Tâm lí tội phạm là gì: Khái niệm: Tâm lý tội phạm là trạng thái tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của tội phạm có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm, sự hình thành tâm lí phạm tội, ý đồ phạm tội và những biện pháp, phương thức thực hiện tội phạm. 1. Nhận thức chung về tâm lý tội phạm: Mỗi tội phạm đều có trạng thái tâm lí riêng, do đó trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật đều phải nghiên cứu, phân tích, nắm chắc tâm lí tội phạm; về ý đồ phạm tội, cách thức, hành vi và phương pháp thực hiện tội phạm. Để nắm chắc tâm lí của tội phạm cũng như để có phương pháp, biện pháp thích hợp phục vụ yêu cầu đấu tranh, khai thác, cũng như trong quá trình cảm hóa giáo dục đối tượng, các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và trong lực lượng công an nói riêng vấn đề "tâm lí tội phạm" đang được nâng lên thành một bộ môn trong ngành tâm lí học (gọi là tâm lí học tội phạm). Bộ môn này nghiên cứu các quy luật tâm lí có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm; sự hình thành tâm lí tội phạm, ý đồ phạm tội và những kiểu (mẫu hình) hành vi phạm tội, nhân cách tội phạm và nhóm tội phạm nhằm mục đích góp phần nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa xã hội, điều tra khám phá tội phạm cũng như giáo dục, cải tạo những người phạm tội. Từ mục 1 ta thấy rằng tâm lí tội phạm là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về tâm lí, các vấn đề chung liên quan đến tội phạm. Vậy tâm lí học tội phạm là gì: - Tâm lí học tội phạm là ngành nghiên cứu tội phạm, cụ thể là suy nghĩ và ý định, động cơ và phản ứng, cảm xúc và cảm giác của họ, đặc biệt là khi họ tham gia các hành vi phạm tội. *Vì ngành này chuyên nghiên cứu về tội phạm chính vì thế nó có vai trò rất quan trọng. Vai trò của chuyên gia tâm lý tội phạm Vào năm 1981, Giáo sư Lionel Haward, mô tả bốn vai trò của chuyên gia tâm lý tội phạm như sau: Lâm sàng: Nghĩa là chuyên gia tâm lý tội phạm đánh giá từng cá nhân để đưa ra một chuẩn đoán lâm sàng, có thể dùng phương pháp phỏng vấn, công cụ đánh giá hoặc các bài kiểm tra tâm lý (như bảng câu hỏi đặc biệt). Những đánh giá này sẽ được khai báo cho cảnh sát, quan tòa, cơ quan quản lý nhà tù và giám sát phạm nhân. Thực nghiệm: Trình bày nghiên cứu để cung cấp tài liệu, tin tức cho một vụ án cụ thể. Gồm tiến hành các bài kiểm tra thực nghiệm để làm sáng tỏ một quan điểm hoặc cung cấp thông tin thêm cho tòa án. Thống kê bảo hiểm: Chuyên gia ngành tâm lý tội phạm có thể được yêu cầu để cung cấp tài liệu bản báo cáo tiền án, tiền sự của phạm nhân cho quan tòa. Tư vấn: Nhà tâm lý học có thể cung cấp lời khuyên cho cảnh sát về cách tiếp tục vụ điều tra. Nhà tâm lí học có thể dùng rất nhiều viễn cảnh khác nhau với nhiều lý do khác nhau trong phạm vi hệ thống tư pháp hình sự, cho nên đóng vai trò của mình thông qua nhiều cách. 2. Các yếu tố của tội phạm Cấu thành tội phạm là Tổng hợp những dấu hiệu cần và đủ, đặc trưng cho tội phạm cụ thể được quy định trong luật. Mặc dù mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện, nhưng trong tất cả các tội phạm có thể rút ra được 4 yếu tố cấu thành chung nhất mà bất kỳ một tội phạm nào cũng phải có, đó là: Khách thể của tội phạm. - Khách quan của tội phạm. - Chủ quan của tội phạm. - Chủ thể của tội phạm. - Mặt khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và tất yếu không có tội phạm. Do đó, khi đề cập đến tội phạm thì trước tiên cần phải xác định quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại. - Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, hoàn cảnh phạm tội.. Thông qua biểu hiện bên ngoài ở mặt khách quan của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. - Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích của tội phạm. Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội (chủ thể của tội phạm) phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm. Tội phạm phải được thực hiện bởi một người cụ thể, không có người thực hiện thì không có tội phạm. Tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm. -Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực TNHS (năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi và đạt độ tuổi luật định) đã thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, ở một số tội nhất định, chủ thể còn có thêm đặc điểm khác vì chỉ khi có đặc điểm khác chủ thể mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội của các tội này. Ví dụ: Chỉ người có chức vụ, quyền hạn mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội có dấu hiệu "lợi dụng chức vụ, quyền hạn"? Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải có chủ thể. Không có chủ thể của tội phạm thì không có tội phạm. Chủ thể của tội phạm phải là một người cụ thể đang sống . Khi người phạm tội còn sống họ mới nguy hiểm cho xã hội, cần giáo dục để họ trở thành người có ích cho xã hội. Chỉ con người đang sống mới cần cải tạo, giáo dục. Luật Hình sự Việt Nam quy định chủ thể là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, vậy pháp luật Hình sự không cho phép người khác chịu trách nhiệm hình sự thay cho người phạm tội, kể cả họ là người thân thích ruột thịt. Đây là nguyên tắc cá nhân hóa, cụ thể hóa trách nhiệm hình sự. Pháp luật Hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự người đã chết. Sau khi phạm tội, trước khi bị khởi tố nếu người phạm tội đã chết thì không được khởi tố vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra, nếu người phạm tội đã chết thì phải đình chỉ vụ án với họ. - Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự . Chỉ những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới hiểu rõ hành vi của mình đúng hay sai, mới điều khiển được, tự chủ được hành vi của mình. Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật làm mất khả năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình. Pháp luật Việt Nam dựa vào 2 tiêu chuẩn để xác định năng lực trách nhiệm hình sự: Tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn tâm lý. Theo tiêu chuẩn y học chủ thể tội phạm phải là người không đang trong thời kỳ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác làm mất khả năng nhận thức và tự chủ hành vi của mình. Theo tiêu chuẩn tâm lý: Chủ thể tội phạm phải là người nhận thức và tự chủ được hành vi của mình, là người hiểu được bản chất hành vi, điều khiển được hành vi. - Chủ thể tội phạm phải là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự . Điều 12Bộ luật Hình sự quy định: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Độ tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự là tuổi tròn tính từ ngày tháng năm sinh đến ngày tháng năm sinh. Việc xác định độ tuổi được căn cư vào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Trường hợp không xác định được độ tuổi thì phải tiến hành giám định độ tuổi. Ngoài những dấu hiệu nói trên, có những tội phạm phải do chủ thể có điều kiện đặc biệt mới thực hiện được. Những chủ thể có dấu hiệu ấy được gọi là chủ thể đặc biệt. Dấu hiệu chủ thể đặc biệt bao gồm dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn; dấu hiệu nghề nghiệp, tính chất công việc; dấu hiệu giới tính, dấu hiệu quan hệ gia đình, họ hàng. *Nhân thân người phạm tội tuy không phải là dấu hiêu của chủ thể, nhưng khi truy cứu trách nhiệm hình sự bao giờ cũng phải làm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội, điều đặc biệt coi trọng là những đặc điểm về lai lịch tư pháp của họ như tiền án, tiền sự áp dụng hình phạt thỏa đáng, nhằm đạt hiệu quả giáo dục, cải tạo người phạm tội. - Các hình thức vi phạm luật pháp của mỗi cá nhân khác nhau chính vì thế cũng phân chia ra nhiều tội phạm khác nhau. Phân loại tội phạm là gì? Phân loại tội phạm là Chia các tội phạm thành những nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định. Có nhiều cách phân loại tội phạm khác nhau. Mỗi cách phân loại dựa trên tiêu chí nhất định và nhằm những mục đích khác nhau. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, pháp luật hình sự Việt Nam chia tội phạm thành 4 loại. Tội phạm ít nghiêm trọng Tội phạm nghiêm trọng Tội phạm rất nghiêm trọng Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Điều kiện của tội phạm là gì: Điều kiện của tội phạm là Những yếu tố làm cho tội phạm nảy sinh và nảy sinh trở lại, tiếp tục tồn tại hoặc phát triển, làm cho tội phạm ngày càng phổ biến, nghiêm trọng. Các điều kiện đó thường là: Pháp chế, kỉ cương không nghiêm; công tác kiểm tra, giám sát, kiểm kê, kiểm sát không nhạy bén, kém hiệu lực; môi trường đạo đức nhân văn sa sút; chế độ trách nhiệm cá nhân không rõ ràng, thưởng phạt thiếu nghiêm minh.. Tính sao để không lọt tội phạm khi không có tình tiết mới: Căn cứ Điều 290, 291 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng khi phát hiện có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó thì những người liên quan hoặc người biết được nội dung, tình tiết mới đó thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết để làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là: 1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật; 2. