Takoyaki là món ăn đường phố nổi tiếng của Nhật bản, món ăn vặt này từ lâu đã nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Takoyaki được tìm thấy ở bất cứ đâu trong các nhà hàng Nhật hay quán ăn vỉa hè tại Việt Nam. Bạn có bao giờ tự hỏi Takoyaki là gì? Nguồn gốc của món ăn này từ đây và vì sao người Nhật thích món Takoyaki này? Takoyaki là gì? Bạn biết không? Trong tiếng Nhật, "Tako" là bạch tuộc, "Yaki" là nướng. Và đương nhiên rồi, "Takoyaki" có nghĩa là "bạch tuộc nướng". Bánh takoyaki có dạng hnhf trìn như trái bóng nhỏ với vỏ ngoài được làm từ bột mì, nhân là hỗn hợp các nguyên liệu tươi ngon như bạch tuộc, bã Tempura, gừng muối và hành lá và còn có cả mùi thơm của bơ. Takoyaki thường được thưởng thức bằng một cây tăm tre để xiên bánh. Bánh thường được nướng trong máy nướng takoyakiki đến khi có màu nâu vàng hấp dẫn và được phủ lên bề mặt một lớp nước xốt mặn ngọt mayonnaise và dăm cá ngừ khô. Nguồn gốc của Takoyaki Takoyaki có nguồn gốc từ thành phố sương mù Osaka nằm trên vùng vùng Kinki trên đảo Honshu, ngay cửa sông Yodo trên vịnh Ōsaka thuộc vùng biển Seto. Osaka vốn dĩ đã là trung tâm thương mại của Nhật Bản và bây giờ nó là trung tâm công nghiệp, thương cảng chính cho các cuộc giao thương nội địa, đồng thời là cánh cửa thông vùng Biển Seto với Thái Bình Dương và là trái tim của vùng đô thị Kansai. Takoyaki ra đời như thế nào? Là thành phố có vị trí nằm của Nhật Bản, Osaka từ lâu đã du nhập văn hóa ẩm thực từ các vùng miền khác trên đất nước. Endo Tomekichi là người bán đồ ăn đường phố có tiếng tại Osaka. Năm 1935, ông được thưởng thức một loại bánh bao làm từ bột trứng nổi tiếng ở quận Hyogo tên akashiyaki và bị ấn tượng mạnh. Kết hợp akashiyaki với bánh nướng bọc nhân thịt bò chấm nước tương thường bán, Endo Tomekichi thay bột trứng bằng bột gạo và chọn bạch tuộc – loại hải sản dồi dào nhất ở vùng biển Sato làm nhân bánh. Akashiyaki Khi mới xuất hiện, Takoyaki chỉ phổ biến ở vùng Kansai, Osaka nhưng sau đó món ăn này nhanh chóng được người dân nơi đây yêu thích. Nhờ con đường giao thương trên biển, món ăn này nhanh chóng lan rộng ra các khu vực khác như Kanto và nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản. Khởi thủy, chiếc bánh Takoyaki được người dân Nhật Bản làm bằng bột gạo nhưng do những tác động của hoàn cảnh và lịch sử, Nhật Bản phải nhận những chuyến tàu viện trợ bột mỳ từ nước Mỹ, cho nên bột bánh Takoyaki đã chuyển từ bột gạo sang bột mỳ. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các tạp chí bắt đầu giới thiệu về Takoyaki như một món ăn đặc sản của Osaka. Ban đầu món ăn được bán trong các quầy chế biến thực phẩm yatai tại các dịp lễ hội nhưng sau đó các nhà hàng chuyên phục vụ takoyaki đã được xây dựng. Riêng tại Osaka, chỉ trong 20 ra đời đã có 5000 nhà hàng và quán ăn phục vụ Takoyaki và đến năm 1955 thì đã có 5000 nhà hàng và quán ăn phục vụ món này riêng ở Osaka. Vì sao Takoyaki phổ biến và được nhiều người yêu thích? Từ quê hương Osaka, Takoyaki nhanh chóng chiếm được sự yêu mến của mọi người trên khắp đất nước và thế giới. Món bánh bạch tuộc thơm ngon này hiện diện trên mọi con phố, nẻo đường, từ các quầy hàng lưu động ở vỉa hè, lễ hội, cửa hàng lưu niệm cho đến những khu vực nghỉ ngơi ngoài đường cao tốc bởi vì: - Takoyaki có hương vị dễ ăn. Bánh có kích thước nhỏ gọn, chỉ với một