Tôi đã không may mắn!" Anh ta đổ lỗi cho bạn bè đã dẫn anh ta vào con đường sai trái. Những kẻ phạm pháp muốn thể hiện một hình ảnh bất khả chiến bại về bản thân trước những người cùng hội. Khi mỗi người thanh niên cố gắng chứng tỏ mình, cậu ta cũng đang đấu tranh để sự vượt qua những nỗi sợ hãi dữ dội mà anh ta muốn giấu kín. Nỗi sợ hãi về bóng tối, độ cao, nước và sấm chớp vẫn kéo dài đến tuổi thanh niên, thậm chí đôi khi đến tuổi trưởng thành.

    Những đứa trẻ này cũng lo sợ về cơ thể của chúng. Chúng phóng đại tầm quan trọng của mỗi cơn đau, thường là để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nào đó. Tuy nhiên, đau đớn về thể chất không thúc đẩy họ đến gặp bác sỹ vì lo sợ cơn đau thậm chí sẽ nghiêm trọng hơn. Do đó, một bệnh nhẹ nếu không được chú ý có thể phát triển thành vết nhiễm trùng hoặc căn bệnh thực sự. Những thanh niên này lo lắng về chiều cao, cân nặng, sức khỏe và sự hấp dẫn về thể chất. Một số tự ý thức về kích thước dương vật của mình đến mức từ chối tham gia các lớp giáo dục thể chất để tránh việc cởi quần áo. Một số người bị ám ảnh về phát triển vóc dáng và sức khỏe đã dành hàng giờ mỗi ngày để tập luyện-một kỷ luật tự giác mà họ không bao giờ có được khi ở trường học hoặc nơi làm việc.

    Tiếng tăm là điều hết sức quan trọng. Những thanh niên này tạo dựng và duy trì "hình ảnh đại diện" cho bản thân thông qua cách nói chuyện, phong cách ăn mặc và các loại hoạt động. Không thể phân biệt những lời tục tĩu và tiếng lóng ngoài đường phố kèm theo ngôn ngữ của kẻ phạm pháp tầng lớp trung lưu với ngôn ngữ của những kẻ tương tự hắn trong thành phố. Ngay cả khi còn là một đứa trẻ nhỏ, kẻ phạm pháp chấp nhận những thách thức từ người khác để thuyết phục họ rằng hắn không phải là "gà tơ". Những người chưa thành niên này chứng tỏ dũng khí bằng cách nhảy từ trên cao xuống, băng qua những ngọn đồi dốc trên ván trượt, đi tàu lượn siêu tốc đáng sợ nhất, đua xe đạp qua luống hoa của ai đó, cạnh tranh xem ai có thể ăn cắp được nhiều kẹo nhất từ cửa hàng. Chúng chơi thô bạo và tận dụng lợi thế không công bằng cả trong các môn thể thao có tổ chức và trong các trò chơi của riêng chúng. Chúng chứng minh cho nhau thấy bản thân sở hữu một cơ thể rắn rỏi bằng cách cố tình cắm những chiếc đinh ghim vào cánh tay hoặc đốt mình bằng thuốc lá. Không hề có giọt nước mắt rơi xuống, chúng thể hiện bản thân có thể chấp nhận mọi đau đớn.

    Những đứa trẻ có suy nghĩ phá hoại có thể biến nhiều món đồ thành vũ khí. Xe ô tô mở rộng cơ hội cho tất cả những người chưa thành niên trong độ tuổi lái xe thực hiện điều đó, và có thể xuất hiện những áp lực mới từ những người cùng trang lứa. Những thanh niên có trách nhiệm coi việc "sở hữu bánh lái" giúp giảm bớt phụ thuộc vào cha mẹ khi phải đưa họ đến đâu đó. Họ có thể lái xe một cách liều lĩnh để gây ấn tượng với bạn bè. Một số tận dụng sự tự do mới có được và lạm dụng ô tô để đi đến những nơi cha mẹ luôn luôn phản đối. Mối quan tâm đến ô tô là điều bình thường với nhiều thanh thiếu niên, nhưng những gì kẻ phạm tội làm với chiếc ô tô lại vượt xa quy chuẩn thông thường và không liên quan gì đến áp lực từ bạn bè đồng trang lứa. Nhiều kẻ phạm tội không đủ kiên nhẫn và lái xe trước khi được cấp bằng. Bạn bè cho phép anh ta lái xe, hoặc anh ta "mượn" xe trong gia đình. Chiếc ô tô được tung ra như một thứ vũ khí, và chàng thanh niên lái xe như thể đó là con đường của riêng anh ta. Với một chiếc ô tô, hoạt động phạm tội có thể tiếp cận nhiều nơi hơn. Đứa trẻ trong thành phố có thể tìm đến những khu vực giàu có hơn, và đứa trẻ ở vùng ngoại ô có thể tiếp cận các mối quan hệ trong nội thành.

    Đi chơi với những đứa trẻ phạm pháp khác và hoạt động phạm tội luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro bị bắt giữ, bị kết án và giam giữ. Thậm chí có thể gây ra những hậu quả không mong muốn và nghiêm trọng hơn. Đối với Mark, thật bi thảm khi đó chính là cái chết của người bạn thân nhất. Cậu ta tuyên bố rằng đó là một tai nạn, nhưng vì chỉ có cậu ta sống sót nên chỉ cậu ta mới biết được những gì đã thực sự xảy ra. Mark coi thường trường học và không chịu làm bài tập về nhà. Bố cậu ta thường xuyên khuyên cậu ta nên tập trung học hành. Bố cậu ta không thể cấm đoán một số hành động vì hiếm khi ở nhà nên Mark sẽ ra khỏi nhà hoặc mời bạn bè đến - một việc cậu ta bị nghiêm cấm. Đối với nhận xét của bố cậu ta về "tác động xấu" từ bạn bè, Mark chia sẻ trong một cuộc đánh giá tôi đang tiến hành rằng, "Ông ấy không thể ngăn tôi đi chơi với họ. Những đứa trẻ tôi chơi cùng sẽ khiến ông ấy ngạc nhiên. Ông ấy sẽ không nghĩ tôi đi chơi với những đứa trẻ gặp nhiều rắc rối ở trường". Mark khoe khoang, "Một vài người trong số họ đã có kinh nghiệm khi gặp phải cảnh sát". Cậu ta nói như thể bản thân coi cuộc chạm trán với cảnh sát như một huy hiệu danh dự.

    Mark muốn trở thành một trong những "người ngầu lòi". Thay vì bị áp lực phải tham gia cùng họ, cậu ta đã tìm đến với họ. Đối với sự lựa chọn bạn bè của mình, Mark nhận xét, "Họ khác nhau. Tôi không coi mình là con nhà giàu và sẽ không bao giờ như vậy. Những kẻ gây rối là những người ngầu hơn. Họ giống như tôi. Họ không vâng lời cha mẹ và đi chơi khuya". Mark đã "đi chơi" rất nhiều với những người bạn có "những trò đùa thực tế", theo cách gọi của cậu ta. Chúng sẽ bắt nạt những đứa trẻ khác, gọi điện thoại quấy rối và ném pháo hoa vào sân của các ngôi nhà. Chúng bấm chuông và biến mất. Cậu ta nhớ lại việc ném bóng nước vào những đứa trẻ mà cậu ta không thích. Cậu ta đã tìm đến một ngôi nhà trên cây mà một cậu bé phải bỏ ra nhiều giờ để xây dựng và phá hủy nó nhằm trả đũa một kẻ xúc phạm. Mark thừa nhận đã đánh nhau nhưng hợp pháp hóa hành vi đó nói rằng tất cả họ đều đang tự vệ.

    Tôi nên lưu ý rằng, về mặt tính cách, những đứa trẻ như Mark nói với người lớn rằng chúng không phải là kẻ bắt đầu cuộc chiến nhưng chính những người bạn xung quanh đã gây áp lực khiến chúng phải đánh nhau với người khác bằng "một thái độ tồi tệ". Hoặc chúng tự gây chiến, sau đó tuyên bố một cách có đạo đức rằng chúng đang bảo vệ bạn bè. Sự nhấn mạnh luôn nhắm vào những gì người khác đã làm để kích động một cuộc chiến. Một cậu bé nói với tôi, "Cháu không thấy mình là người có tính cách gây hấn". Tuy nhiên, khi lên chín tuổi, cậu bé đó bị đình chỉ học vì đánh một học sinh khác vào tường bằng một lực quá mạnh khiến cậu bé đó bị rách hở lưng. Sau khi thừa nhận, cậu ta khoe khoang mình đánh nhau nhằm "có một khoảng thời gian vui vẻ". Sau khi tuyên bố, "Tôi không đánh nhau với mọi người", một thanh niên thừa nhận đã từng đánh nhau nhiều lần. Cậu ta giải thích, "Tôi không đứng yên một chỗ và để người khác muốn làm gì với tôi thì làm. Tôi cần bảo vệ quyền lợi và chính bản thân mình. Tôi sẽ không ẻo lả; nếu không tất cả bạn bè sẽ gọi tôi là kẻ nhát gan".

    Mặc dù luôn khẳng định bản thân không phải là một kẻ gây sự trừ khi bị ép buộc, Mark cuối cùng đã thú nhận cậu ta thích đánh đấm và cho biết, trong khi thành thạo các kỹ năng võ thuật, cậu ta cũng khám phá ra một cách để "ngăn chặn cơn đau". Niềm đam mê với súng của Mark đã thôi thúc cậu ta nghiên cứu về chúng qua các cuốn sách và tạp chí. Cậu ta thu thập binh lính đồ chơi và vũ khí, thường xuyên đến các cửa hàng đồ quân đội để mua đồng phục, phù hiệu, mặt nạ phòng độc, mũ bảo hiểm và các thiết bị chiến đấu khác. Khi mới chín tuổi, cậu ta đã sở hữu một khẩu súng BB, và lên mười hai tuổi, cậu ta có một khẩu súng trường cỡ nòng 22 được phép sử dụng để thực hành mục tiêu khi đến thăm chú của mình. Cha của Mark cất giữ khẩu súng trường này và một khẩu súng lục trong tủ quần áo và cấm con trai chạm vào bất kỳ thứ vũ khí nào trừ khi ông có mặt ở đó. Mark phớt lờ những lời cảnh báo và cấm đoán đó. Một động lực khiến những người bạn đến nhà cậu ta đó, để đổi lại lời cam kết giữ bí mật về việc anh ta đến nhà người chú, là họ có thể cầm những vũ khí mà Mark lấy ở trong tủ ra. Trong một lần, Mark nhắm khẩu súng lục vào những cậu bé đến chơi. Khi mô tả với tôi việc chúng quậy phá nhà cửa và đá vào con chó của mình, cậu ta giải thích, "Tôi gặp nhiều khó khăn khi muốn kiểm soát họ. Tôi đặt ra những giới hạn nhưng họ không hề tuân theo. Tôi nghĩ họ là bạn của tôi. Họ đã từng như vậy và không có gì tồi tệ xảy ra cả". Cậu ta lý giải hành động chộp lấy khẩu súng lục vì "đó là cách duy nhất tôi có thể kiểm soát họ".

    Vào ngày xảy ra thảm kịch, người bạn thân nhất của cậu ta, người nhiều lần nhìn thấy những khẩu súng, đã xuất hiện. Mark nói người bạn đó "thao túng tôi" vì cứ đòi anh ta lấy khẩu súng lục ra để có thể cầm nó. Anh ta đảm bảo khẩu súng không được nạp đạn rồi đưa nó cho người bạn, và sau đó muốn chơi trò "tránh xa". Mark kể, "Tôi đã nắm lấy khẩu súng và vô tình bóp cò chỉ để cố gắng đuổi anh ta đi". Sau khi mô tả những gì xảy ra, anh ta nói với tôi bằng vẻ lạnh lùng, "Cái chết của anh ta một phần do anh ta tự gây ra".