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai; 3. Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật; 4. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật. Do vậy, bạn có thể làm đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm gửi Viện trưởng VKSND Tối cao hoặc Viện trưởng VKSND cấp cao nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để được xem xét. Các giai đoạn thực hiện tội phạm là Các bước của quá trình thực hiện tội phạm cố ý được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt. Các giai đoạn phạm tội chỉ diễn ra trong các tội được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp. Đối với tội vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không mong muốn hậu quả xảy ra cho nên tội vô ý chỉ có thể là những tội đã hoàn thành, không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt. Quá trình thực hiện tội phạm có ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giai đoạn phạm tội chưa đạt và giai đoạn tội phạm đã hoàn thành. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự. Các giai đoạn phạm tội chỉ diễn ra trong các tội được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp. Đối với tội vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không mong muốn hậu quả xảy ra cho nên tội vô ý chỉ có thể là những tội đã hoàn thành, không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Tội phạm đã hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, tức là không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội ấy. Ứng dụng của ngành tâm lý học tội phạm Phân tích tâm lý tội phạm Một trong những vai trò phổ biến nhất của các nhà phân tích tâm lý tội phạm kết nối vụ án. Quá trình kết nối vụ án này dựa trên những điểm tương đồng về cách cư xử, thái độ của phạm nhân theo lời tường thuật của nạn nhân hoặc suy luận từ hiện trường vụ án. Nhà tâm lý học tội phạm có thể nhận thông tin từ cảnh sát điều tra, sau đó nghiên cứu và tìm lỗi sai từ những lời khai và báo cáo liên quan đến vụ án, sau đó sẽ chắt lọc thông tin về cách cư xử của nghi phạm. Kế tiếp sẽ so sánh những chỉ điểm tố giác hành vi với những vụ tương tự để tìm kiếm bất cứ chứng cứ buộc tội nghi phạm, liệu cùng một người có thừa nhận đã thực hiện hơn một vụ án hay không. Nhà tâm lý sẽ chuẩn bị một bản báo cáo cho cảnh sát, tóm tắt toàn bộ dấu hiệu tố giác hành vi của những vụ án chưa khám phá ra xem có khả năng hung thủ sẽ thừa nhận bất cứ vụ án nào khác trong cơ sở dữ liệu quốc gia hay không. Thông tin mà cảnh sát sử dụng nhằm tập trung điều tra các vụ án hoặc nếu vụ án trên cơ sở dữ liệu đã được xử lý thì cảnh sát sẽ dùng bản báo cáo để xây dựng giả thuyết rồi truy bắt thủ phạm. Nhà tâm lý học tội phạm chắt lọc thông tin từ cảnh sát để đưa ra những nhận định về tội phạm Thiết lập hồ sơ tội phạm hoặc điều tra tâm lý tội phạm Hồ sơ tội phạm và điều tra tâm lý tội phạm trong những năm gần đây thu hút rất nhiều sự chú ý từ truyền thông đại chúng. Báo cáo truyền thông luôn tranh thủ thông tin do các nhà tâm lý học tội phạm nghiên cứu về những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, sau đó sẽ công bố với công chúng hồ sơ phạm tội của họ. Việc truyền thông hành động như vậy một phần gia tăng giá trị tích cực của lĩnh vực này, nhưng vẫn có tranh cãi rằng (phần lớn) họ miêu tả giật gân hoặc sai sự thật so hồ sơ phạm tội gốc, điều này đã gây ra sự nhầm lẫn về hồ sơ thực tế. Thông tin điều tra tâm lý tội phạm được lượm lặt từ nhiều nguồn như hiện trường vụ án hay cách hành xử, thái độ của nghi phạm trong suốt quá trình điều tra vụ án. Điều này có thể được gộp lại với các thông tin khác như báo cáo nạn nhân (nếu có) để rút ra kết luận về bản chất con người thật sự của thủ phạm vụ án. Vậy vụ án được lên kế hoạch tỉ mỉ hay chỉ một phút bốc đồng? Hung thủ liệu có sống ở khu vực lận cận gần hiện trường vụ án hay không? Lứa tuổi nào có khả năng thực hiện