Tại Sao Việt Nam Thường Xuyên Bị Xâm Lược?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyen Van Cao, 7 Tháng ba 2023.

  1. Nguyen Van Cao

    Bài viết:
    18
    [​IMG]

    Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã rất nhiều lần bị xâm lược. Để bảo vệ tổ quốc, ông cha ta đã chiến đấu với những quốc gia máu mặt nhất, sừng sỏ nhất. Vậy tại sao Việt Nam luôn là viên kim cương mà các cường quốc muốn có?

    1. Chủ quyền lãnh thổ chưa được tôn trọng


    [​IMG]

    Lý do đầu tiên khiến Việt Nam luôn bị rơi vào tầm ngắm vì trước đây chưa có liên hợp quốc, chủ quyền lãnh thổ chưa được các quốc gia tôn trọng, việc xâm lược chủ yếu là vì đam mê. Mỗi khi một vị vua mới lên, một triều đại mới thành lập, xâm lược để mở rộng lãnh thổ sẽ là ưu tiên hàng đầu. Nó vừa mang lại nguồn lợi cho đất nước nếu có nhiều thuộc địa, vừa thể hiện được sức mạnh của vị vua mới. Vào cái thời đầu cầu Châu Âu vẫn chưa tiếp cận được điểm cầu Châu Á, giao thông đang còn xa xôi cách trở, khi ấy Việt Nam chúng ta luôn là con mồi của Trung Quốc. Sinh ra đã có bộ lòng rộng hơn cái túi ba gang, Trung Quốc luôn muốn nuốt chửng những nước xung quanh yếu hơn mình. Nhìn đi nhìn lại, trông Việt Nam có vẻ ngon nhất. Thế là năm lần bảy lượt, Trung Quốc mang quân sang xâm chiếm, đời trước thua thì đời sau tiếp tục. Sau khi các nước châu âu phát triển vượt bậc, nhu cầu về thuộc địa và nô lệ trở nên cấp bách, thì Châu Á và Châu Phi lại trở thành mục tiêu của những ông tây da trắng này. Và đương nhiên Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ngắm.

    2. Vị trí địa lý

    [​IMG]

    Lý do thứ 2 cũng cực kỳ quan trọng, đó là vị trí địa lý. Nói đến vấn đề vị trí của các quốc gia, thì đúng là hên xui. Nó giống như việc có đứa trẻ sinh ra đã ở vạch đích, còn có đứa khác thì phải tự thân mà vận động. Việt Nam là quốc gia nằm ngay phía nam Trung Quốc, đây chính là cái đen của chúng ta khi nằm cạnh ông hàng xóm, mà cho cũng không ai muốn ở gần. Theo các nhà sử học, Trung Quốc có đến 3 tư tưởng lớn của chiến lược bành trướng tồn tại xuyên suốt lịch sử:

    [​IMG]

    - "Viễn giao cận công" có nghĩa là xa thì giao hảo, còn gần thì chơi khô máu.

    - "Tiền nam hậu bắc" nghĩa là mấy anh đẹp trai ở phía Nam phải được xử lý trước, sau đó mới tính đến mấy ông khó nhai ở phương bắc.

    - "Tằm thực" là làm theo lối tằm ăn dâu, cứ từ từ gặm nhấm, sớm muộn gì cũng ăn hết đất nước láng giềng.

    Vị trí của Việt Nam được đánh giá là có tầm chiến lược, là một quốc gia với đường biển dài. Mỗi một phần lãnh thổ Việt Nam đều có thể đóng vai trò là cửa ngõ kết nối nội địa Châu Á với Thái Bình Dương. Chưa kể nước chúng ta có mặt tiền nhìn thẳng ra biển Đông. Đây là một lợi thế cực kỳ lớn, vì 40% lượng vận tải thương mại vận chuyển bằng đường biển sẽ đi qua biển Đông. Theo thống kê, mỗi ngày sẽ có khoảng 300 tàu vận tải các loại ở biển Đông, trong đó 50% là tàu trọng tải trên 5000 tấn, hơn 10% là từ 30.000 tấn trở lên. Về mặt quân sự, vị trí của Việt Nam vô cùng lý tưởng khi có nhiều cảng nước sâu tiềm năng. Điển hình như cảng Cam Ranh, có khả năng làm căn cứ cho tàu ngầm cũng như tàu sân bay, giúp kiểm soát an ninh Biển Đông. Không có cảng nước sâu là một nhược điểm cực kỳ lớn. Nhìn sang Nga ngố, chúng ta sẽ thấy họ đã rất chật vật để có được một cái cảng biển trọng yếu. Nhiều chuyên gia quân sự còn khẳng định từ Cam Ranh có thể kiểm soát được Biển Đông và cả eo biển Malacca. Cam Ranh cũng dư khả năng giám sát điện tử đối với khu vực bắc Ấn Độ Dương, thậm chí cả biển Hoa Đông.