    Các bậc cha mẹ và chuyên gia tư vấn của những đứa trẻ như Mark cho rằng sự lựa chọn bạn bè của trẻ là do lòng tự trọng thấp, điều này khiến chúng không hòa nhập được với những người khác có lòng tự trọng cao hơn trong cuộc sống thường nhật. Sự thật đúng là nhiều thanh niên cảm thấy không thể "hòa nhập" vì họ cảm thấy lúng túng khi ra ngoài xã hội hoặc thành tích yếu kém khi ở trường. Khi so sánh bản thân với những bạn bè cùng trang lứa thành công hơn, một số tự coi mình là kẻ bị ruồng bỏ. Họ không muốn gì hơn là trở thành một phần của những điều bình thường. Nhiều người tìm cách để bù đắp cho những khác biệt về xã hội hay học thuật, bao gồm phát triển các sở thích đơn lẻ hoặc tham gia các hoạt động mà họ có lợi thế. Tuy nhiên, nhận thức của Mark rằng cậu ta không phù hợp với bất cứ nơi nào không phải do cậu ta cảm thấy kém cỏi. Lý do lại hoàn toàn ngược lại. Cậu ta khinh thường hầu hết các bạn cùng lứa, chế giễu những "con mọt sách mắt híp", và những kẻ chỉ biết vâng lời. Khi tôi phỏng vấn Mark sau khi bị bắt, cậu ta thừa nhận mình không có bạn thân.

    Chúng ta hãy cùng xem xét một mối quan hệ trong đó một đứa trẻ dường như đã lầm đường lạc lối vì là một kẻ yếu đuối và chỉ biết đi theo. Khi Ronald gặp Larry ở trường, cậu ta ngay lập tức bị Larry thu hút, mặc dù cậu ta khó có thể giải thích chính xác lý do tại sao. "Tôi không biết điều gì khiến người này thích người khác. Chỉ là chúng tôi có cách nghĩ giống nhau", cậu ta chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với tôi. Cậu ta giải thích rằng bản thân không chỉ có thể tâm sự với Larry mà Larry còn "có vẻ như khiến tôi trở thành một người tốt hơn". Larry đang hướng dẫn cậu ta cách "cư xử thật ngầu" và "cách ăn mặc quần áo xịn sò hơn". Ronald miễn cưỡng kể chi tiết, "Tôi cảm thấy không thoải mái khi nói về việc đó; Tôi không muốn phản bội lại sự tin cậy". Ronald dần mất cảnh giác và úp mở về mối quan hệ của mình với Larry. Larry đã tâng bốc Ronald và đôi khi trả tiền để cậu ta làm một số việc cho mình. Ví dụ, Larry trả tiền cho Ronald để làm bài tiểu luận. Khi tôi chỉ ra việc Larry trả tiền cho cậu ta để gian lận, Ronald phớt lờ quan điểm đó và phản bác bằng cách khoe khoang, "Không ai khác có thể viết tiểu luận tốt như tôi được". Ronald làm bất cứ điều gì Larry yêu cầu. Để đổi lấy việc chở anh ta đi khắp nơi, Larry đòi Ronald phải trả tiền. Các yêu cầu về tiền bạc vẫn tiếp tục, trong đó Ronald trả tiền cho các phụ tùng ô tô, thức ăn, xăng và đĩa DVD. Vào một lần, khi Ronald từ chối đưa anh ta tiền xăng, Larry đe dọa sẽ không cho anh ta đi cùng. Ronald qua đêm nhà Larry nhưng lại nói với bố mẹ rằng đang ngủ tại nhà một cậu bé khác. Cả hai không chịu sự giám sát của ai, cùng nghe nhạc, uống rượu hoa quả lạnh, bia, và hút cần sa vào sáng sớm và mọi chi phí đều lấy từ tiền tiêu vặt và tiền kiếm được từ công việc bán thời gian của Ronald. Chẳng bao lâu sau, anh ta đưa cho Larry một chiếc chìa khóa của nhà mình, căn nhà thường vắng người vào các ngày trong tuần vì cả bố và mẹ cậu ta đều đi làm. Larry tự uống rượu, thử nghiệm các thiết bị chụp ảnh đắt tiền và quan hệ tình dục với bạn gái trong phòng ngủ.

    Mẹ của Ronald không đồng ý cho Ronald kết bạn với cậu bé này bởi bà coi anh ta như một kẻ thao túng và hư hỏng. Bà thấy con trai mình quá phụ thuộc vào Larry và mối quan hệ của họ không hề xứng đáng với nhau. Khi được hỏi về quan điểm của mẹ mình, Ronald cáu kỉnh, "Bà ấy giả định quá nhiều", và chỉ ra bà chưa bao giờ để mắt đến Larry. Tất nhiên, điều này đúng vì Ronald không cho phép Larry ở gần bố mẹ mình.

    Trong các buổi tư vấn, Ronald thừa nhận đang để cho bạn mình kiểm soát nhưng không cảm thấy lo lắng, và cho biết dù sao thì anh ta cũng rất vui. "Anh ấy thật ngầu", Ronald nói như thể điều này đã giải thích hết mọi thứ.

    Ronald có phải chỉ đơn giản là một đứa trẻ không tự tin, ý chí yếu ớt, dễ bị tác động và dẫn đến lạc lối? Giữa hàng trăm bạn học cùng trường và vô số trẻ em hàng xóm, Ronald bị thu hút chỉ bởi một cậu bé này. Larry không ép buộc cậu ta trở thành bạn. Larry đã mở ra một thế giới mà Ronald sẵn sàng đón nhận, một cuộc sống thú vị hơn nhiều so với đời sống thông thường của hầu hết những người cùng thời với cậu ta. Ronald thấy người bạn này ngày càng cuốn hút khi cậu ta biết nhiều hơn về hoạt động phạm tội của Larry - bán bia cho trẻ vị thành niên, mạng lưới phân phối ma túy và hành vi trộm cắp tràn lan của cậu ta.

    Tội phạm tự nhận mình là người chịu trách nhiệm rất lớn chứ không phải là những người ít chịu tác động nhất. Việc thừa nhận có thể dễ dàng bị người khác tác động là điều hoàn toàn trái ngược với hình ảnh của một tên tội phạm về bản thân. Anh ta dễ dàng tham gia vào các hoạt động thú vị và điều đó sẽ thổi phồng tầm quan trọng của bản thân. Khi sẵn sàng hành động, anh ta chỉ cần một lời thúc giục từ người khác để làm động lực thực hiện một hành vi phạm tội mà bản thân đã suy tính trong đầu. Khả năng gợi ý của một người phụ thuộc vào yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với anh ta. Điều này phù hợp với cả những người có trách nhiệm cũng như những kẻ phạm tội. Một lái buôn có trách nhiệm không được phép tham gia vào các hành vi gian lận cho dù chúng có thể sinh lợi đến mức nào. Một doanh nhân không trung thực sẵn sàng gian lận nếu ai đó đưa ra đề xuất có thể khiến anh ta giàu có. Tóm lại, tội phạm sẵn sàng đón nhận những đề xuất nếu những gì đưa ra là thứ mà anh ta mong muốn.

    Bất kỳ thanh niên nào cũng có đủ loại cám dỗ - một chiếc áo khoác da đắt tiền, một chiếc điện thoại di động, một chiếc iPad, chìa khóa treo lủng lẳng trong ổ khóa của một chiếc xe thể thao không khóa, hay đồ uống có cồn trong tủ rượu của bố mẹ. Áp lực từ bạn bè đồng trang lứa không buộc một thanh niên phải phạm tội. Những thanh niên có trách nhiệm sẽ không động đến những gì không thuộc về họ. Nếu bị gây áp lực phải làm điều gì đó trái quan niệm đúng sai của bản thân, họ sẽ chọn cách không tham gia. Nếu tình cờ, một thanh niên có trách nhiệm mắc sai lầm khi phán xét và không chịu nổi sự cám dỗ, anh ta sẽ cảm thấy hối hận khi bị bắt - ngay cả khi hành vi phạm tội của anh ta không bị phát hiện - và sẽ không lặp lại hành vi đó. Trái lại, những kẻ đang có khuynh hướng tội phạm không hề hối hận về hành vi phạm tội của mình. Điều hối tiếc duy nhất là anh ta đã bị bắt và quyết tâm tránh bị bắt trong tương lai.

    Khi phỏng vấn Ronald, tôi nhận ra Larry hoàn toàn không phải là một người bạn. Ronald nhận xét: "Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì quan hệ bạn bè. Tôi không biết những người nào thực sự thích tôi". Cậu ta tóm tắt lại tất cả, "Tôi không biết làm thế nào để giải quyết các mối quan hệ. Tôi làm tổn hại chúng. Tôi là một người cô độc".

    Đặc điểm "kẻ cô độc" bị quy kết là thủ phạm gây ra các vụ xả súng hàng loạt. Những người trẻ tuổi này được cho là đã tìm cách trả thù sau khi bị những người cùng trang lứa tẩy chay vì khác biệt. Những lý do thực sự khiến họ thường bị xa lánh là vì họ đe dọa và khiến những người xung quanh sợ hãi. Vào tháng 3 năm 2005, Jeff Weise, 16 tuổi, tham gia một vụ xả súng tại một trường học ở một thị trấn nhỏ thuộc Minnesota và giết chết năm học sinh, một nhân viên bảo vệ, một giáo viên rồi sau đó tự sát. Một bài báo trên tờ New York Times dẫn sổ lời Weise cho biết: "Tôi có bạn bè, nhưng về cơ bản tôi là một kẻ cô độc trong một nhóm những người cô độc. Tôi bị đuổi ra khỏi mọi hoạt động họ thực hiện". Cách cư xử của Weise không thể giúp anh ta có được bạn bè. Anh ta "tự mình đi lang thang", mặc quần áo "theo phong cách của người Goth", trang điểm mắt và mặc một chiếc áo khoác choàng dài màu đen. Anh ta cho các học viên xem những bức vẽ tỉ mỉ gây nhiễu loạn mà anh ta vẽ trong tay của mình, một số mô tả những người có lỗ đạn xuyên qua trên đầu [và] những người chỉ còn sống nửa người với "cái nhìn trống rỗng". Anh ta cũng đăng một câu chuyện trên internet, trong đó một nhân viên bảo vệ của trường học bị "xé toạc cổ họng, và nhìn vào đó là một khối mô rách đẫm máu". Quan điểm của tôi là một số thủ phạm thực hiện những tội ác khủng khiếp là những kẻ cô độc không phải vì họ là nạn nhân của người khác mà vì họ đã xua đuổi người khác bằng hành vi của chính bản thân mình. Eric Harris và Dylan Klebold, thủ phạm của vụ thảm sát khét tiếng tại Trường Trung học Columbine năm 1999 ở Colorado, đã không cư xử như thể họ muốn trở thành một phần của những điều bình thường. Giống như Jeff Weise, họ được biết đến là những kẻ ăn mặc kỳ lạ và cư xử kỳ quặc. Họ tỏ ra không thích mọi nhóm học sinh. Một tạp chí quốc gia đã mô tả họ là hội tụ đủ lòng căm thù trên toàn thế giới: Tất cả người da đen, người đến từ nước nói tiếng Tây Ban Nha, người Do Thái, người đồng tính đến người da trắng. Những cá nhân như vậy cảm thấy tự hào khi khác biệt với những học sinh cùng lứa - những người mà chúng chẳng thấy gì ngoài sự khinh thường.

    Năm 2012, James Holmes giết chết 12 người và làm bị thương 59 người khác khi xả súng vào một rạp chiếu phim ở Aurora, Colorado. Các bản tin báo chí mô tả, giống như những kẻ giết người hàng loạt khác, thanh niên 24 tuổi này là một kẻ khiến mọi người thay đổi sự chú ý vì anh ta không tương tác với họ. Tờ New York Times mô tả Holmes đã "đi trên con đường đơn độc.. không gắn bó với những người xung quanh anh ta.. [và] ít nói đến mức đôi khi anh ta gần như câm".

