Truyện Ngắn [Tâm Linh] Ba Giờ Sáng Rằm Tháng 7 Năm 1985 - Alissa

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Land of Oblivion, 30 Tháng ba 2021.

  1. Land of Oblivion

    Bài viết:
    359
    [Tâm Linh] Ba Giờ Sáng Rằm Tháng 7 Năm 1985

    Tác giả: @Alissa

    Thể loại: Truyện ngắn, Tâm linh

    Bìa truyện: Shop Hoa Mặc Design

    [Thảo luận - Góp ý] - Tuyển Tập Sáng Tác Của Các Tác Giả Bang Land of Oblivion

    [​IMG]

    Năm tôi lên bay tuổi, học lớp hai, cuộc sống của tôi vẫn rất đơn giản nhưng mẹ tôi là một người mê tính, mê tính theo cái cách ông bà xưa và kể những câu chuyện về ma cho tôi nghe, rợn người ở chỗ những câu chuyện đó mẹ tôi bảo là mẹ tự chứng kiến. Ví như, ngày mẹ còn con gái mẹ hay đi buôn bán hàng rau, mà ngày xưa thời chiến tranh vừa qua không bao lâu, thì những câu chuyện về ma cỏ càng trở nên rợn người, cụ thể mẹ kể.

    Ngày đó miền Nam vừa lấy lại độc lập, sau năm 1985, chiến tranh đã được đẩy lùi, nhà nhà vẫn còn nghèo đói lắm, nhất là ở những vùng quê miền Nam bộ, người dân người ta sống bằng nghề nông là chính và nhà mẹ tôi cũng thuộc diện nghèo nhưng được ở chỗ có ruộng có đất. Mẹ tôi là người con gái hiền lành, có chút khờ, nhưng trồng trọt, chăn gà nuôi vịt rất có tay, trồng gì nuôi gì cũng đặn. Những năm đó bà ngoại tôi vừa mất, nhà chỉ còn mỗi mình mẹ tôi, mẹ làm quần quật suốt ngày, ống quần lúc nào cũng vén lên cao qua đầu gối để lặn lội. Năm ấy, lứa khổ qua mẹ trồng trúng mùa, trái nào trái nấy to bằng cái cổ tay, quả xanh ít sâu bệnh.

    Vào mùa vụ, các cô bác chị em lại tập hợp lại nhà mẹ tôi để phụ thu hoạch, vườn khổ qua sai trái, trĩu nặng, phải cần tới năm người mới thu hoạch xong khu vườn, mà vườn ở dưới quê mọi người thường gọi là gò trong từ gò đất. Năm ấy là năm bà ngoại mất không lâu, chỉ mới qua đợt giỗ đầu tiên. Nên mẹ chỉ còn sống một mình, hễ tới thu hoạch đều thuê nhân công là các cô gái trong xóm qua phụ. Thời đó người ta không trả tiền thuê nhân công, mà làm theo kiểu chia lúa. Vì nhà mẹ tôi có cả làm ruộng, nên thuê nhân công mẹ đều ghi nợ rồi tới mùa lúa thì lại lấy lúa đó đong bao nhiêu thùng, bao nhiêu bội để trừ.

    Ngày thu hoạch khổ qua là chiều ngày 14 tháng 7 âm lịch, mẹ cùng các bạn mẹ hái xong xuôi, rồi đem ra cái ao nhà rửa sơ qua để bớt bụi bẩn rồi xếp chúng vào thúng, để sáng mai mẹ tôi tiện quang gánh đi bán, bây giờ còn có thương lái ở gần thu mua rồi đi phân phối nhưng ngày xưa thì ít có, nhà nào làm xong thì tự mình đi bán, hoặc nhờ ai bán hộ, xóm mẹ tôi cũng như thế, mẹ kể, buôn bán cực lắm, phải thức khuya dậy sớm, canh từng đợt chợ vậy đó.

    Hôm sau ngày 15 tháng 7, mẹ như thường lệ dậy từ lúc 3 giờ sáng, làm mấy cái trứng ăn với cơm nguội còn thừa hôm qua rồi thay bộ đồ chuẩn bị đi bán thúng khổ qua. Mẹ gánh mỗi bên gánh là một cái thúng nặng 15 - 20 kg, quả là không nhẹ gì, nhưng sức con gái mẹ lại quen việc nên nó chẳng là gì đối với bà. Nếu giờ mà ai bắt tôi gánh thử một đôi quang gần 60kg thì tôi đi được hai ba bước đã thở như chó rồi.