vụ án? Giới tính của hung thủ là gì? Cảnh sát có thể sử dụng thông tin trên để phục vụ công tác điều tra và thiết kế tài nguyên mục tiêu. Phỏng vấn, phát hiện nói dối và nguyên cứu nhân chứng Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng người phụ trách chất vấn có thể kiểm soát được việc nhân chứng hồi tưởng lại sự kiện (cả vô ý hay cố ý – ví dụ như bởi dạng câu hỏi được đưa ra), rõ ràng là người chất vần cần phải được hướng dẫn lại cách tiến hành chất vấn một cách phù hợp. Các nhà tâm lý học trở thành phương tiện để phát triển thông tin hướng dẫn và lời khuyên về cách tốt nhất để chất vấn nhân chứng và nghi phạm cũng như cung cấp chương trình đào tạo kỹ thuật này cho lực lượng cảnh sát. Cảnh sát cũng phối hợp với các nhà tâm lý để nhận lời khuyên về cách chất vất từng dạng nhân chứng hay nghi phạm nhất định. Lần theo dấu vết, điều tra các vụ án, giúp cảnh sát truy bắt thủ phạm. Một số lĩnh vực hoạt động khác của nhà tâm lý tội phạm Đánh giá và điều trị tội phạm Các nhà tâm lý học tội phạm đặc biệt là ở Úc, Canada và Anh đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo và quản lý tội phạm ở trong cộng đồng cũng như khi bị giam giữ ở trại giam. Vai trò có thể liên quan đến làm việc với tội phạm để giảm bớt tỉ lệ tái phạm tội trong tương lai hay còn một vai trò nữa là chữa bệnh tâm lý nếu cần thiết. Những vấn đề tâm lý này có thể có (hoặc không) là kết quả ảnh hưởng từ tội ác mà họ gây ra (ví dụ như sự phát triển của rối loạn sau sang chấn hay việc nhận thức về ảnh hưởng của hành động của họ đối với nạn nhân) hay cũng có thể là ảnh hưởng của nơi mà họ bị giam giữ (ví dụ như việc gia tăng trầm cảm khi phải sống xa gia đình hay sự lo lắng, sợ hãi khi liên tục bị áp bức từ những tù nhân khác. Công việc này có thê biến thể thành nhiều hình thức khác nhau và vô cùng thách thức trên thực tế. Một trọng những khía cạnh đầu tiên của tâm lý học tội phạm khi làm việc với bị can sau khi đã bị tuyên án là thẩm định, đánh giá bị can. Điều này bao gồm đánh giá kỹ mức độ tái phạm tội, khả năng gây sát thương (cho người khác cũng như chính bản thân họ) và nhu cầu của họ (ví dụ như chỗ ở, khả năng tài chính, sức khỏe tâm thần). Những đánh giá này có thể sử dụng trong việc quản lý tội phạm có mức độ liều lĩnh, nhu cầu cao, thiết lập kế hoạch về các hoạt động mà phạm nhân sẽ thực hiện trong thời gian thi hành án. Điều đó có thể bao gồm cung cấp các quá trình học kỹ năng cơ bản, cách đối xử, các kế hoạch của từng người trong từng trường hợp cụ thể và hơn thế. Hơn nữa, nếu một tội phạm đang bị kết án và được xem là một mối nguy hiểm đối với cộng đồng, thì nó có thể là một trường hợp mà người phạm trở thành đối tượng bị giám sát để giảm thiểu mối nguy hiểm mà anh ta hoặc cô ta có thể gây ra. Các nhà tâm lý học lúc đầu có thể cung cấp giúp việc sắp xếp các hoạt động những họ còn có thể cung cấp cách quản lý và các lời khuyên theo gỡ các vấn đề như việc can thiệp. Các nhà tâm lý học tội phạm còn được tham gia đóng góp phát triển việc thiết kế, phân phối và quản lý của chương trình nhằm xác định suy nghĩ, thái độ và hành vi của tội phạm góp phần tạo nên tội ác cũng như ngăn ngừa các tội ác sau này. Các nhà tâm lý học còn liên quan đến việc quản lý các chương trình đó để đảm bảo chắc chắn rằng các phạm nhân được tham gia vào đúng chương trình phù hợp và các chương trình được thực hiện đúng như mục đích của người thiết kế tạo ra. Nghiên cứu cho thấy các chương trình không được thực hiện đúng có thể làm việc thực hiện trở thành vô nghĩa không hiệu quả thậm chí là gây ra thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, vai trò của tù nhân hay thách thức của nhà tâm lý học không giới hạn trong mối quan hệ giữa việc cải tạo và công việc. Các nhà tâm lý tội phạm trong những trường hợp đấy thì có thể liên quan đến việc đảm nhận nghiên cứu, giám sát việc huấn luyện cho tù nhân hay nhân viên học việc, chuẩn bị báo cáo cho các chi tiết của các phiên tòa về mức độ nguy hiểm, nhu cầu và các thông tin khác liên quan đến cá nhân tội phạm, những người tham dự phiên tòa, nơi tổ chức họp hay những cơ quan chủ quản bắt buộc. Kết luận: Tâm lí tội phạm, nó cho chúng ta hiểu biết thêm về tâm lí, cảm nhận của người phạm tội khi vi phạm pháp luật. Làm cho chúng ta có cái nhìn đa chiều và hiểu biết rộng hơn về xã hội và con người.