    Sau khi bị đuổi học vì nhiều lần có hành vi sai trái và dọa đâm một học sinh khác, Toby, 15 tuổi, đã đăng ký vào một chương trình trị liệu toàn thời gian dạy các kỹ năng xã hội nhằm giúp cậu ta có thể xây dựng những mối quan hệ tốt hơn. Cố vấn của cậu ta nói rằng, khi tham gia chương trình, Toby "hoàn toàn hoang mang và lúng túng về cách tạo dựng quan hệ với những người cùng trang lứa". Vị bác sĩ cho biết, dù những đứa trẻ khác hoàn toàn ủng hộ nhưng cậu ta đã "ném những lời xúc phạm và trút giận không đáng có" về phía họ. Cô ấy quan sát thấy cậu ta "dường như muốn bỏ công sức để cố gắng khiến các bạn cùng lứa từ chối mình". Toby cũng tự cô lập bản thân khỏi những người hướng dẫn. Khi họ yêu cầu cậu ta hoàn thành tất cả các yêu cầu của chương trình hoặc thực hiện các công việc, Toby sẽ phản ứng bằng cách bùng nổ, ném những lời lăng mạ và đe dọa chết chóc về phía họ. Cuối cùng, các nhân viên tin rằng Tony đã "có những bước tiến tích cực" trong các mối quan hệ bạn bè. Chưa đầy một năm sau khi tốt nghiệp chương trình, cha mẹ Toby hỏi ý kiến tôi về con trai họ vì cậu ta đang có những biểu hiện đáng báo động và họ không biết phải đối phó thế nào với cậu ta. Họ nghĩ rằng cậu ta không có bất kỳ tiến bộ nào trong việc hòa hợp với họ hoặc bất kỳ ai khác. Toby vẫn là một kẻ cô độc. Cậu ta nói một cách khinh thường về các học sinh trung học khác, "Không có một người nào có vẻ bình thường trong trường của tôi. Mọi người đều có vấn đề về tình cảm". Cậu ta thảo luận về niềm đam mê của mình với những kẻ giết người hàng loạt, chỉ trích những tay súng bắn tỉa ở Washington, D. C. Chỉ vì "chúng không cho mọi người cơ hội để bảo vệ bản thân hoặc bỏ chạy". Cậu ta tâm sự rằng mình "từng thích Đức Quốc xã vì họ đã giết rất nhiều người". Cậu ta đắm mình trong những cuốn sách đầy chi tiết về các vụ ám sát và thảm sát, và chia sẻ với tôi, "Thật thú vị khi thấy được cách một người có thể giết người khác". Cha mẹ của Toby đã ký giấy biên nhận cho phép tôi cung cấp thông tin này tới bác sĩ trị liệu mới của con trai họ, và tôi đã làm điều này. Trái ngược với những cá nhân xa lánh mọi người và khiến họ sợ hãi, một số tội phạm có tính cách hòa đồng và có sức thu hút. Với tính cách hấp dẫn, họ có thể lôi kéo người khác vào mạng lưới của mình và lợi dụng họ, hoặc trong một số trường hợp, sẽ thủ tiêu họ. Trong một bài báo trên tạp chí Vanity Fair có tiêu đề "The Roots of Evil", (tạm dịch: Nguồn gốc của cái ác) kẻ giết người hàng loạt Ted Bundy được cho là duy trì hình ảnh "một thanh niên vui vẻ dễ thương" đã trở thành phó chủ tịch của Hội Thanh niên Giám lý và sau đó là "ngôi sao đang lên trong chính trường của đảng Cộng hòa". Anh ta che giấu những mặt đen tối trong tính cách của mình, có thể "tước bỏ vũ khí" những người xung quanh và thành công trong việc "dụ dỗ những nữ sinh viên thông minh nhất, xinh đẹp nhất đến cái chết của họ". Cho dù kẻ phạm tội ở trong lứa tuổi thanh thiếu niên hay trưởng thành và đáng sợ như Weise hay thu hút như Bundy thì họ vẫn là những kẻ cô độc. Họ không cho phép người khác đến quá gần vì muốn che giấu nhiều thứ. Họ tập trung vào bản thân và không có khái niệm về sự có đi có lại cũng như sự đồng cảm cần thiết để thúc đẩy các mối quan hệ. Tình yêu, sự tin tưởng, lòng trung thành và tình bạn không tồn tại trong cuộc sống của họ. Grant trở về nhà sau khi ra tù. Trước sự thất vọng của vợ, thay vì tìm việc, anh ta lao ra những con phố và giải thích rằng anh ta cần quay lại với những người bạn đã lâu không gặp. Vợ anh ta hỏi những người được gọi là bạn bè này đã ở đâu khi anh ta ở trong tù. Họ có đến thăm anh ta không? Họ có đề nghị giúp đỡ vợ hoặc con cái của anh khi anh vắng mặt không? Họ thực sự không phải là bạn.

    Bắt nạt được coi là một yếu tố điển hình trong hành vi phạm tội. Câu chuyện đằng sau vấn đề này là, một số thanh niên bị hủy hoại về mặt tâm lý do liên tục bị những kẻ bắt nạt nhắm đến khiến họ không thể chịu đựng được nữa và muốn đáp trả lại. Nói cách khác, nạn nhân lại trở thành thủ phạm. Bắt nạt gần như không phải là một hiện tượng mới. Có lẽ hầu hết độc giả của cuốn sách này có thể nhớ lại những giai đoạn thời thơ ấu và thiếu niên từng bị những đứa trẻ khác chế nhạo và xô đẩy một cách thô bạo. Những kẻ bắt nạt có thể sử dụng loại "nọc độc" cụ thể của chúng bằng cách tập trung vào các đặc điểm ngoại hình, sự bối rối khi ra ngoài xã hội, chủng tộc, dân tộc, khuynh hướng tình dục hoặc bất kỳ đặc điểm khác biệt nào. Một thanh niên tôi phỏng vấn đã nhẫn tâm trêu chọc một cậu bé bị mắc chứng run tay chân khi cậu bé đang cố gắng đưa một cây kem ốc quế lên miệng. Một người khác nói với tôi rằng anh ta ghét những người đồng tính. Anh ta cho biết, "Tôi muốn trừng phạt họ, khiến họ cảm thấy như sống dở chết dở. Nếu họ chạm vào tôi và tôi nghĩ họ là một kẻ đồng tính nam, tôi sẽ đẩy họ vào tủ khóa hoặc đẩy họ ra xa". Hành vi bắt nạt là dấu hiệu báo trước của hành vi phạm tội trong tương lai. Những kẻ bắt nạt theo dõi những người khác nhằm xác định những điểm dễ bị tổn thương và tấn công vào đó. Họ cảm giác có được quyền lực to lớn khi đe dọa người khác và nhìn họ đau khổ. Với internet và các hình thức công nghệ khác, những kẻ bắt nạt có thể gây ra sự đau khổ chỉ với một cú nhấp chuột trên phạm vi rộng lớn mà không cần gặp mặt trực tiếp. Elizabeth Englander, một nhà tâm lý học, cảnh báo rằng hành vi bắt nạt và bắt nạt trên mạng bắt đầu xảy ra khi trẻ còn rất nhỏ. Bà cho biết, "Ở Massachusetts, hơn 90% học sinh lớp ba đã tương tác trực tuyến". Nhà tâm lý học Michael Nuccitelli, một chuyên gia trong lĩnh vực những kẻ săn mồi trực tuyến, chỉ ra rằng, "Bắt nạt thường chỉ giới hạn trong trường học, khu vực lân cận hoặc một vị trí địa lý nhỏ nào đó mà đứa trẻ bị bắt nạt có thể rời đi và tạm thời thoát khỏi tình trạng đó. Đối với hành vi bắt nạt trực tuyến, những đứa trẻ bị nhắm đến không thể thoát khỏi sự chế nhạo và quấy rối".

    Bất cứ ai từng là nạn nhân khi nhớ lại đều hiểu rằng bắt nạt gây ra tổn thương ghê gớm về mặt tinh thần. Giống như trẻ em phản ứng lại sự ngược đãi của cha mẹ theo những cách khác nhau, điều này cũng đúng khi chúng đối phó với sự ngược đãi do những kẻ bắt nạt gây ra. Một số đứa trẻ cảm thấy bất lực và thu mình lại với xã hội đến mức tránh đến bất cứ nơi nào có thể gặp phải kẻ hành hạ mình, thậm chí không đi học. Một số chấp nhận những bình luận ác ý nhắm vào họ và cảm thấy mất tự tin. Một số trở nên trầm cảm. Một số giải quyết tình huống bằng cách đối mặt với kẻ bắt nạt hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn. Theo báo cáo của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ về kết quả nghiên cứu kéo dài trong hai mươi năm trên 1.300 trẻ em của Đại học Duke các nhà nghiên cứu nhận thấy, trái với những đứa trẻ không bao giờ bị bắt nạt, những đứa trẻ bị bắt nạt "có nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần cao hơn, bao gồm trầm cảm, lo lắng, rối loạn hoảng sợ và chứng sợ không gian rộng". Theo tôi, mặc dù họ có thể tưởng tượng về cái chết của kẻ hành hạ mình nhưng hầu hết các nạn nhân bị bắt nạt sẽ không chộp lấy khẩu súng và tàn sát những người vô tội.

    Vậy những áp lực mà những người trẻ tuổi phải trải qua khi tham gia các băng đảng thì sao? Từ lâu, nhiều người cho rằng là thành viên của một băng đảng mang lại cho những thanh niên trải nghiệm về cảm giác gia đình mà họ bị tước đoạt. Từ góc độ bên ngoài, một băng nhóm mang đến hỗ trợ, chấp nhận và một cấu trúc cũng như hệ thống cấp bậc lãnh đạo, một con đường để được sự chấp thuận và thành công. Trong một băng nhóm có tính tổ chức chặt chẽ, một thành viên có thể cảm nhận được sự gần gũi, địa vị và quyền lực. Một số nhà khoa học xã hội cho rằng tư cách thành viên băng đảng tạo ra một phương thức dễ hiểu, thậm chí bình thường, để thích ứng với những hoàn cảnh dường như vô vọng. Nếu điều này là đúng thì tất cả những ai sống trong môi trường nghèo khó, điều kiện sống đang suy giảm hoặc bạo lực sẽ tham gia một băng đảng nào đó.

    Trái ngược với những gì các thành viên băng đảng nói khi phải chịu trách nhiệm, hầu hết đều không bị ép buộc tham gia. Ở những khu vực lân cận không có băng nhóm nào hoạt động, những thanh niên phạm pháp muốn hành động sẽ phải di chuyển những khoảng cách xa để tìm được một băng nhóm. Tham gia một tổ chức không giống như tham gia các câu lạc bộ. Thành viên tiềm năng phải chứng tỏ dũng khí thông qua một quá trình bắt đầu như "nhảy vào" và tham gia chiến đấu với các thành viên băng đảng khác. Hoặc anh ta có thể được yêu cầu chứng minh mình xứng đáng là thành viên bằng cách tấn công ai đó.

    Tôi đã phỏng vấn hai người đàn ông trẻ, José và Pedro, những người anh em lớn lên trong một khu phố nghèo có nhiều băng đảng ở động Los Angeles. José tham gia các băng đảng và ngồi tù trong phần lớn thời niên thiếu của mình. Anh ta nói với tôi về áp lực khi tham gia, sự hỗn loạn trong ngôi nhà của anh ta với người cha nghiện heroin và niềm tin rằng anh ta sẽ không bao giờ làm được gì. Dù bị bắt bao nhiêu lần đi nữa, anh ta vẫn sẽ quay lại "băng nhóm giang hồ" và ma túy. Khi được hỏi tại sao, José châm biếm, "Có lẽ họ đã không trừng phạt tôi thích đáng khi còn ở trong tù". Thực tế là chẳng gì có thể sánh được với cuộc sống thú vị khi anh ta còn là một thành viên trong băng đảng. José từ chối những đề nghị của các cố vấn mong muốn giúp đỡ trong thời gian bị giam giữ và thử thách.

