Chó là động vật hằng nhiệt, nhiệt độ cơ thể của nó luôn ổn định. Mùa hè trời nóng nực, nhiệt độ ngoài trời lên cao cộng thêm lớp lông dày phủ ngoài cơ thể làm cho nó càng thêm nóng nực. Vì vậy chó phải tìm cách để hạ nhiệt độ cơ thể, chống lại cái nắng gay gắt của mùa hè. Nếu như một số loài động vật khác, thường hạ nhiệt độ cơ thể bằng cách tiết mồ hôi thì ở loài động vật này không thể thực hiện được. Do bên ngoài cơ thể của nó không có tuyến mồ hôi mà tuyến mồ hôi của nó lại nằm ở lưỡi. Vì vậy nó thè lưỡi ra là để khí nóng trong cơ thể bốc ra ngoài qua tuyến mồ hôi ở lưỡi, giúp nhiệt độ cơ thể của nó giảm xuống. Thật là lí thú phải không các bạn?
Chó là một loài động vật có vú. Thân nhiệt của loài động vật có vú trong trạng thái bình thường là cố định, khi nhiệt độ tăng cao, thì phải thông qua con đường tỏa nhiệt để hạ nhiệt nhằm duy trì sự ổn định của thân nhiệt. Trên bề mặt cơ thể của người và nhiều động vật đều có tuyến mồ hôi, có thể tiết ra mồ hôi, nhiệt lượng tỏa ra ngoài cơ thể thông qua sự tiết ra mồ hôi, thì thân nhiệt sẽ giảm xuống. Nhưng các nhà động vật học phát hiện ra rằng, bề mặt ngoài cơ thể của chó không có tuyến mồ hôi, tuyến mồ hôi của chúng lại ở trên đầu lưỡi. Mùa hè khí hậu nóng nực, để duy trì thân nhiệt bình thường thì chó đành phải thè lưỡi dài để phả bớt hơi nóng, như vậy có thể thúc đẩy sự tỏa nhiệt của cơ thể. Trên thực tế, cho dù không phải là mùa hè, đôi khi lưỡi của chó cũng phải thè ra, ví dụ sau khi chạy nhanh hoặc đánh nhau, cơ thể nóng lên thì chó cũng phải thè lưỡi ra để tỏa bớt nhiệt lượng. Giống như người trong mùa đông giá lạnh, sau khi lao động chân tay hoặc vận động mạnh cũng sẽ toát mồ hôi ra, đó là quy luật. Nguồn: 10 vạn câu hỏi vì sao về động vật
Con người có tuyến mồ hôi dưới da, khi trời nóng, mồ hôi thoát ra, bốc hơi, làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể. Nhưng những chú chó lại không như vậy. Chúng không có tuyến mồ hôi dưới da như con người mà vị trí của chúng nằm ở lưỡi, vì vậy để thoát nhiệt, chúng lè lưỡi ra.