    3. Nhiều tài nguyên thiên nhiên

    [​IMG]

    Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào giá trị cao. Nếu chiếm được vùng đất chữ S này, các đế quốc sẽ có được một món lợi khổng lồ. Kể ra chúng ta có khoáng sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ, 60 loại khoáng sản. Trong đó, trữ lượng Boxide là khoảng 672 triệu tấn, Apatit là 0, 778 triệu tấn, Titan là 15, 71 triệu tấn, Than là 3.520 triệu tấn, đất hiếm là 22 triệu tấn, đá granit là 15 tỷ m3 và dầu mỏ khoảng 7, 2 tỷ thùng. Nếu nhìn lại từ thời Bắc thuộc cho đến khi thực dân Pháp xâm lược, chúng ta đều thấy có một đặc điểm chung. Đó là tích cực vơ vét tài nguyên khoáng sản, tận thu đủ loại tàu thuế để khi chúng ta cạn kiệt thì thôi. Tuyến đường sắt để chở tài nguyên cũng vì vậy mà hình thành.

    4. Quốc gia đông dân

    [​IMG]

    Thứ tư, Việt Nam là một quốc gia đông dân. Như các bạn đã thấy, chúng ta thuộc top 15 nước đông dân nhất thế giới. Trước đây, con người hay nô lệ cũng là một loại hàng hóa. Còn với chủ nghĩa tư bản thì con người chính là thứ tạo ra giá trị thặng dư, làm giàu cho địa chủ. Vậy nên nếu nắm trong tay hàng triệu con người thì các đế quốc không thiếu cách để bóc lột, làm giàu cho chính quốc. Vậy nên, trong mắt các đế quốc, Việt Nam chẳng khác nào một cô gái 18 chân dài xinh đẹp trong mắt anh chàng màu mè.

    5. Việt Nam yếu hơn

    [​IMG]

    Cuối cùng, trông Việt Nam có vẻ dễ xơi. Rõ ràng cả về quân sự lẫn kinh tế, Việt Nam không phải một nước mạnh. Bình thường không ai dại gì đi gây sự với thằng nào to hơn mình. Cho nên các quốc gia thường có xu hướng bắt nạt kẻ yếu hơn. Và Việt Nam lại thường đóng vai kẻ yếu hơn đó. Ban đầu cái nhìn này có vẻ đúng, như Trung Quốc hay pháp đã thành công khi xâm lược Việt Nam khiến chúng ta nhiều năm rơi vào ách đô hộ. Tuy nhiên, họ không biết một điều rằng, con người Việt Nam rất mạnh mẽ, kiên cường và bất khuất. Ban đầu chúng ta có thể thua nhưng không bao giờ chúng ta chịu khuất phục. Bất cứ ai xâm lược chúng ta thì sẽ luôn có người Việt đứng lên quyết khô máu để lấy lại đất của mình. Dù một năm, mười năm hay một nghìn năm Bắc thuộc, chúng ta vẫn quyết không cam chịu, quyết không từ bỏ. Chính vì không nhận ra điều này, các đế quốc mạnh đến mấy vẫn bị đá đít về nước. Nhìn chung thì để có được cuộc sống bình yên và đầy đủ như chúng ta của ngày hôm nay, ông cha ta đã đổ biết bao nhiêu là máu và nước mắt. Vậy nên, chúng ta tiếp tục quyết tâm giữ nước. Chúng ta có thể tạm mất nước vì đánh không lại nhưng không thể mất nước vì mu muội thần tượng những idol ngoại quốc luôn có tư tưởng xâm phạm lãnh thổ chúng ta.
     
    hanhgiacodo thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...