    Pedro quyết tâm trở thành người đối lập với anh trai và cha mình, làm mọi thứ có thể để giúp mẹ có đủ tiền chuyển ra khỏi khu phố và sống một cuộc sống tốt hơn. Pedro đã báo cáo việc nhiều lần bị quấy rầy và lôi kéo tham gia một băng đảng. Anh ấy nói với tôi, "Người ta kỳ vọng bạn sẽ là một chiến binh. Họ sẽ bắt tôi trên đường về nhà." Tôi muốn nói, "Nó không dành cho tôi, tôi không phải là người theo thể loại băng đảng. Họ sẽ cười nhạo và tấn công tôi. Họ sẽ thấy tôi không nhượng bộ." "Tôi bị gọi là tên khốn và họ phỉ nhổ vào tôi". Như anh ta thấy được, các băng đảng mang đến một tương lai lụi tàn, ngục tù và chết chóc. Pedro nói, "Băng đảng chỉ là một vấn đề nhỏ trong thế giới rộng lớn này. Tôi muốn giống như Bill Gates chứ không phải là một gã bị bắn hạ. Các giáo viên và huấn luyện viên đã chỉ cho tôi thấy một lối thoát khác. Họ nói đến các trường đại học". Pedro vẫn giữ viễn cảnh về một thế giới mang đến cơ hội vô hạn nếu không dính dáng đến những rắc rối. Bất chấp nhà cửa hỗn loạn và áp lực từ các bạn cùng trang lứa, anh ấy vẫn đi theo triển vọng đó và kiên trì đến trường, học hành chăm chỉ, chơi thể thao và bỏ qua những cám dỗ xung quanh - đối với anh, đó hoàn toàn không phải là những cám dỗ. Về phần anh trai mình, Pedro nhận xét, "Anh trai tôi đã sống theo cách của mình, và tôi thấy được điều đó, Tôi thấy được những sai lầm của anh ấy".

    Ngoài sự phấn khích, các băng nhóm còn mang đến cơ hội để nâng cao ý thức về tầm quan trọng của một người và củng cố hình ảnh bản thân như một người cứng rắn. Mục đích của băng nhóm không phải là tạo ra một môi trường gia đình ổn định, giúp nuôi dưỡng và quan tâm đến các thành viên. Theo quan sát của Pedro, đó là một nhóm các chiến binh theo đuổi mục tiêu của họ một cách tàn nhẫn, và sẵn sàng loại bỏ bất kỳ ai phản bội họ. Trong một băng đảng, bất cứ ai cũng đều có thể trở nên vô tác dụng và bị loại bỏ. Lòng trung thành được thể hiện thông qua mật mã đường phố "đừng chỉ điểm". Các nghi thức gia nhập ban đầu, bạo lực và ma túy gần như không thể ngang hàng với sự nuôi dưỡng và hỗ trợ mà một gia đình thực sự mang lại. Nhiều người không có một cuộc sống gia đình ổn định thời thơ ấu đã phải vật lộn để tự giáo dục bản thân, đạt được những kỹ năng và làm việc chăm chỉ với mong muốn một ngày nào đó sẽ có được một gia đình mà họ chưa có được.

    Trong cuốn sách Wise Guy: Life in a Mafia Family (tạm dịch: Wiseguy: Cuộc sống trong một gia đình Mafia) của Nicholas Pileggi, cựu thành viên xã hội đen Henry Hill đã xác nhận vai trò cốt lõi của sự lựa chọn trong việc xác định con đường đi của mình. "Ở tuổi 12, tham vọng của tôi là trở thành một thành viên của xã hội đen. Trở thành một người khôn ngoan. Đối với tôi, trở thành một người khôn ngoan còn tốt hơn là trở thành tổng thống Hoa Kỳ.. Trở thành một người khôn ngoan là nhằm làm chủ thế giới. Tôi mơ ước trở thành một người khôn ngoan như cách những đứa trẻ khác mơ ước trở thành bác sĩ, ngôi sao điện ảnh, lính cứu hỏa hoặc vận động viên bóng chày".

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu trở thành thành viên của một tổ chức tội phạm có vẻ cực đoan thì hãy xem xét một thiếu niên thuộc tầng lớp trung lưu mà tôi có dịp nói chuyện cùng và nêu rõ quan điểm về cuộc sống cô ấy mong muốn. Cô ấy khoe khoang về sự tách biệt tự mình đặt ra giữa bản thân với những người có trách nhiệm cùng trang lứa mà cô hết sức coi thường. Cô ấy cho biết, "Những người thẳng thắn làm gì để giải trí, tôi chẳng bao giờ biết được điều đó. Họ làm gì? Nếu họ bắt đầu tổ chức tiệc tùng, họ sẽ trở nên lập dị". Cô ấy cho biết bản thân không có gì để nói chuyện với "những người thẳng thắn," và khẳng định những đứa trẻ cô muốn chơi cùng cũng giống như cô. Cô ấy nói rõ: Áp lực từ bạn bè không liên quan đến việc sống theo những gì cô ấy thể hiện và tôn vinh như là "lối sống năng động và bận rộn".

    Thấy hay thì hãy nhấn like, theo dõi mình nhé! ~
     
  9. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    4. TRƯỜNG HỌC LÀ ĐỊA NGỤC

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đ ấy không phải là diễn đàn để thảo luận về những vấn đề thiếu sót của trường học hay của hệ thống giáo dục, mà là nơi sẽ thể hiện rõ cách thức hoạt động của những kẻ phạm tội dưới vỏ bọc của một đứa trẻ tại bất kỳ ngôi trường nào chúng theo học. Sự thù ghét trường học đã được Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ coi là "yếu tố chính trong sự phát triển của hành vi phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên và bạo lực học đường". Thực tế là những kẻ phạm tội không chấp nhận môi trường học đường trong một khoảng thời gian rất lâu trước khi bị đuổi học. Anh ta buồn chán và "xa lánh" trường học vì mục tiêu của anh ta ít liên quan đến học tập. Thay vào đó, anh ta lợi dụng ngôi trường, sử dụng nó như một đấu trường thực hiện hành vi phạm tội hoặc làm vỏ bọc để phạm tội. Giống như cha mẹ anh ta, các thầy cô giáo không thể giúp hòa nhập và giáo dục những tội phạm này. Các chương trình giáo dục đặc biệt và tư vấn thường không thể đánh giá học sinh nào phạm tội, huống chi là thay đổi anh ta.

    Có ba hình mẫu khác nhau được những kẻ phạm tội thể hiện trong cách tiếp cận với giáo dục. Hình mẫu đầu tiên có thể nhận thấy ở những cá nhân bỏ học trước khi hoàn thành chương trình trung học. Trường học trở thành đấu trường dành cho hoạt động tội phạm miễn là tội phạm vẫn đi học. Những học sinh bỏ học này luôn chống đối lại giáo viên và ban giám hiệu nhà trường. Chúng thực hiện rất ít hoặc thậm chí không thực hiện công việc học tập, làm gián đoạn quá trình học tập của những đứa trẻ ham học và sẵn sàng bỏ học ngay khi có thể.

    Nhóm học sinh thứ hai tôi gọi là "buông thả". Trong những năm tiểu học, những đứa trẻ này không đặt nặng vấn đề kỷ luật. Chúng đủ thông minh để vượt lên trong học tập, nhiều đứa trẻ thậm chí đạt thành tích xuất sắc. Công việc học tập không quá khó khăn và chúng rất hòa hợp với những đứa trẻ khác. Những đứa trẻ này có một giáo viên tiểu học và chúng học cách làm hài lòng người giáo viên đó mà không tạo ra quá nhiều sóng gió và rắc rối. Khi bước vào ngôi trường trung học cơ sở, chúng gặp phải những giáo viên đặt ra nhiều yêu cầu khác nhau, bao gồm cả việc gia tăng đáng kể số bài tập về nhà, nhiều bài kiểm tra hơn và áp đặt thời hạn cho các bài luận và dự án. Do những nỗ lực nhỏ bé mà chúng bỏ ra trong những năm trước đó không đủ để đáp ứng những thách thức mới nên kết quả học tập dần giảm sút. Hầu hết những đứa trẻ này hoàn thiện bậc trung học, và một số vào đại học nhưng không thể tốt nghiệp.

    Nhóm thứ ba vượt trội về mặt học tập. Những học sinh này rất thông minh, luôn đạt được điểm cao và có thể đạt danh hiệu danh dự. Thành tích học tập giúp nâng cao danh tiếng của chúng, do đó giúp chúng dễ dàng đạt được bất cứ điều gì bản thân mong muốn. Một số sinh viên tài năng này tốt nghiệp đại học và tiếp tục đạt được những bằng cấp cao hơn. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét ba loại tội phạm này: Bỏ học, buông thả và thành công cao.

    Thấy hay thì hãy like, với theo dõi mình nhan~
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng hai 2022
  10. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    Học sinh quậy phá bỏ học

    Bấm để xem
    Đóng lại
    M ột số học sinh phạm pháp rất khó quản lý ngay từ khi mới đi học. Nhiều giáo viên có xu hướng cảm thông với chúng và coi những hành vi sai trái đó như những lời kêu gọi muốn được chú ý. Với suy nghĩ rằng trẻ em đôi khi cần thời gian để thích nghi với trường học nên người giáo viên này kiên nhẫn, cố gắng hướng dẫn những đứa trẻ vượt qua bất kỳ khó khăn nào. Vấn đề là những thay đổi không bao giờ thực sự xảy ra và lòng tốt của giáo viên bị lợi dụng như một điểm yếu. Sự thông cảm bắt đầu vơi đi khi đứa trẻ này lớn lên và hành vi của nó ngày càng phá phách. Một số thanh niên nổi cơn điên cuồng trộm cắp và phá hoại. Nếu chúng muốn một thứ gì đó của một học sinh khác, chúng sẽ tự mình thực hiện mong muốn đó. Những món đồ biến mất khỏi bàn làm việc, phòng ngủ, tủ khóa và các đồ vật biến mất khỏi tủ đựng đồ. Tùy thuộc vào mức độ an ninh, bãi đậu xe có thể trở thành một kho chứa những chiếc xe không khóa để đánh cắp. Những đứa trẻ nhanh chóng tìm khách hàng để tiêu thụ những món đồ đánh cắp nhằm phủi đi những món hàng nóng khỏi bản thân. Các giao dịch ma túy với lượng khách ngày càng nở rộ. Hành vi xâm hại tài sản xảy ra trong giờ học và giờ tan tầm. Hành vi phá hoại gây ra thiệt hại rất lớn khi những đứa trẻ hư hỏng đục khoét bàn, vẽ bậy lên những tuyến đường, xé sách vở, làm vỡ cửa sổ và phá hoại đồ đạc. Các giáo viên nhận thấy rằng việc đối phó với một hoặc hai trong số những hành vi ngỗ ngược này còn khó hơn dạy cả một lớp với những học sinh ham học.

    Một đứa trẻ rất khó tập trung vào bài học môn toán vào buổi sáng sau khi nó vừa bị quỵt tiền ăn trưa và bị cảnh báo tốt hơn hết là nó nên có nhiều tiền hơn vào ngày hôm sau. Một cậu học sinh gần như không thể học tập khi bị đe dọa cho ăn đòn nếu không nộp tiền để được "bảo kê". Một số đứa trẻ làm mọi cách để tránh sử dụng nhà vệ sinh ở trường học vì sợ bị trở thành nạn nhân tại những nơi không được giám sát. Nỗi sợ hãi rình rập quanh những hành lang trường học, nơi thường xuyên xảy ra các vụ tống tiền và đánh nhau. Nếu tồn tại một số lượng học sinh phạm pháp nhất định tập trung tại một cơ sở thì trường học sẽ bị ảnh hưởng đến mức như thể đang bị kìm hãm. Toàn bộ quá trình giáo dục trở thành con tin cho những đứa trẻ tạo ra bầu không khí sợ hãi và cản trở việc học hành.

