Hầu hết, ai trong số chúng ta cũng có ít nhất vài có nốt ruồi. Nốt ruồi có thể ở mặt, chân tay, cổ, ngực.. Nhiều người thấy nó rất bình thường nhưng nhiều người lại thấy mất thẩm mỹ. Vậy thực chất nốt ruồi là gì và tại sao trên da lại mọc nốt ruồi? Nốt ruồi tên tiếng Anh còn gọi là Melanocytic nevus, là một đám sắc tố ở da với kích thước to nhỏ khác nhau. Đa số nốt ruồi xuất hiện từ nhỏ nhưng cũng có khi lớn lên mới xuất hiện. Nốt ruồi thường có hình tròn, phổ biến nhất là nốt ruồi màu đen và màu nâu. Thường thì nốt ruồi sẽ dần to lên theo sự sự lớn lên của con người. Tuy nhiên, nốt ruồi phát triển rất chậm. Hầu hết sự phát triển của nó là lành tính, không gây cảm giác khó chịu hay ngứa ngáy, nhưng cũng có một số nốt ruồi ác tính tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ung thư. Nốt ruồi có thể coi là một bệnh ngoài da thường thấy nhất. Đặc biệt, nốt ruồi xuất hiện nhiều trên cơ thể của thanh thiếu niên đang trong giai đoạn tuổi dậy thì. Thông thường, con người có ít nhất 5 đến 20 nốt ruồi trên cơ thể, trung bình khoảng 30 đến 40 nốt. Nốt ruồi có thể mọc ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Nốt ruồi hình thành do các hắc sắc tố Melanin được sinh ra khi phân chia tế bào, những hắc sắc tố này tập trung lại với nhau thành một đám dưới da từ đó tạo thành nốt ruồi. Thường thì đến 40 tuổi nốt ruồi sẽ không hình thành và phát triển nữa. Dựa vào đặc tính màu sắc kích thước người ta chia nốt ruồi thành ba loại: 1. Nốt ruồi màu (thường là màu nâu, đen) Là nốt ruồi có kích thước to nhỏ không giống nhau, có thể nhỏ như đầu kim và to như trứng con tằm. Nốt ruồi màu có nhiều điểm khác nhau: Có loại nốt ruồi màu nhẵn bóng, bằng phẳng, không có lông, có loại lại nhô cao ra khỏi da và có lông, có loại to mềm.. thông thường, nốt ruồi màu không phát sinh ra những biến đổi ác tính, không gây đau ngứa, khó chịu. Nếu nốt ruồi mọc ở những vị trí kín, không gây mất thẩm mỹ thì không cần thiết phải phá đi. 2. Nốt ruồi huyết quản (hay còn gọi là chàm, bớt). Vết chàm, bớt thường to hơn nốt ruồi màu, có những vết nhỏ bằng đầu ngón tay nhưng cũng có những vết lớn đến nỗi che đi một nửa khuôn mặt. Vết chàm, bớt thường xuất hiện khi sinh ra hoặc phát triển ngay sau sinh. Một số vết bớt, chàm có thể mờ đi theo thời gian nhưng cũng có những vết trở nên đậm hơn, rõ rệt hơn. Thông thường, những vết chàm xuất hiện bởi các tế bào sản xuất quá mức sắc tố vào da hoặc do các mạch máu không phát triển bình thường. Nốt ruồi huyết quản có nhiều loại, hình dáng to nhỏ khác nhau, có loại bề mặt bằng phẳng, trơn, có loại hình tròn hoặc những hình thù khác nhau nhô lên khỏi da. Nốt ruồi huyết quản, nghe tên có vẻ nó khiến chúng ta có cảm giác đáng sợ. Thế nhưng, trên thực tế, nó không nguy hiểm cho con người. Vì thế chúng ta không cần quá lo lắng. Tuy nhiên vết chàm trên mặt ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ, vì vậy, nếu nếu bạn đang có vết chàm, bớt và bạn muốn mình đẹp hơn thì nên đến bác sĩ da liễu để điều trị. 3. Nốt ruồi xanh: Là những dấu chấm có màu sắc lạ như xám, xanh vàng.. nổi trên da. Nốt ruồi xanh được hình thành từ sự đột biến sắc tố ở dưới da, cụ thể là do các tế bào Melanin. Thông thường các nốt ruồi xanh có kích cỡ không quá lớn, đường kính trung bình chỉ khoảng 1 cm. Tuy nhiên, đáng chú ý, các nốt ruồi xanh có thể chuyển biến thành các khối u ác tính hoặc chuyển thành căn bệnh ung thư trong khi con người rất khó có thể phát