Tên tác phẩm: Tấm lưng của cha Tên tác giả: Điền Tín Quốc Thể loại: Truyện ngắn Nguồn: Sách kỹ năng sống (Nhà xuất bản Văn học) Tôi sinh ra tại một bản làng nhỏ hoang vu hẻo lánh. Giống như tất cả những đứa trẻ khác, tôi có cha mẹ yêu thương mình, nhưng khác với những đứa tre trong bản, tôi có đôi chân bị tàn tật nên không thể tự đi lại như những người binh thường. Đôi chân tàn tật của tôi là do di chứng của căn bệnh bại liệt hồi tôi mới hai tuổi. Đến tận bây giờ, trong kí ức của một cậu con trai mười bảy tuổi như tôi luôn đầy ắp hình ảnh tấm lưng của cha và mùi mồ hôi thoang thoảng trên lưng áo. Những đứa trẻ tàn tật khác có thể có xe lăn, xe đẩy nhưng một người nông dân nghèo như cha tôi thì chỉ có tấm lưng, một tấm lưng, một tấm lưng chắc nịch và thẳng dài dành cho con. Bất kể đi làm nương rẫy hay đi thăm bạn bè, đi đâu cha cũng cõng tôi đi cùng. Tôi cứ thế lớn dần trên lưng cha. Năm tôi lên chín tuổi, một người bạn cùng tuổi tôi ở cạnh nhà đã học lớp ba, còn tôi chỉ ở nhà. Cha tôi phân vân suy nghĩ việc này rất lâu. Thế rồi một hôm, cha cõng tôi tới lớp học. Từ đó trở đi, ngày nào cha cũng cõng tôi đến trường rồi lại cõng tôi về. Bất kể mưa gió to lớn như thế nào tôi cũng không bao giờ bị đi học muộn. Nhìn thấy cha mỗi ngày đi nặng nề hơn, tôi buồn một nỗi sao trường học lại không gần ngay cửa nhà mình để cha tôi không phải đi bộ nhiều như thế. Tôi giận cả bản thân mình vì mình lớn nhanh quá, sức nặng của cơ thể khiến cha phải cõng mệt hơn. Nỗi buồn sau kín trong lòng tôi ngày một lớn lên. Tương lai của tôi sẽ như thế nào? Tôi có thể có tương lại ư? Thế rồi năm tôi mười sáu tuổi, một chuyện bất ngờ đã xảy ra. Lúc đó, tôi đang ngồi học hát trước tivi, cha tôi đột ngột phấn khích hẳn lên, dường như nhìn thấy một tia hy vọng nào đó. Ông bảo tôi cố gắng tập hát. Từ đó, mỗi khi rảnh rỗi, cha lại cõng tôi ngồi dưới gốc cây ngoài bản hoặc ra bờ sông học hát. Ngày lễ Thanh niên năm đó, huyện tổ chức thi văn nghệ. Cha cõng tôi đến ghi tên đăng kí tham gia. Thật không ngờ, tôi đã đạt giải Ba. Sau đó, cha lại cõng tôi đi đăng kí tham gia cuộc thi văn nghệ của khu vực và tôi đạt giải đặc biệt. Điều này khiến cho cả tôi và cha vô cùng xúc động. Cha tôi quyết tâm sẽ cõng tôi lên tỉnh để tìm thầy dạy hát cho tôi. Vào một ngày mùa xuân, cha đã cõng tôi lên tỉnh bất chấp căn bệnh đau lưng quái ác. Ông cõng tôi đi bộ hàng mấy chục cây số mới lên được đến nơi. Nhà thầy giáo ở cao quá, mãi trên tầng năm. Thế nhưng cha không hề do dự, ông xóc tôi lên lưng rồi cứ thế bước lên. Hết bậc thề m này đến bậc thềm khác, hết tần g này rồi đến tầng khác. Bước chân của cha tôi đầu tiên còn nhanh nhẹn nhưng sau đó cứ chậm dần rồi chậm dần, thậm chí vừa bước vừa run rẩy. Tôi xót xa bảo cha bỏ tôi xuống nghỉ một lát, nhưng cha nói: 'Nếu bỏ con xuống cha sợ sẽ không cõng con lên được nữa'. Rồi cha kiên quyết cõng tôi lên nhà thầy giáo. Qua năm tầng, qua nhiều bậc cầu thang, cha cõng tôi lên rồi lại cõng tôi xuống, suốt một năm trời ròng rã. Con đường đến với âm nhạc của tôi cũng gian nan như những bậc thềm mà cha đã phải bước qua. Một ngày mùa xuân trời ấm áp, muôn hoa khoe sắc, cha sẽ lại cõng tôi rời xa nơi này, đến một nơi khác xa hơn để tiêng hát của tôi được bay xa, để giấc mơ của tôi bay cao hơn nữa.. Trước khi đi thi, tôi đấm bóp tấm lưng cho cha bằng tất cả tấm lòng của mình, tôi sẽ đấm bóp để cho tấm lưng đã còng kia dần dần thẳng trở lại, đấm bóp tấm lưng đã trĩu xuống vì tôi trong suốt mười bảy năm trời - Tấm lưng của cha. Người cha vì mong muốn cho con mình thành đạt mà chấp nhận đau đớn, âm thầm dùng tình yêu của mình để nuôi dưỡng ý chí cho đứa con tàn tật. Khi con đã thành công thì lưng của cha không còn mạnh khỏe như trước được nữa. Tình yêu của người cha không chỉ là sự kết tinh của máu và nước mắt mà còn là sự thấu hiểu của tâm hồn, sự hi sinh và quan tâm quên cả bản thân.