    Một ngôi trường sẽ phải lựa chọn khía cạnh nào đáng để tập trung các nguồn lực quý giá giữa một loạt các vấn đề nhức nhối. Có thể tạm thời bỏ qua những hành vi không gây rối loạn nghiêm trọng hoặc lâu dài. Buông lỏng giám sát học sinh là một trong những vấn đề mà các ngôi trường thường không nghiêm khắc trong vấn đề đưa ra hình phạt, ít nhất là cho đến khi nó trở thành một hình thức thường xuyên xảy ra. Khi nhà trường thực hiện các biện pháp xử lý thì đứa trẻ đó đã có thể phủ nhận việc trốn học, tự viết giấy xin phép nghỉ học và giả mạo chữ ký của phụ huynh. Cha mẹ không biết rằng con mình trốn học, cũng như nó sử dụng thời gian như thế nào trong thời gian đó.

    Một số nhân viên nhà trường phải đối mặt với khó khăn trong công tác quản lý các học sinh gây rối. Nếu phải kiềm chế hoặc cách ly một đứa trẻ bạo lực, họ có nguy cơ gặp rắc rối với lãnh đạo nhà trường hoặc phụ huynh học sinh, bị đưa ra tòa hoặc bị bạn bè của kẻ phạm tội hành hung. Tuy nhiên, họ cũng có thể gặp rắc rối nếu không có hành động gì khi một đứa trẻ nào đó bị xâm hại. Đình chỉ học tập giúp tạm thời xoa dịu tình hình, tuy nhiên đuổi học vĩnh viễn một học sinh gây rối thường hiếm khi xảy ra, do đó khó có thể là giải pháp khả quan. Nỗ lực vận động một đứa trẻ như vậy tham gia một chương trình hoặc đến cơ sở đặc biệt gặp phải những cáo buộc rằng nó đang bị kỳ thị, bị tước đi cơ hội và bị ruồng bỏ.

    Trường học thường không tố giác hành vi tội phạm cho cơ quan công an. Họ muốn xử lý các vấn đề trong phạm vi nội bộ và tránh công khai. Lý do là bởi các lãnh đạo nhà trường không coi hành vi như vậy là một hành vi phạm tội. Lý do thứ hai là tố giác tội phạm có thể khiến một số cơ quan bên ngoài tiến hành công tác điều tra độc lập, từ đó gây rắc rối cho nhà trường. Lý do thứ ba là một vụ việc như vậy sẽ làm xấu hình ảnh cho cả ngôi trường cũng như ban giám hiệu.

    Nhiều trường học hiện nay có những nhân viên thực thi pháp luật ngay tại cơ sở. Ví dụ như tại Washington, D. C, các trường công lập và bán công có 102 "sĩ quan cảnh sát tại chỗ" được vũ trang ngay trong khuôn viên nhà trường và 253 bảo vệ không vũ trang trong năm học 2012-2013. Sự hiện diện của các nhân viên thực thi pháp luật tạo thành một tấm lưới ngăn chặn đối với một số hành vi phạm tội. Họ có thể ngăn chặn các cuộc xung đột cũng như bắt giữ đối tượng kịp thời. (Trong năm 2011, cảnh sát thuộc các ngôi trường tại D. C. Đã thực hiện gần năm trăm vụ bắt giữ) Một số trường có hệ thống giám sát an ninh giống như sân bay và học sinh phải đi qua mỗi khi vào trường.

    Nhiều trường học, đặc biệt là tại các khu vực nội thành, giống các khu vực chiến sự hơn là các trung tâm học tập vì có những kẻ phạm pháp cai quản địa bàn và khẳng định ai mới là người phụ trách ở đó. Năm 2013, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) công bố những phát hiện từ cuộc khảo sát trên 2.998 giáo viên từ bậc mẫu giáo đến lớp 12.94% số giáo viên này cho biết họ trở thành nạn nhân theo những cách thức như: 44% bị tấn công thể xác, 72% bị quấy rối, trong khi 50% bị trộm cắp hoặc thiệt hại tài sản tại trường học. Bạo lực đối với giáo viên đã trở thành một "cuộc khủng hoảng quốc gia".

    Tờ Baltimore Sun số ra ngày 16 tháng 2 năm 2014 đưa tin, trong năm học vừa qua, đã có 873 trường hợp bị đình chỉ học tập và tấn công nhân viên. Báo cáo này nhấn mạnh thực tế rằng, nhân viên tại các trường công lập bị tấn công thường xuyên hơn những nhân viên khác tại các cơ quan khác tại thành phố Baltimore, ngoại trừ nhân viên thuộc sở cảnh sát.

    Một bài báo của APA năm 2013 đã đề xuất các biện pháp ngăn chặn bạo lực đối với giáo viên. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, "Preventing Violence Against Teachers", Monitor on Psychology, tháng 11 năm 2013, 61-64. Một biện pháp can thiệp trong số đó là thu hút học sinh tham gia "các hoạt động tích cực" trong cộng đồng để nâng cao giá trị bản thân. Mặc dù phương pháp này có thể hiệu quả với nhiều học sinh, tuy nhiên rất ít học sinh phạm pháp muốn tham gia vào các tổ chức cộng đồng. Bài báo này tiếp tục cho biết, "các biện pháp can thiệp vào khủng hoảng tại trường học" mang lại "những thay đổi tích cực từ quan điểm của giáo viên và nhân viên.. nhưng không phải từ quan điểm của học sinh". Nói tóm lại, nhiều học sinh phạm pháp từ chối bất cứ thứ gì được đưa ra vì nó không phù hợp với sở thích của chúng.

    Một số hệ thống trường học áp dụng "chính sách không khoan nhượng" để đối phó với những học sinh mang ma túy hoặc vũ khí vào sân trường. Các chính sách này ngày càng gây ra nhiều tranh cãi. Rất ít người phản đối việc cần phải có những biện pháp mạnh mẽ để xử lý những học sinh đe dọa môi trường an toàn, tuy nhiên một số người chỉ trích đã lên án những chính sách này là thái quá và không hiệu quả. Một lực lượng đặc nhiệm do APA ủy quyền tuyên bố: "Các chính sách không khoan nhượng có thể tạo ra hoặc làm gia tăng một số hậu quả tiêu cực liên quan đến sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên do sự gia tăng tình trạng xa lánh, lo lắng, chối bỏ của học sinh và phá vỡ mối quan hệ lành mạnh của người lớn". Mặc dù điều này có thể đúng trong một số trường hợp, tuy nhiên hãy chú ý tới những đứa trẻ chúng ta đang xem xét. Ai xa lánh ai? Những đứa trẻ phạm pháp bị giam hãm trong cuộc chiến với những người muốn giáo dục chúng. Một giáo viên nói với tôi, Brian có thái độ kiểu "Tôi thách bà dạy được tôi đấy". Khi còn nhỏ, tội phạm xa lánh chính những người muốn dạy dỗ và giúp đỡ mình. Anh ta không quan tâm đến việc xây dựng "mối quan hệ lành mạnh của người lớn". Chắc chắn là bất kỳ chính sách nào cũng có thể bị áp dụng sai lệch. Đình chỉ học một đứa trẻ bảy tuổi vì nó cắn chiếc bánh ngọt thành hình khẩu súng và chĩa vào bạn cùng lớp là một phản ứng thái quá, và hình phạt tương tự với một thiếu niên mang aspirin trong túi vào sân trường cũng giống như vậy. Nhưng chắc chắn, sẽ cần đến một số hình thức "không khoan nhượng" để xử lý những học sinh đe dọa đến sự an toàn của cộng đồng.

    Về mặt học tập, hầu hết những đứa trẻ phạm pháp đều không phát huy hết tiềm năng của chúng. Do áp lực xã hội mạnh mẽ và luật định cần phải đến trường, một số học sinh duy trì việc đến trường trong một khoảng thời gian đủ để tránh gặp phải rắc rối với phụ huynh, giáo viên, nhân viên quản lý học sinh trốn học và tòa án. Khi chúng đến tuổi không bắt buộc phải đi học theo quy định của pháp luật, nhiều người sẽ bỏ học.

    Tỷ lệ mù chữ cao trong giới tội phạm thường được cho là do họ bị khiếm khuyết trong học tập. Giả thuyết được đưa ra như sau: Khi đứa trẻ bị khiếm khuyết trong học tập, nó thất bại, chán nản, bực bội và giảm đi lòng tự trọng. Cậu ta không nhận được sự quan tâm tích cực và sẽ bù đắp điều đó bằng cách tìm kiếm theo những hướng tiêu cực. Có lẽ một bộ phận nhỏ trẻ em vi phạm thực sự bị khiếm khuyết trong khả năng học tập, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ nhân quả giữa tình trạng khiếm khuyết học tập và hành vi phạm pháp ở tuổi vị thành niên. Lý do khiến hầu hết những đứa trẻ phạm pháp mù chữ là do chúng không chịu học hành chứ không phải bị khiếm khuyết trong học tập. Hãy xem những yêu cầu cần có với một bài học đọc - sự chú ý, tập trung, rèn luyện, kiên trì với một nhiệm vụ dường như tẻ nhạt hoặc khó khăn.

    Khi còn nhỏ, tội phạm luôn cho rằng mình thông minh hơn những người khác. Anh ta nổi cáu khi bị yêu cầu phải làm gì và phải thực hiện theo mệnh lệnh của người khác. Điển hình là câu nói của một cậu bé từng nói với tôi: "Cháu có thể đạt được tất cả điểm A nếu muốn, nhưng trường học rất tệ". Những người trẻ này thực hiện công việc ở mức tối thiểu và gần như không quan tâm đến kết quả cuối cùng. Chúng tự xác định tiêu chuẩn cho những gì có thể chấp nhận được. Một số kẻ phạm pháp thậm chí quyết định không thực hiện các yêu cầu được giao. Một anh chàng khẳng định, "Tôi thấy không cần thiết phải làm bài tập về nhà và tôi nói với giáo viên tôi sẽ không làm".

    Các hệ thống trường học gặp phải một vấn đề lớn khi tiếp nhận những học sinh thường xuyên quậy phá. Một hoặc hai học sinh như vậy có thể cướp đi cơ hội học tập của cả một lớp. Hầu hết mọi giáo viên đều đã có kinh nghiệm xử lý một đứa trẻ hoặc một cậu thiếu niên ngỗ ngược luôn đưa ra yêu cầu bất thường về thời gian của chúng. Đây không phải là một đứa trẻ nhiều lời, một "chú hề trong lớp", hay đứa trẻ luôn đòi hỏi phải có sự thúc giục liên tục mới chịu hoàn thành dự án hoặc nộp bài tập về nhà. Tồi tệ nhất, những học sinh này thực hiện hành vi vi phạm ngay trong lớp học - trộm cắp, hành hung và phá hoại. Chúng chiếm đoạt thời gian, sự chú ý và các nguồn lực nên được dành cho các học sinh khác trong lớp. Chúng không phản ứng với các biện pháp kỷ luật thông thường hoặc những nỗ lực phi thường để thu hút chúng vào các môn học. Ban giám hiệu không phải lúc nào cũng ủng hộ những giáo viên vốn đang phải dẫn dắt cho những cá nhân ngoan cố này. Một giáo viên nói với tôi rằng các lãnh đạo sẽ nói với giáo viên, "Nếu một học sinh cư xử không đúng mực trong lớp học thì giáo viên phải chịu một phần trách nhiệm". Cô ấy cho rằng, với thái độ như vậy, các nhà quản lý giáo dục sẽ "để những đứa trẻ ngỗ ngược tiếp tục ở lại trường và khủng bố những đứa khác".

    Đình chỉ học những đứa trẻ có vấn đề nghiêm trọng về hành vi khiến chúng không được giám sát khi ở nhà hoặc ngoài đường phố do cha mẹ chúng thường bận bịu đi làm. Nếu được xếp vào những nơi được coi là trường học thay thế với những thành viên giống như chúng thì chúng sẽ tiếp tục gây rối. Thông thường, những trường học như vậy là "bãi rác" cho học sinh.