hiện ra. Vì vậy, nếu bạn có nốt ruồi xanh, bạn nên đi tẩy càng sớm càng tốt trước khi nó chuyển biến thành những khối u ác tính. Có thể thấy, nốt ruồi thường lành tính, tuy nhiên cũng có một số nốt ruồi nguy hiểm mà bạn cần chú ý: - Nốt ruồi sắc tố bẩm sinh: Là những nốt ruồi đã xuất hiện khi chúng ta vừa mới sinh ra. Đa số những nốt ruồi này đều có kích thước khá to và có nguy cơ gây ung thư cao nhất-khoảng 13%. Đặc biệt, những nốt ruồi bẩm sinh nhưng lớn nhanh hơn sự phát triển của cơ thể lại càng đáng lo ngại hơn. - Những nốt ruồi có sự thay đổi nhiều về: Kích thước: To nhanh; màu sắc: Đậm chuyển thành nhạt, nhạt chuyển thành đậm hoặc chuyển thành những màu sắc khác; thay đổi về bề mặt: Nốt ruồi đang nhẵn bóng, bằng phẳng tự nhiên nhô hẳn lên khỏi da. - Những nốt ruồi có triệu chứng viêm, chảy máu, loét ngứa cũng là những nốt ruồi tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra, theo một số y bác sĩ thì những nốt ruồi ở các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân.. cũng được xem là nguy hiểm vì có khả năng tiến triển thành ung thư da. Vậy nốt ruồi có tẩy được không và tẩy bằng cách nào để hiệu quả nhất? Câu trả lời là có. Nốt ruồi hoàn toàn có thể xóa bỏ đi được. Nếu thấy nốt ruồi mọc ở những vị trí không mong muốn, gây mất thẩm mỹ, các bạn có thể đi phá nốt ruồi. Phương pháp tốt nhất hiện nay là phương pháp tẩy nốt ruồi bằng laser. Đây là phương pháp tân tiến nhất bởi khi tẩy nốt ruồi bằng laser sẽ không để lại sẹo, chỉ trừ trường hợp nốt ruồi có chân quá sâu, sau khi đốt laser sẽ để lại sẹo lõm hoặc sẹo rỗ. Nhưng các bạn yên tâm, nếu biết cách khắc phục thì sẹo của bạn sẽ hết hoàn toàn. Vả lại, chi phí của phương pháp tẩy laser cũng khá phải chăng chỉ từ 100.000 đến 150.000 với những nốt ruồi có kích cỡ trung bình, không quá to. Hiện nay đã có rất nhiều người áp dụng phương pháp này và đây cũng là phương pháp pháp đem lại hiệu quả cao nhất. Những lưu ý khi tẩy nốt ruồi: - Bạn nên loại bỏ nốt ruồi ở độ tuổi 18 đến 20 vì thời điểm này, cơ thể đã phát triển hoàn thiện, vết sẹo sẽ nhanh lành hơn, có tính thẩm mỹ cao hơn. - Trước khi tẩy nốt ruồi bạn phải tìm hiểu kỹ, chọn cơ sở uy tín, an toàn, đã có nhiều người trước đó điều trị. - Trước khi tẩy nốt ruồi bạn nên đến cơ sở để bác sĩ thăm khám da xem xét da của bạn có phù hợp với phương pháp này không. - Không nên tự tẩy nốt ruồi bằng tỏi hay bằng thuốc ở các cửa tiệm, bởi thực chất thuốc tẩy nốt ruồi đó là axit hoặc axit loãng. Nếu chấm lên da sẽ để lại sẹo lõm, sẹo rỗ nhiều. Hoặc nếu không may axit lan ra các vùng da khác sẽ khiến da bị bỏng, hình thành nên sẹo thâm và sẹo sẽ to hơn nhiều so với kích thước ban đầu của nốt ruồi. - Sau khi tẩy nốt ruồi các bạn không nên ăn các thực phẩm như: Trứng, rau muống luộc vì nó sẽ khiến cho sẹo bị lan ra hoặc lồi lên. - Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sau khi tẩy nốt ruồi không được cho nước dính vào nốt ruồi từ 5 đến 7 tiếng. - Bạn cũng có thể sử dụng một số kem trị sẹo để phòng ngừa vết sẹo về sau. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về nốt ruồi cũng như trả lời câu hỏi "tại sao trên da mọc nốt ruồi?" Xuất hiện nốt ruồi là một điều rất bình thường, tuy nhiên cũng có một số nốt ruồi nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Vì vậy, nếu bạn đang có những nốt ruồi có kích thước, màu sắc lạ, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để có thể phát hiện và phòng ngừa ung thư nhé.