Tam Đại Con Gà - Ngữ Văn 10

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Dororo, 23 Tháng mười hai 2021.

  1. Dororo

    Bài viết:
    28
    Tiểu dẫn

    Truyện cười có hai loại: truyện khôi hàitruyện trào phúng . Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đíchgiải trí (song vẫn có ý nghĩagiáo dục). Truyện trào phúng có mục đích phê phán . Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.

    Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt và quan lại tham nhũng.

    Tam Đại Con Gà

    Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

    - Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.

    - Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ "tước" là chim sẽ, đến chữ "kê" là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: "Du dỉ là con dù dì". Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong long vẫn thấp thỏm.

    - Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là "dù dì" không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

    - Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì.. Dủ dỉ là con dù dì..

    - Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa! Chữ "kê" là gà, sao thầy lại dạy ra "dủ dỉ" là con "dù dì"?

    - Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa", nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: "Tôi vẫn biết ấy là chữ" kê ", mà" kê "nghĩa là" gà ", nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia."

    - Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?

    - Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà! (Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 1986)

    Hướng dẫn học bài

    Câu 1: Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật "thầy" (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau:

    – "Thầy" liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào?

    – "Thầy" đã giải quyết các tình huống đó ra sao?

    – Trong quá trình giải quyết các tình huống, "thầy" đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào?

    Bài làm

    1. "Thầy" không biết chữ nhưng phải dạy học cho học trò.

    – Nói liều với học trò, bảo học trò đọc khẽ vì sợ người khác biết.

    –Không hiểu biết những vẫn nói bừa, làm bừa.

    2. "Thầy" khấn thổ công, thổ công cho ba quẻ đều được.

    – Mê tín làm theo, tự tin cho học trò đọc lớn.

    – Đã dốt nát lại còn ngu muội, không cố gắng tìm hiểu mà dựa vào vận may.

    3. Bố của học trò thắc mắc về bài học.

    – Thầy lấp liếm, che đi cái dốt của mình.

    – Sự dốt nát đi cùng với hành động khôn lỏi.

    Câu 2: Chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện. (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể la anh học trò dốt không)

    - Truyện không chỉ phê phán một đối tượng là anh học trò dốt nát mà phê phán thói xấu của con người trong cuộc sống: Không có kiến thức nhưng lại không tìm hiểu, học hỏi mà lại tìm hết cách này đến cách khác để dấu dốt, che đậy sự thiết sót của bản thân.

    Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày

    Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.

    – Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

    – Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải về con mà!

    – Thầy lí cũng xòe năm ngón tai trái úp lên trên năm ngón tay mặt, nói:


    Tao biết mày phải.. nhưng nó lại phải.. bằng hai mày!

    ( SGK Ngữ văn 10, Trang 80, Tập I, NXBGD 2006)

    Hướng dẫn

    Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 10 tập 1)

    Quan hệ giữa Cải và thầy lí: Đã được sắp đặt trước khi Cải hối lộ thầy lí 5 đồng, Cải ung dung nghĩ mình thắng kiện tuy nhiên khi xử kiện Cải bị phạt mười roi.

    - Sự độc đáo, tính hài hước của truyện sự kết hợp lời nói với hành động (Nhưng nó lại phải bằng hai mày- thầy lý xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải)

    + Mối quan hệ logic được người đọc nhìn nhận ra: Giữa lẽ phải, những ngón tay và tiền tạo ra tiếng cười

    Ý nghĩa tố cáo của truyện: Lẽ phải được mua bằng tiền, càng nhiều tiền thì lẽ phải thuộc về người đó.

    Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 10 tập 1)

    Nghệ thuật gây cười ở cuối truyện nằm ở việc:

    Lời nói của thầy Lí có sự đồng nhất giữa "lẽ phải" với số tiền nhận hối lộ, lẽ phải có thể đong đếm được

    + Thầy lí nhận hối lộ nhưng vẫn trơ trẽn úp bàn tay trái lên bàn tay phải biện minh cho hành động nhận đút lót.

    - Xây dựng tình huống gây cười đặc sắc: Cải đút lót tiền mà vẫn bị bị đánh, thầy lí đánh đòn

    - Truyện tạo ra tiếng cười sảng khoái khi kết truyện có cả ngôn ngữ nói và cả hành động của thầy lý:

    + Chi tiết thâm thúy, sâu cay khi cười vào thứ được coi là công lí của chính quyền phong kiến trước kia ở nông thôn.
     
    Diệp Minh Châu thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...