    Tuy nhiên việc cho phép những học sinh này trở lại lớp học bình thường và cản trở những học sinh ham học lại là một trò hề. Sẽ là một sự bất bình khủng khiếp khi để những đứa trẻ chăm chỉ và ngoan ngoãn đến trường mỗi ngày phải lo sợ bị bắt nạt, bị giật tiền ăn trưa hoặc bị đe dọa theo nhiều cách khác. Đối với một số ít học sinh gây rắc rối, việc giới thiệu chúng đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần có thể mang lại tác dụng. Nhiều khả năng những đứa trẻ này sẽ từ chối bất cứ sự hỗ trợ nào từ các nhà cố vấn. Theo quan điểm của chúng, vấn đề không nằm ở bản thân chúng mà nằm ở những người khác.

    Đầu năm 2014, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Eric Holder tuyên bố rằng các chính sách không khoan nhượng khiến học sinh bị đình chỉ học "làm gián đoạn quá trình học tập" và góp phần đưa chúng từ "trường học đến nhà tù". Ông Holder cho rằng những biện pháp như vậy có tác động xấu đến giới trẻ, "làm tăng khả năng gặp phải các vấn đề pháp luật dành cho lứa tuổi vị thành niên và các hệ thống tư pháp hình sự trong tương lai". Có phải trật tự nguyên nhân kết quả đang bị đảo ngược? Không phải các chính sách làm gián đoạn quá trình học tập mà chính những học sinh gây ra rắc rối đòi hỏi cần phải có các chính sách này. Cũng không phải các chính sách này khiến những người trẻ tuổi bị bắt giữ. Có lẽ đã có sai sót khi áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với hành vi sai trái nhỏ bé. Tuy nhiên, khi hành vi phạm tội xảy ra trong trường học, các nhà quản lý cần phải có các động thái về mặt pháp lý.

    Nếu những học sinh gây nguy hiểm cho người khác được giáo dục trong các trường công lập thì cần phải đầu tư phát triển các chương trình với cơ chế giám sát chặt chẽ trong một môi trường mang tính quản lý chặt chẽ, trong đó một giáo viên và một phụ tá chịu trách nhiệm quản lý một số lượng nhỏ học sinh có thể trở thành tội phạm trong tương lai. Nếu những học sinh này cải thiện hành vi, chúng có thể được phép quay trở lại lớp học chính thống. Các biện pháp như vậy thường rất tốn kém. Tuy nhiên việc chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào cần thiết cũng sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho quá trình giáo dục con em chúng ta và có thể thay đổi những đứa trẻ có vẻ khó sửa khác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng hai 2022
  11. Nguyentrang005

    Bài viết:
    93
    Học tập giảm sút

    Bấm để xem
    Đóng lại
    M ột số học sinh có thành tích học tập rất tốt trong thời gian học tiểu học. Chúng không cảm thấy học tập là một việc khó khăn và gần như chẳng cần nỗ lực cũng có thể đạt điểm cao. Do có ít bài tập về nhà, chúng có thể hoàn thành ở trường hoặc tranh thủ làm khi ở nhà. Chúng hoàn thành công việc học tập đủ tốt để hiếm khi bị nghi ngờ liệu có cần động viên chúng hay không. Chúng thi đỗ lên lớp một cách dễ dàng. Một số đứa trẻ trong nhóm này có kết quả học tập rất tốt nên giáo viên thường buông lỏng những hành vi sai trái của chúng. Một giáo viên lớp 4 đã viết trên phiếu báo điểm của một cậu bé rằng: "Nếu có thể điều chỉnh hành vi phù hợp với khả năng học tập thì cậu bé sẽ là học sinh xuất sắc nhất trường".

    Clark, một cậu bé 9 tuổi, là một trong những đứa trẻ dường như sở hữu mọi đặc điểm tốt đẹp. Cậu ta đẹp trai, là một vận động viên xuất sắc, tôn trọng giáo viên và dễ dàng tiếp thu những gì được dạy. Bài kiểm tra trí tuệ cho thấy cậu ta nằm trong top trên những người có chỉ số thông minh vượt trội. Việc Clark có tính cạnh tranh cao trong mọi hoạt động là một điểm cộng quyết định nhưng cũng gây ra hạn chế. Một giáo viên chỉ ra "bản tính cạnh tranh" giúp cậu ta xuất sắc trong các môn học ở trường, nhưng cũng lưu ý "tính cách này đôi khi phản tác dụng về mặt xã hội. Cậu ta quá hung hăng với bạn bè của mình". Clark bắt nạt các học sinh khác và hay gây sự khi chơi các môn thể thao đồng đội đến mức nhiều lần bị khiển trách vì những hành vi thô bạo quá mức. Trong số một loạt các điểm A và "Xuất sắc" có ba điểm U (Không đạt yêu cầu) trong các danh mục "thể hiện sự tôn trọng đối với bạn bè, tài sản và người có thẩm quyền", "hòa đồng với người khác" và "khả năng cộng tác làm việc". Giáo viên xếp chỗ Clark cách xa những học sinh còn lại để cậu không làm phân tâm những học sinh khác hoặc ngược lại. Trong một ghi chú trên phiếu báo điểm của cậu bé, cô giáo nhận xét, "Chính hành vi xã hội của cậu bé vẫn là một mối lo ngại và khiến cậu không phát huy hết tiềm năng khi ở trong vị trí là một học sinh và nhà lãnh đạo".

    Clark vẫn còn rất trẻ, và tất nhiên hy vọng là cậu bé sẽ phát triển ra khỏi giai đoạn chỉ mang tính thời điểm này. Nhiều đứa trẻ đã trải qua những thời điểm thực hiện các hành vi gây rối. Tuy nhiên, chúng đã cải thiện nhờ quá trình uốn nắn và kỉ luật từ người khác cũng như học hỏi từ bạn bè. Đây không phải là những gì đang xảy ra với trường hợp của Clark khi cậu bé ngày càng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Việc Clark có thể vượt qua những vấn đề này trong một khoảng thời gian cũng không có gì đáng nghi ngờ vì cậu ta cực kỳ thông minh, giỏi thể thao, tài năng và rất cuốn hút. Nhưng tất cả những điều đó sẽ chỉ đưa cậu ta ngày càng đi quá xa. Cho dù cậu ta bỏ dở con đường đại học hay vạch ra một con đường hoàn hảo thông qua đại học hay bậc cao hơn cũng vẫn còn là vấn đề cần phải xem xét. Nhưng rõ ràng, rắc rối nghiêm trọng vẫn nằm ở phía trước nếu Clark không thay đổi những tính cách vốn đã khiến cậu ta xung đột với giáo viên và các học sinh khác (cũng như cha mẹ và các anh chị em).

    Khi những đứa trẻ như Clark bước vào cấp hai, chúng thường tiếp tục đạt được kết quả học tập tốt ít nhất là trong một khoảng thời gian nào đó. Trải nghiệm ở trường trung học cơ sở là điều mới mẻ và học sinh được tự do đi lại từ lớp này sang lớp khác mà không bị giáo viên giám sát suốt cả ngày. Chúng có thể đạt được kết quả xuất sắc trong giai đoạn phân loại đầu tiên vì nhiều bài tập có các tài liệu ôn luyện và không quá khó. Nhưng khi tính mới mẻ của trường trung học cơ sở mất dần và nhịp độ cũng như độ khó của bài tập tăng lên, một số học sinh không thể tự thích nghi và chất lượng học tập bị giảm sút. Một học sinh nói với tôi rằng, sau khi nhận được điểm xuất sắc trong kỳ thi đầu tiên, cậu ta trở nên "thất vọng" và "vỡ mộng" trong khoảng thời gian sau đó. Điểm của cậu ta giảm từ A xuống C. "Cháu không muốn nhận điểm C. Cháu không phải là học sinh ở mức C", cậu bé tuyên bố, sau đó thừa nhận, "Cháu đã mất đi động lực và khao khát của bản thân". Thực tế là cậu bé nhận thấy việc học ngày càng trở nên khó khăn hơn và không thể tiếp tục đạt điểm cao như trước đây với mức nỗ lực tối thiểu. Những thói quen được phát triển ở trường tiểu học không còn mang lại kết quả như bản thân mong đợi. Và cậu ta không thấy được bất kỳ lý do gì để bản thân phải học tập chăm chỉ hơn.

    Tôi từng tư vấn cho James, một học sinh lớp 10, và cậu bé nói rằng mình sẽ có một bài kiểm tra lịch sử vào ngày hôm sau. Tôi thấy cậu bé đi từ trường đến văn phòng tôi mà không mang theo sách vở nên đã hỏi cậu ấy về điều đó. Cậu ta trả lời rằng cậu ta biết mình sẽ vượt qua bài kiểm tra và không có lý do gì để xem lướt qua cuốn sách giáo khoa. Khi gặp James vào tuần sau đó, tôi hỏi cậu bé về kết quả bài kiểm tra này. Khi ấy, chủ đề này đã không còn trong tâm trí và cậu bé hỏi lại tôi đang muốn nói về điều gì. James thừa nhận không vượt qua bài kiểm tra, nhưng sau đó lại đổ lỗi cho giáo viên và bài kiểm tra. Thất bại không dạy được cho cậu bé bài học gì. Cậu ta tiếp tục nói về những mục tiêu cao cả của bản thân. Tuy nhiên những thứ đó chỉ thực sự là ảo tưởng chứ không phải mục tiêu. Cậu ta khẳng định bản thân có thể viết "một cuốn sách đáng kinh ngạc", sẽ trở thành một cuốn sách bán chạy bậc nhất và sau đó nhận được bằng danh dự.

    Đây là tư duy của một tên tội phạm. Chỉ nghĩ ra điều gì đó và muốn nó trở thành hiện thực. Khi James nói rằng cậu ta sẽ nhận được điểm A mà không cần học, đây không phải là một cuộc nói chuyện đơn thuần. Cậu ta hoàn toàn quả quyết điều đó sẽ xảy ra. Cậu ta không phải lôi sách vở về nhà và dành hàng giờ ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra. Khi nhận lại bài kiểm tra từ cô giáo với số điểm không đạt, cậu ta tái xanh mặt. Điều đó đáng lẽ không thể xảy ra. Giáo viên là một kẻ ngốc. Bài kiểm tra không phản ánh những gì cậu ta đã học được.. Khi mọi thứ không diễn ra như mong đợi thì đó luôn là lỗi của người khác bất kể những kỳ vọng có phi thực tế đến mức nào đi nữa. Đổ lỗi cho người khác là thói quen không có hồi kết: Trường học vốn có tiếng không tốt, giáo viên không biết cách dạy, giáo viên không thích anh ta..

    Nếu không đổ lỗi cho người khác, những học sinh này cho rằng họ bị khiếm khuyết, chẳng hạn như khiếm khuyết trong học tập. Perry nói với tôi rằng bài tập ở trường rất khó vì cậu ta mắc "chứng khó đọc". Không lâu trước khi nói ra điều này, cậu ta cho biết từng bị cuốn hút bởi một cuốn sách dài về kẻ thao túng và giết người Charles Manson. Khi tôi hỏi liệu "chứng rối loạn" của cậu ta có cản trở việc đọc cuốn sách đặc biệt đó hay không thì cậu ta trả lời, "Cháu đọc rất chăm chú nếu đó là chủ đề mình thích. Nếu nó nhàm chán, cháu không biết làm thế nào để tập trung cả".

    Những đứa trẻ như Perry có thể tỏ ra mình là người trách nhiệm bằng cách đưa ra những tuyên bố như: "Cháu không thể tiếp thu nhanh như những người khác. Cháu gặp khó khăn khi làm bài kiểm tra. Cháu rất dễ thất vọng". Thay vì mắc phải chứng khuyết tật nào đó, sự thật khiến những học sinh như vậy không thể học tập tiến bộ bởi vì chúng không hề tập trung. Chúng gặp khó khăn khi làm bài kiểm tra, nhưng đó là do chúng không chuẩn bị bài học. Chúng cũng dễ nản lòng vì khi không thể nhanh chóng nắm bắt được một chủ đề nào đó, chúng không muốn kiên trì cho đến khi đạt được kết quả tốt.