    Xong xuôi khâu chuẩn bị, mẹ lên nhà trên (phòng khách) thấp cho bà ngoại nén nhang cầu buôn may bán đắt, khấn vái vài cái rồi, lặng lẽ quẩy gánh ra ngoài, dặn dò con chó vàng vài tiếng mới khép cửa lại. Đêm 3: 30 sáng, thời gian tâm linh, gió se lạnh, sương bắt đầu tụ từng giọt trên phiến lá, mẹ mặc chiếc áo bà ba sọc mỏng manh, vì còn về đêm nên mẹ không đội nón lá, mà vắt nó lên đầu đòn gánh, từng bước chân đi thoăn thoắt trên đường đất vắng lặng ở xóm, đêm yên ắng đếm cả tiếng bước chân cọ mặt đường cũng bị phóng to lên gấp mấy lần, âm thanh đập vào từng nhà rồi chui tọt vào tai người đi.

    Mẹ tôi thời con gái cũng gan dạ lắm, không sợ gì cả, cứ thế đi ra khỏi con ngõ nhỏ của xóm mà chẳng gặp hiện tượng lạ gì. Nhưng đâu biết được, con đường vẫn còn dài lắm, điều gì tới rồi cũng tới. Mẹ đi và cứ đi, cho tới một ngã ba. Một cơn gió lạnh lùa từ phía sau tới, mẹ run lên một cái, hình như có một chiếc bóng gì vừa lướt qua. Mẹ tôi không để ý lắm, chắc là có người đạp xe vụt qua thôi, vì lúc ấy mẹ cũng mệt rồi, từ xóm ra tới đường lớn cũng mấy km, nói chi là hai vai còn gồng gánh, mà đêm đâu có đèn đường như bây giờ, mẹ phải đem theo cái đèn pin nhỏ, hết nhìn thẳng rồi nhìn xuống đất xem có hố gồ lên không nữa, cho nên không nhìn rõ được đó là xe đạp hay là người đi qua. Đi thêm mấy phút nữa mẹ thấy một bóng người mặc đồ trắng, mái tóc xả dài tới ngang hông, đang đi ở phía trước mình, mẹ tưởng là người đi đường nên muốn vượt lên ngang hàng để nói chuyện nhưng mà đi mãi đi mãi, chân cũng bước nhanh hơn vài nhịp nhưng vẫn không tới được chỗ cô gái ấy. Lúc đó, mẹ tôi thấy lạ cũng sợ sợ mình gặp phải thứ không nên gặp rồi, cho nên mẹ không dám nhìn ngó lung tung nữa, nhìn một đường thẳng tránh cái thứ đó đi. Trong miệng thì lẩm bẩm, nam mô a di đà phật, nam mô a di đà phật, sống sao phát dậy, tôi không quấy rầy ai cả, cho tôi đi qua, nam mô a di đà phật. Mẹ cứ niệm đi niệm lại câu nói đó, cuối cùng cái thứ đó cũng để mẹ vượt lên phía trước, mẹ đi qua mà không dám ngó bậy bạ, đi một đường thẳng chạy như trối chế, qua cái ngã ba mẹ mới thở hồng hộc thả bộ bước chân, mà tay chân vẫn còn sởn da gà. Đúng là đêm rằm đừng ra ngoài lúc ba giờ. Nhưng đợt chợ hôm ấy mẹ bán rất đắt, hai thúng to chất đầy khổ qua đều được mua sạch. Mẹ nghĩ thầm, về nhà nhất định phải cúng một mâm cỗ rằm to, còn cúng thêm một mâm cô hồn cát đản.

    Đó là những gì mà cô bé bảy tuổi như tôi thường nghe mẹ kể, tôi không biết đó là tâm linh thật hay chỉ là lời dọa ma con nít nhưng trong lòng tôi vì thế mà dần hình thành một thứ gọi là sợ, nên tự hứa sẽ không làm gì quấy rối tới những người đã khuất, như câu sống sao phát dậy. Nghĩ là khi bạn sống sao bạn gặp gì thì khi mất đi bạn cũng sẽ lập theo trình tự đó với những người bạn quen biết, không đi chọc phá người khác. Thực sự đang một giờ mà tôi còn ngồi nhớ lại để viết ra cho mọi người câu chuyện này, vì mai bị dí deadline nhiệm vụ rồi.

    Hết.
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng ba 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...