A. PHÂN TÍCH 1. TÌm hiểu bản kể Truyện Tam đại con gà thuộc thể loại truyện cười nằm trong hệ thống các truyện phê phán những kẻ sĩ giả danh, thực chát là dốt nát mà cứ làm ra vẻ có Chữ nghĩa, thực chất là dốt nát mà cứ làm ra vẻ đạo đức, kiểu như thầy đồ trong truyện Cây bất bể Đông (Có thầy đồ dạy học trò sách Tam tự kinh đến câu "Phàm huấn mông" có nghĩa là "Phàm việc dạy học"; thầy không hiểu bèn giảng liều: - Phàm là ông Phàm, Huấn là ông Huấn, Mông là ông Mông. Đến chữ bôi (là cái chén, có bộ móc đứng cạnh chữ bất, thầy bèn giảng liều: Bất là cây bất. Cạnh trường có người đàn bà biết chữ, thấy thầy dốt mà nói liều, bèn ru con mà hát rằng: Ai ơi trông cây bất bể Đông Hay là ông Huấn, ông Mông, ông Phàm. Hoặc như các truyện Bánh của tao đâu, Hóc dao rựa, Thầy đồ nói dối, Nói chữ, Không cần học nữa, Đối chọi (Thầy đồ nọ dạy học quanh năm ngày Tháng chỉ có một bài ra câu chọi: - Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (Vua Thần Nông dạy dân nghề trồng ngũ cốc). Có học trò máy móc, đối chọi từng chữ nhưng vô nghĩa lại được Thầy khen: - Thánh sâu gương nước gừng tam cò. Truyện Tam đại con gà còn nằm trong hệ thống các truyện cười về các loại thầy rởm như lang băm, thầy bói nói dựa, thầy phù thủy, thầy địa.. 2. Thầy đồ dốt là xấu nhưng giấu dốt lại xấu hơn và đã dốt lại giảng liều thì tệ hại gấp đôi Chữ Hán "kê" là gà, có 18 nét. Chưa phải là những chữ phức tạp nhất. Có những chữ trên 30 nét. Đã ở vị trí ông thầy, dạy những điều sách đã quy định Thì nhất thiết phải nắm vững. Ở đây, thầy dốt không nắm được. Đó là điều trái tự nhiên, Cái trái tự nhiên ấy lại được phơi bày một cách công khai trong một hoàn cảnh tức cười hơn. Thầy không biết nhưng lại không dám nhận là không biết, thì càng trái tự nhiên hơn. Thầy giấu dốt. Thầy sĩ diện rởm. Cái sĩ diện của nhân vật thầy đồ được khoác lên một bộ áo láu cá quanh co: - Lúc đầu thầy cuống, giải thích là "dù dì dù dì" - Tiếp đó, thầy bảo học trò đọc khẽ để đỡ xấu hổ - Sau đó, thầy xin âm dương, cầu cứu thổ công - Cuối cùng, thầy cắt nghĩa liều "dù dì là chị con công". 3. Tam đại con gà, có sự tham gia sáng tạo của trí thức bình dân Người đặt truyện tất phải có chữ nghĩa ít nhiều. Trong số các sách dạy chữ Hán (bậc sơ học), có các sách như Nhất thiên tự (một ngàn chữ) đặt theo thể Lục bát: Thiên thời, địa đất, vân mây Vũ mưa, phong gió, trú ngày, dạ đêm.. Có sách Tam thiên tự (ba ngàn chữ), chữ và nghĩa kế tiếp nhau thành từng đoạn hai tiếng một, tiếng cuối đoạn trên vần với tiếng cuối đoạn dưới: Thiên trời, Địa đất Cử cất, Tồn còn Tử con Tôn cháu.. Biết Tam thiên tự chỉ mới tìm được đề tài chữ "kê". Sáng tạo văn học dân gian không chỉ có dân cày, dân nghèo thành thị mà còn có tầng lớp trí thức Bình dân, các thầy đồ nghèo sống trong lũy tre xanh. Trí thức bình dân thực chất chế giễu trí thức bình dân rởm. Tam đại con gà phản ánh xã hội phong kiến ở giai đoạn khủng hoảng toàn diện của nó. Thầy đồ không chỉ kém cỏi về chữ nghĩa mà còn kém cỏi về nhân cách nữa. 4. Tập hợp nhiều biện pháp gây cười. Trong Tam đại con gà, các tác giả dân gian đã vận dụng những lời nói đáng cười (Dủ dỉ: Chị con công, con công: Ông con gà), cử chỉ đáng cười (đọc khẽ, Bảo học trò không đọc to, xin âm dương khấn thổ thần), hoàn cảnh đáng cười (dốt mà sĩ diện) v. V.. Cái điều cuối cùng của truyện cười là phơi bày cái đáng cười ra một cách sinh động nhất, ở cái thế bất ngờ nhất. B. BÌNH LUẬN VỀ TÁC PHẨM - "Khi trong truyện cổ tích sinh hoạt xuất hiện hình tượng tương phản diện về kẻ sĩ (Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, Người học trò muốn đậu v. V) Và trong truyện cười có cả một loạt truyện phê phán những thầy đồ dốt, những thầy đồ có nhân cách tồi tàn.. thì trong xã hội, đạo học hẳn đã suy vi lắm rồi.. Thông thường, bản thân cái dốt không có gì đáng cười. Ai mà không dốt? Cho nên truyện đi tìm cái cười trong sự giấu dốt. Có lẽ đối với một ông đồ, Chữ" kê "không đọc ra, chỉ là dốt thảm dốt hại, nhưng đối với chúng ta, con đường đi từ" Con gà đến "ba đời con gà" còn thảm hại hơn. Nào "cuống", nào "nói liều", nào "sợ" nhỡ "sai" mà sợ người ta biết thì xấu hổ, nào "khe khẽ", nào "rón rén" nào "khấn khứa", nào "thở phào" 'v. V.. Từ sự dốt nát thảm hại, chúng ta chứng kiến sự thảm hại của sự dốt nát".