    Những học sinh buông thả chỉ hoàn thành ở mức đủ để vượt qua. Chúng "quên" làm bài tập về nhà hoặc lơ là không nộp bài tập. Các bài tập và bài luận bị vứt xó hoặc làm cẩu thả vào phút chót. Một cậu bé không có điều gì tích cực để nói về công việc học tập ở trường học nhưng lại tuyên bố thực sự thích nó. Khi tôi hỏi tại sao, cậu ta trả lời, "Cháu có thể thoải mái thư giãn đầu óc trò chuyện với bạn bè khi ở trường bởi vì cháu có thể gặp bạn bè ở đó". Đối với một chàng trai như vậy, các môn học gần như không được quan tâm. Một thiếu niên nói khá nghiêm túc, "Tại sao phải học lịch sử? Tất cả đều đã là quá khứ". Đây không phải là một lời chỉ trích dành cho trường học. Nếu chương trình đào tạo bao gồm một khóa học về phóng hỏa, phá két và bẻ khóa, những đứa trẻ này có thể cảm thấy bị thách thức và trở nên hứng thú.

    Một số học sinh buông thả học không gặp vấn đề gì khi đào sâu vào một chủ đề chúng quan tâm. Điều này phù hợp với thái độ của chúng đối với rất nhiều thứ trong cuộc sống: "Nếu tôi thích thì tôi làm, nếu không thích thì quên đi". Kết quả học tập của chúng hết sức yếu kém, chẳng hạn như ngoại ngữ, đòi hỏi sự chăm chỉ luyện tập, học thuộc và ghi nhớ. Chúng đạt điểm cao trong các môn học chúng yêu thích hoặc cảm thấy đó là một việc làm dễ dàng. Nếu không, chúng hầu như không qua môn.

    Có thể hiểu được sự tức giận của các bậc cha mẹ khi đứa con buông thả của họ mang về nhà một tờ phiếu báo điểm với điểm số thấp, đặc biệt là sau khi họ đã quen với mức điểm xuất sắc ở trường tiểu học của con cái. Làm thế nào mà học sinh danh dự của họ lại có thể trượt các bài kiểm tra và bị giáo viên gửi giấy báo về nhà vì không tự giác nộp bài tập?

    Van là một mẫu học sinh buông thả điển hình. Trong thời gian học lớp 5, với trí tuệ ở mức trung bình, Van luôn bị điểm D và F. Cha mẹ đã cho cậu bé học lại lớp năm, và cậu bé giải thích đó là "vì con đã không sử dụng hết tiềm năng của bản thân". Cậu ta sẽ phớt lờ các yêu cầu làm bài tập về nhà, lãng quên bài tập cho đến phút cuối cùng và đôi khi không hoàn thành công việc học tập. Năm lớp 6, cậu ta bị đình chỉ học một thời gian ngắn vì đánh nhau và biện minh là hành động tự vệ. Ở trường cấp hai, cậu ta nhiều lần bị đưa đến văn phòng hiệu trưởng vì cãi lại giáo viên. Cậu ta từng bị đuổi khỏi xe buýt của trường vì nói tục và có hành vi gây rối. Và cậu ta bị đình chỉ học tập một thời gian ngắn vì tội hút thuốc trong nhà vệ sinh. Năm lớp 10, Van nghe được tin đồn bạn gái sẽ chia tay cậu ta vì đã thích một chàng trai khác. "Tin đồn đó khiến tôi phát điên", cậu ta nhớ lại và đáp trả bằng lời đe dọa giết chết tình địch vào thời điểm đó. Van nói rằng anh ta không bao giờ thực sự có ý định thực hiện lời đe dọa của mình ngoại trừ việc "đang nói cho hả giận". Tuy nhiên, cậu ta đã bị đình chỉ học một tuần.

    Van chia sẻ rằng hoàn thành những bài tập về nhà là việc làm không "ngầu". Nếu cảm thấy công việc được giao thú vị thì cậu ta mới thực hiện việc đó. Cậu ta chủ động đọc cuốn tiểu thuyết kinh điển Fahrenheit 451 (tên tiếng Việt: 451 độ F) nhưng từ chối đọc những truyện ngắn "chán ngắt, ngớ ngẩn" được yêu cầu trong bộ môn ngôn ngữ Anh. "Những việc đó phải thực hiện theo yêu cầu của người khác", cậu ta nói với tôi, và nói thêm, "Cháu không phải là một người mạnh mẽ khi phải đối mặt với những việc bản thân không muốn làm". Cậu ta nghĩ rằng thật vô ích khi "giải những bài toán chẳng bao giờ dùng đến". Ngược lại, cậu ta chia sẻ, "Hầu hết mọi thứ liên quan đến khoa học đều thú vị". Cậu ta đắm chìm trong một số dấu mốc lịch sử vì thích "tìm hiểu về các cuộc chiến tranh". Tuy nhiên, cậu ta bị trượt môn tiếng Tây Ban Nha vì không chịu nỗ lực học tập một ngoại ngữ bắt buộc. Những kỳ vọng của Van vượt xa kết quả thực tế của cậu ta. Ngay sau khi nhận được phiếu báo điểm với điểm C, Van nói với tôi: "Dù sao thì, tất cả những gì cháu quan tâm cũng đã qua. Để đạt điểm A, cháu phải về nhà và học tập chăm chỉ, cháu không muốn làm điều đó". Với kết quả học tập yếu kém, cậu ta vẫn tưởng tượng mình đang đi bộ trong khuôn viên của một trường đại học hàng đầu cả nước. Với mong muốn tìm ra lời giải cho vấn đề kém tập trung của con trai, cha mẹ của Van đã tìm đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn. Khi còn học cấp 3, Van bắt đầu dùng thuốc điều trị chứng "rối loạn tăng động giảm chú ý" (ADHD). Khi nhận thấy việc sử dụng thuốc không giúp cải thiện điểm số hay bất kỳ biểu hiện nào khác trong hành vi của cậu ta, bác sĩ đã ngừng thuốc. Cậu thiếu niên chỉ kịp tốt nghiệp trung học, sau đó kiếm một công việc bán lẻ. Cuối cùng, Van phải vào tù vì bị kết tội trộm cắp tài sản.

    Đứa trẻ phạm pháp dường như sẽ có một khoảng thời gian ngắn chú ý tới hầu hết các bài tập trên lớp. Và nếu anh ta được chẩn đoán mắc chứng rối loạn thiếu tập trung thì căn bệnh đó có thể lý giải và bào chữa cho bất cứ điều gì, kể cả hành vi phạm tội. Andy, 16 tuổi, được giới thiệu đến gặp tôi để được tư vấn sau khi cậu ta làm vỡ hộp sọ của một người bạn cùng lớp trong một cuộc ẩu đả ở phòng thay đồ. Mẹ của Andy chuẩn bị sẵn một đống giấy tờ, bao gồm báo cáo từ các đánh giá giáo dục và tâm lý. Các báo cáo có đầy đủ các yếu tố tham chiếu liên quan đến chứng rối loạn ADHD được chẩn đoán gần đây của con trai cô. Thực tế, mọi vấn đề thiếu niên này gặp phải đều là do ADHD, bao gồm điểm thấp, cảm xúc dễ thay đổi, kỹ năng giải quyết vấn đề kém, bốc đồng, né tránh thử thách và sống tiêu cực. Tôi không biết làm thế nào ADHD lại có thể biện minh cho hành vi đe dọa tấn công một cậu bé của Andy, rồi lại tiếp tục đe dọa chỉ trong hơn một giờ sau đó. ADHD dường như cũng không liên quan đến các hành vi phạm tội mà Andy tiết lộ, bao gồm đánh nhau, hàng chục vụ trộm cắp, phá hoại tài sản, trộm cắp tài sản của cha mẹ, trốn học, gọi điện nặc danh, lái xe không bằng lái, uống bia khi chưa đủ tuổi và hút cần sa. Bào chữa cho hành vi của cậu ta bằng chẩn đoán với một hội chứng nào đó không hề giúp cải thiện hạnh kiểm của cậu bé.

    Các nhà giáo dục và chuyên gia sức khỏe tâm thần thường quan tâm đến quá trình chẩn đoán, và công việc này được thực hiện trong suốt quá trình nó được đưa ra để giải thích cho mọi khía cạnh trong hoạt động của một cá nhân nào đó. (Theo JAMA Pediatrics, tỷ lệ chẩn đoán ADHD đã tăng 24% kể từ năm 2001) Với Andy và những người khác giống như cậu ta, chẩn đoán có thể là một sai lầm. Andy có thể tập trung chú ý khi cậu ta quan tâm đến những gì giáo viên đang trình bày, một việc mà những thanh niên mắc chứng ADHD gặp phải những vấn đề khó khăn rất lớn mới có thể thực hiện. Mẹ cậu ta đã thấy những thời điểm cậu ta dành rất nhiều thời gian vào trò chơi điện tử, và Andy cũng có thể ngồi trong xe hàng giờ liền mà không hề bồn chồn trong những chuyến đi xa đến nơi cậu ta thích. Người cha của một thiếu niên khác kể rằng con trai anh ta, cũng được chẩn đoán mắc chứng ADHD, đã dành trọn hai ngày để lắp ráp một chiếc máy bay mô hình phức tạp, đòi hỏi cậu ta phải tỉ mỉ làm theo các hướng dẫn chi tiết và rắc rối. Tuy nhiên, ở trường, nơi mà cậu ta khinh thường, cậu ta dường như không thể tập trung. Rõ ràng, vấn đề của những đứa trẻ này không xuất phát từ tình trạng bệnh lý mà do không muốn tập trung vào bất cứ điều gì bản thân không thích. Một số thanh thiếu niên như Andy tìm thấy mối quan tâm trong các lớp dạy nghề và sửa chữa sự cố điện, sửa đường ống nước hoặc sửa chữa ô tô. Ngay cả trong những lớp học như vậy, nhiều đứa trẻ phạm pháp cũng gặp nhiều khó khăn và thử thách khi chúng cảm thấy buồn chán, không hứng thú và bị yêu cầu làm một việc gì đó bản thân không mong muốn.

    Ở tuổi 16, Warren trải qua một cuộc "đánh giá tâm lý" toàn diện. Cha mẹ cậu ta lo lắng về vấn đề khó tập trung, vô tổ chức và luôn trì hoãn của con trai họ. Warren được đánh giá có chỉ số thông minh ở mức khá cao. Báo cáo đánh giá bao gồm các nhận xét rằng cậu ta dường như không quan tâm đến trường học, mắc những lỗi cẩu thả và né tránh các nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực tinh thần bền bỉ.

    Nhà tâm lý học viết rằng Warren có vấn đề trong việc chú ý khi cậu ta cảm thấy chủ đề không thú vị và "bị phân tâm bởi thực tế là cậu ta không muốn thực hiện công việc". Hơn nữa, anh ta quan sát thấy Warren không cảm thấy bản thân đang gặp bất kỳ vấn đề nào với trường học hay bất kỳ khía cạnh nào trong hoạt động của mình, ngoại trừ thực tế rằng mối quan hệ của cậu ta với cha mẹ đang căng thẳng. Bỏ qua tất cả các yếu tố về mặt động lực và quan điểm, bác sĩ tâm lý chẩn đoán Warren mắc ADHD và đưa ra khuyến nghị về biện pháp và nơi điều trị. Nhà tâm lý học thậm chí còn khuyên rằng cậu ta cần được cung ứng hoạt động ghi chú nhằm hỗ trợ khi ôn thi, và nên được cung cấp bản sao bài giảng của giáo viên hoặc ghi chú của bạn cùng lớp.