cây tăm và 2 lần cắn là xong một chiếc bánh. - Takoyaki phù hợp với mọi lứa tuổi nên mọi thành viên trong gia đình đều có thể quây quần bên nhau cùng thưởng thức món bánh bạch tuộc này. - Takoyaki dễ làm và không cần công thức phức tạp như mọi món ăn Nhật khác. Hiện tại nhiều gia đình có thể làm Takoyaki tại nhà bằng khuôn bánh hoặc chảo điện Takoyaki. - Takoyaki dễ sáng tạo thành nhiều loại khác nhau bằng việc thay đổi nghiên liệu bằng cách thêm thịt nguội, phô mai, tôm, thậm chí sôcôla làm nhân bánh. Bảo tàng ẩm thực Takoyaki nổi tiếng của Osaka có gì? Takoyaki hiện diện như nền ẩm thực đặc trưng của Osaka. Để vinh danh món ăn có nguồn gốc từ quê hương mình, chính quyên Osaka cho xây dựng bảo tàng ẩm thực Takoyaki. Bảo tàng nằm ngay bên ngoài công viên giải trí Universal Studios của thành phố Osaka. Tuy được hình tượng hóa với ý nghĩa là bảo tàng nhưng về bản chất, đây là chuỗi 5 nhà hàng Takoyaki. Mỗi nhà hàng có takoyaki đến từ những nơi khác nhau trên đất nước Nhật Bản và có cách chế biến riêng. Nhà hàng Jyuuhachiban sẽ có công thức riêng khi chế biến món Takoyaki với hình dạng sắc nét cụ thể, vị béo ngọt của kem kết hợp sữa từ bột tempura khiến vỏ ngoài bạch tuộc nướng giòn dụm, nhân bên trong đánh thức từng vị giác. Một nhà hàng khác tên là Yamachan có sự độc đáo khi thực hiện chế biến món Takoyaki với 10 loại hoa quả khác nhau. Ngoài ra còn rất nhiều những nhà hàng chế biến món Takoyaki không hề có sự trùng hợp về công thức chế biến món ăn được yêu thích nhiều này. Những chiếc bánh nhỏ bé Takoyaki được người đầu bếp chế biến bằng tất cả sự tinh tế trong cách làm, cả sự tỉ mỉ và nghiêm túc để có thể hoàn thành nên món ăn thơm ngon. Trong bảo tàng, bạn sẽ tìm thấy một ngôi đền nhỏ dành riêng cho thần để có cầu tạo ra được món Takoyaki thơm ngon, đúng vị, hoàn hảo nhất để đêm đến cho thực khách trải nghiệm tốt nhất. Takoyaki được chế biến như thế nào? Nguyên liệu chính của Takoyaki là bột mì, bột dashi, bột tenkasu, trứng gà, hành chua, bắp cải, gừng và không thể thiếu bạch tuộc. Phần bạch tuộc sẽ được chế biến trước rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Khâu quan trọng nhất chính là dùng một que nhỏ bằng kim loại đảo liên tục, đều tay cho đến khi bánh trở nên tròn và láng mịn. Chính vì sự đặc biệt này mà bánh được chín đều, vỏ bánh giòn dụm, phần nhân bên trong luôn nóng hổi và thơm phức. Khuôn bánh làm Takoyaki có hình bán nguyệt. Những khuôn bánh Takoyaki chuyên dụng của Nhật thường rất to với khoảng 30 khoanh. Tuy nhiên để tiện cho việc chế biến loại bánh này tại nhà, ngày nay người ta đã chế tạo ra những khuôn bánh nhỏ hơn, tiện dụng cho mỗi gia đình. Bánh Takoyaki khi chín sẽ được bày lên chiếc khay nhỏ, sau đó tưới nước sốt Takoyaki và mayonnaise, cuối cùng người ta sẽ rắc thêm ít vụn cá ngừ khô lên trên cùng. Top những quán Takoyaki ngon nhất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Takochan – Takoyaki: Số 10 chợ Gạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Takomaru Thụy Khê: 244 Thụy Khê, Tây Hồ, Hà Nội. Takoyaki Shin: 65 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Takoyaki Trần Hưng Đạo: 378 Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5, thành phố HCM. Takoyaki xóm nhà Lá: 82 Nguyễn Huệ, quận 1, thành phố HCM Sakura no Takoyaki: 15B/12A Lê Thành Tôn, quận 1, thành phố HCM.