Tâm lý học: Hikikomori - Căn bệnh xã hội không đơn giản

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Đặng Châu, 11 Tháng tám 2018.

  1. Đặng Châu Cảm ơm vì sự cố gắng của bạn.

    Bài viết:
    399
    Nếu là một người hay tìm hiểu về văn hóa và xã hội Nhật Bản, hẳn bạn sẽ không còn xa lạ với hikikomori – hiện tượng tự giam mình trong phòng và từ chối tham gia vào đời sống xã hội. Trên thực tế, hikikomori hiện nay vẫn là một vấn đề nhức nhối của xã hội Nhật và đang dần nhận được sự chú ý của các nước phương Tây.

    [​IMG]

    Những người mắc hội chứng hikikomori có thể đến từ nhiều thành phần trong xã hội, nhưng căn bản mang những đặc điểm sau:

    - Tự tách mình khỏi công việc và các hoạt động giáo dục

    - Tự giam mình trong nhà hoặc phòng riêng ít nhất 6 tháng

    - Rất ít hoặc hoàn toàn không liên lạc với người thân

    - Không có dấu hiệu rõ rệt của chứng rối loạn tâm lý

    Có thể thấy, việc tự cô lập bản thân là một yếu tố lớn trong lối sống hikikomori, điều này dẫn đến một số quan niệm sai lầm về hội chứng này. Nhiều người cho rằng hikokomori bắt nguồn từ tính lười biếng, được cha mẹ nuông chiều quá mức, hay chỉ đơn giản là họ thích ở một mình. Tuy nhiên, theo tiến sĩ, nhà tâm lý học người Nhật Hiroshi Sekiguchi thì đây là cách hiểu không chính xác.

    Con người vốn là những sinh vật có tập tính xã hội, trên thực tế, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy đối với con người, sự cô đơn còn nguy hiểm hơn bệnh béo phì. Tiến sĩ Hiroshi cho rằng, không phải những hikikomori thích tự cô lập mà thực chất, họ cảm thấy quá xấu hổ để tái hòa nhập xã hội. Theo nghiên cứu của ông, phần lớn các hikikomori đều tự cảm thấy mình vô dụng, không xứng đáng được hạnh phúc và xấu hổ vì đã phản bội kì vọng của cha mẹ.

    Những cảm xúc tiêu cực này lớn đến mức nhiều hikikomori chỉ muốn biến mất khỏi cuộc đời. Tiến sĩ Hiroshi tin rằng, tính lười biếng, việc được nuông chiều quá mức hay sở thích ở một mình đều không phải là bản chất của hikikomori.

    Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng, khoảng 60% những hikikomori đều từng có việc làm. Rất nhiều bệnh nhân của ông đã phải làm việc quá sức (một số trường hợp lên đến 200 giờ làm ngoài giờ mỗi tháng) và bị cấp trên chèn ép. Đáng nói hơn, đối với đa số bệnh nhân ở độ tuổi 20, đây chính là công việc đầu tiên của họ và trải nghiệm trên đã để lại nhiều tổn thương tâm lý. Những người này sau đó chọn cách tách mình khỏi xã hội và dần trở thành một hikikomori.​

    Theo ông Hiroshi, chúng ta phải thay đổi cách nhìn nhận về hikikomori. Thay vì tiếp tục cho rằng hikikomori là một kiểu rối loạn tâm lý, ta nên xem xét nó dưới khía cạnh một vấn đề bắt nguồn từ công việc. Hiện vẫn chưa có cách chữa trị cụ thể cho hội chứng này. Hơn thế nữa, tuy đa số các hikikomori vẫn còn nguyện vọng đi làm, nhưng vượt qua nỗi sợ của bản thân để trở lại với xã hội là một thử thách lớn.

    Hội chứng hikikomori bắt nguồn từ những tổn thương tâm lý tại nơi làm việc

    Trên thực tế, Nhật Bản là một đất nước "nổi tiếng" với môi trường làm việc khắc nghiệt, nhiều áp lực mà hệ lụy chính là vấn nạn karoshi – tự tử vì áp lực công việc. Đáng buồn thay, những chính sách cải thiện môi trường làm việc của chính phủ Nhật hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả. Điều này càng khiến việc tái hòa nhập của các hikikomori thêm phần khó khăn.

    Chính vì vậy mà theo tiến sĩ Hiroshi, cần có một mạng lưới chuyên hỗ trợ những "bệnh nhân" hikikomori. Ông cũng bày tỏ mong muốn tổ chức các cuộc gặp gỡ, tư vấn và trò chuyện giữa những người này. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cũng có thể giúp đỡ người thân mình tái hòa nhập với xã hội.

    "Những hikikomori muốn thiết lập mối quan hệ với cộng đồng, nhưng lại thiếu khả năng thực hiện. Đối với họ, tự cô lập bản thân là lựa chọn duy nhất để tồn tại trong xã hội khắc nghiệt và đồng thời là cách họ thể hiện lòng tự trọng" – Tiến sĩ Hiroshi cho biết.

    Theo Lê Anh/Otaku Thời Báo
     
    lbk418 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười một 2020
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...