    ADHD không hề ngăn cản việc đạt được thành tích. Nhiều đứa trẻ gặp phải khó khăn trong việc chú ý muốn đạt được thành tích cao trong học tập. Những đứa trẻ này không có dấu hiệu hành vi chống đối xã hội. Chúng làm bất cứ điều gì cần thiết để cải thiện thành tích học tập, kể cả học thêm ngoài giờ với một gia sư. Hoặc chúng cố gắng bù đắp bằng cách đạt được thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực khác ngoài hoạt động học tập, chẳng hạn như thể thao, nghệ thuật hoặc kỹ năng cơ khí. Một số trường hợp như vậy là nhờ sử dụng thuốc điều trị. Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy thuốc được kê đơn cho chứng rối loạn tăng động giảm chú ý làm thay đổi tư duy tội phạm.

    Một số độc giả có thể tự hỏi liệu việc chẩn đoán mắc ADHD có khiến một người đối mặt với nhiều nguy cơ thực hiện các hành vi phạm tội hơn hay không. Một số nghiên cứu cho thấy điều này cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, có hai vấn đề với những nghiên cứu như vậy. Đầu tiên, dường như không Có sự thống nhất về cách đánh giá ADHD. Thứ hai, để thực hiện một đánh giá thực sự chính xác, một chuyên gia sẽ phải quan sát đối tượng tham gia trong nhiều nhiệm vụ với các bối cảnh khác nhau, và điều này hiếm khi được thực hiện.

    Ngay cả khi những học sinh không có động lực, thiếu chú ý, tiêu cực hoặc có hành vi thù địch, giáo viên vẫn luôn có xu hướng thông cảm và muốn giúp đỡ chúng. Họ vẫn tin rằng những học sinh như vậy bị rối loạn cảm xúc. Chiến lược của họ là phát triển bất kỳ điểm mạnh nào của học sinh và nuôi dưỡng hình ảnh bản thân tích cực. Họ khuyến khích kẻ phạm tội thực hiện những gì anh ta có thể làm tốt và hạ thấp những điểm yếu kém và hành vi ngỗ ngược của anh ta. Bất cứ việc tốt nào đứa trẻ ấy thực hiện đều được nêu lên như một tấm gương cho những đứa trẻ khác. Khi được khuyến khích, giáo viên có thể nới lỏng các hình thức kỷ luật. Cuối cùng, học sinh này có được người giáo viên mà bản thân mong muốn. Cậu ta hiểu rằng giáo viên này sẽ không gây áp lực vì cô ấy muốn giữ bầu không khí hòa bình. Nếu giáo viên có những kỳ vọng cao hơn, mối quan hệ gắn bó sẽ trở nên rạn nứt và học sinh sẽ hành động như thể một đồng minh đã phản bội mình. Cậu ta thực hiện hành vi có lỗi với giáo viên vì bất cứ điều gì đó xảy ra và một lần nữa thể hiện mình là nạn nhân của sự bất công.

    Các giáo viên sẽ gặp khó khăn rất lớn khi một học sinh có năng khiếu bị trượt môn. Họ sẽ tăng cường chú ý và hỗ trợ như: Kéo dài thời hạn bài tập về nhà cũng như các dự án, giúp đỡ trực tiếp, giới thiệu gia sư và cố vấn cho những học sinh này. Các nhà giáo dục vẫn tận tâm giúp đỡ những đứa trẻ để chúng đạt được thành công. Một số học sinh có thể đạt kết quả tốt nhờ những biện pháp như vậy, trong khi một số đứa trẻ phạm pháp cố gắng lợi dụng chúng.

    Brad, 17 tuổi, là một chàng trai cực kỳ có năng lực, tuy nhiên nếu không nhận thấy một chủ đề dễ dàng hoặc đặc biệt hấp dẫn thì cậu ta sẽ từ chối thực hiện công việc đó. Một nhà đánh giá giáo dục nhận xét, "Lý do thực sự khiến cậu ta bị phân tâm là bởi cậu ta không muốn làm việc. Cậu ta tránh những công việc đòi hỏi nỗ lực tinh thần bền bỉ". Nhà đánh giá này đề nghị sử dụng liệu pháp tâm lý cá nhân. Cha mẹ của Brad đưa cậu đến gặp một nhà trị liệu, nhưng con trai của họ cung cấp rất ít thông tin, sau đó từ chối tham gia thêm bất kỳ buổi gặp gỡ nào nữa. Cậu ta cũng từ chối dùng thuốc điều trị. Vị chuyên viên đánh giá đề nghị Brad dành thêm thời gian để thực hiện các bài

    Kiểm tra, trong đó cậu ta được kiểm tra trong một nhóm nhỏ hoặc phòng riêng để giảm bớt sự phân tâm và có "thời gian nghỉ ngơi" sau mỗi ba mươi phút kiểm tra. Và cậu ta được phép làm lại một công việc để sửa chữa những lỗi bất cẩn trước đó. Nhà trường đã thực hiện những điều kiện hỗ trợ này, tuy nhiên vẫn không thể cải thiện động lực hay kết quả học tập của Brad. Brad tận dụng sự chú ý đặc biệt và tiếp tục tin rằng các giáo viên vẫn thông cảm và nhượng bộ nhiều hơn. Khi cân nhắc nộp đơn vào trường đại học, Brad hoàn toàn không thực hiện các bài tập hằng ngày. Giữa năm cuối cấp, cậu ta thi trượt môn khoa học. Người giáo viên thất vọng nhưng vẫn rất tận tâm của cậu ta gửi thư đến cha mẹ cậu ta rằng, [Brad]biết cậu ta có thể hoàn thành công việc nhưng cậu ta thực sự không muốn nỗ lực. Tôi và cậu bé đã cùng nhau thảo luận về thực tế rằng một người không thể chỉ mãi mong ước những gì bản thân mong muốn. Anh ta phải làm việc để đạt được được đó. Mẹ cậu ta cho biết các giáo viên đã "bắt đầu khen ngợi cậu ta với hy vọng thúc đẩy động lực của thằng bé đi lên". Có hai vấn đề đối với cách tiếp cận này. Đầu tiên, Brad đã làm một việc nhỏ đáng được khen ngợi. Thứ hai, Brad thiếu động lực bên trong. Một viễn cảnh mờ mịt cho thấy, một khi bước vào đại học (nếu thi đỗ), cậu ta sẽ tự biến thành một quả cầu lửa trong hoạt động học tập.

    Chris đăng ký vào một trường trung học dành cho học sinh có năng khiếu về toán và khoa học. Cậu ta rất xuất sắc, là kiểu học sinh có khả năng sẽ được các trường đại học theo đuổi khi nộp đơn. Tuy nhiên, thật khó có thể giải thích, kết quả học tập của Chris không như lời hứa của cậu ta. Vào giữa năm học thứ hai, cậu ta trượt gần như tất cả các môn học, một điều hầu như chưa từng có đối với một học sinh tại trường trung học đặc biệt này.

    Các giáo viên cho rằng Chris có thể bị phân tâm, không hoàn thành bài tập về nhà và thường xuyên nghỉ học. Các giáo viên đều cho rằng nguyên nhân của sự mất tập trung đó nằm ở sự chăm chú quá mức của cậu ta vào chiếc máy tính xách tay. Vì trường học có rất nhiều máy tính, nên việc mang máy tính riêng đến trường là điều không cần thiết. Một khuyến nghị được đưa ra là Chris nên để máy tính xách tay ở nhà, nhưng cậu ta đã từ chối thực hiện điều đó.

    Hóa ra Chris tập trung vào nội dung khiêu dâm đến mức quên đi bất kỳ điều thực tế nào khác. Kể từ năm 11 tuổi, khi lần đầu tiên khám phá ra nội dung khiêu dâm trên máy tính, cậu ta dường như bị ám ảnh bởi thứ đó. Gần như không thể kéo cậu ta ra khỏi chiếc máy tính, như thể một sợi dây rốn đã được gắn vào nó vậy. Chris đã lưu hàng nghìn hình ảnh và video khiêu dâm bạo lực, với những thứ tàn bạo nhất có thể tưởng tượng được, bao gồm cả hiếp dâm đường hậu môn và cắt bỏ bộ phận sinh dục. Cậu ta cũng đăng tải những bức ảnh của mình trong tư thế quan hệ tình dục, buôn bán nội dung khiêu dâm với những thanh thiếu niên khác và với những người lạ trên khắp thế giới. Ngoài ra, cậu ta còn xâm nhập vào tài khoản Facebook của các học sinh khác. Cha mẹ cậu đã phải chật vật để hạn chế thời gian sử dụng máy tính của con mình. Cậu ta nói dối rằng cần truy cập máy tính để hoàn thành bài tập về nhà. Chris bắt đầu thức đến hai ba giờ sáng để đắm mình trong những bộ phim khiêu dâm. Đôi khi, cậu ta mệt mỏi đến mức phải thuyết phục cha mẹ rằng mình không đủ sức khỏe để đi học. Cậu ta từ chối mọi nỗ lực hạn chế sử dụng máy tính và phàn nàn về việc xâm phạm quyền riêng tư. Một lần, khi mẹ cậu ta lấy được máy tính và cất nó trong tủ khóa, cậu ta đã nổi cơn thịnh nộ và đập phá tài sản trong nhà.

    Các giáo viên của nhà trường làm mọi cách để giúp đỡ cậu bé này. Họ bàn bạc với cha mẹ cậu ta, những người đã dẫn cậu ta đến gặp bác sĩ tâm lý để điều trị, một quá trình mà cậu bé này kiên quyết phản đối. Mặc dù điểm trung bình học tập giảm xuống dưới mức có thể để được chấp nhận lại trường, tuy nhiên Chris bị quản chế và vẫn được phép ở lại thay vì bị chuyển đến trường công lập lân cận. Các giáo viên đã cố gắng hết sức để khuyến khích cậu ta, tiếp tục điều chỉnh và kéo dài thời hạn. Chris kiên quyết khẳng định mình không gặp vấn đề gì và từ chối những lời đề nghị được đưa ra.

    Rõ ràng, có nhiều học sinh bỏ học vì những lý do không liên quan đến hành vi phạm tội. Nhiều học sinh không phải là tội phạm nhưng vẫn không có động lực để học tập. Chúng né tránh bài tập về nhà, ít quan tâm đến điểm số và đặc biệt không quan tâm đến các môn học truyền thống ở trường. Chúng có thể đăng ký vào các chương trình dạy nghề và phát triển các kỹ năng riêng biệt. Nhìn bề ngoài, chúng có thể giống với những tên tội phạm mà tôi đang mô tả, nhưng tính cách thì hoàn toàn khác. Chúng thường thừa nhận sai lầm và học hỏi từ những sai lầm đó. Chúng hiểu rằng đôi khi cần phải làm những việc chúng không muốn làm. Chúng chứng tỏ bản thân đáng tin cậy bằng cách nói về những người mình đang ở cùng và những gì mình đang làm.

    "Công việc" của một đứa trẻ là đi học. Ở bất kỳ công việc nào, ai cũng sẽ đều phải làm những việc họ không hề mong muốn. Một tên tội phạm khi còn nhỏ đã vượt rào, đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của bản thân, nói dối về những gì mình đã làm hoặc không làm được và đòi hỏi người khác đáp ứng yêu cầu của mình hơn là mình phải đáp ứng yêu cầu của người khác. Những kỳ vọng của cậu ta về người khác là phi thực tế và cậu ta trở nên tức giận khi những kỳ vọng đó không được đáp ứng. Bỏ học trở thành một lối sống, không chỉ với trường học mà còn với các môn thể thao, trường học tôn giáo, các câu lạc bộ và hoạt động có tổ chức, các bài học âm nhạc - bất cứ điều gì đòi hỏi nỗ lực bền bỉ và làm việc theo ý người khác. Cảm giác phấn khích mà cậu ta tìm kiếm không thể tìm thấy trong một thế giới sống có trách nhiệm. Đứa trẻ chối bỏ trường học chứ không phải trường học từ chối cậu ta.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...