Khi tiến hành giải phẫu những loài động vật nhỏ như chuột, thỏ.. nếu bạn có thể tách tim của chúng ra một cách hoàn hảo thì tim chúng vẫn sẽ tự đập thêm một lúc nữa trước khi "chết" hẳn. Hiện tượng tim vẫn còn đập sau khi được đưa tách ra khỏi cơ thể này không chỉ xảy ra ở chuột, thỏ.. mà xảy ra ở hầu hết các động vật có vú, kể cả con người. Sở dĩ có hiện tượng tim tự đập bên ngoài cơ thể vật chủ là do cấu tạo của quả tim bao gồm đầy đủ các bó cơ phục vụ cho quá trình hoạt động mà không cần đến sự can thiệp của bất cứ cơ quan nào khác của cơ thể. Vậy cấu tạo của tim người gồm những gì, cấu trúc chức năng như thế nào, tại sao tim vẫn đập khi tách rời khỏi cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé! 1. Cấu trúc chức năng của tim Tim (trong cơ thể người) là một khối cơ rỗng, có trọng lượng khoảng 300gr, nằm giữa 2 lá phổi, hơi lệch sang bên trái. Về cấu tạo ngoài: Tim có hình chóp, đỉnh quay xuống dưới hơi chếch về trái, bên ngoài có màng tim tiết ra dịch giúp tim co bóp dễ dàng, có hệ thống mao mạch làm nhiệm vũ dẫn máu nuôi tim. Về cấu tạo trong: Tim được chia thành 4 buồng - 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách liên thất. Giữa các ngăn tim và giữa tim với cách mạch máu đều có van để đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo một chiều nhất định. Tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái thành mỏng, có chức năng nhận máu từ tĩnh mạch, đưa xuống tâm thất. Tâm thất phải và tâm thất trái thành dày, có chức năng bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Năng lượng cần thiết cho sự chuyển động của máu xuất phát từ thành cơ tim, thành cơ tim càng dày, năng lượng bơm máu càng lớn, máu được vận chuyển càng xa. Do đó, độ dày của các thành tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ tim tâm thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành tâm thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống. Trong khi đó, tâm nhĩ trái có thành cơ tim mỏng nhất. 2. Cấu trúc chức năng của hệ thỗng dẫn truyền Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, gồm các tế bào mãnh có khả năng phát nhịp (pacemaker) cho toàn bộ tim, dẫn truyền điện thế qua cơ tim. Hệ thống dẫn truyền có chức năng đảm bảo cho các buồng tim co rút đồng bộ. Hệ dẫn truyền tim bao gồm: - Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải) : Nằm ở cơ tâm nhĩ, chỗ tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải. Nút xoang nhĩ là là nút dẫn nhịp cho tim, sẽ tự động phát nhịp và xung điện được truyền tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và truyền đến nút nhĩ thất. - Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất: Nằm ở phía sau bên phải vách liên nhĩ, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vànhcó chức năng tiếp nhận xung điện từ nút xoang nhĩ. - Bó His và mạng lưới Puockin: Có chức năng dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên. Bó His đi từ nút nhĩ-thất tới vách liên thất, còn gọi là bộ nối nhĩ-thất, dẫn truyền điện thế giữa nhĩ và thất, rồi chia làm hai nhánh phải và trái. Nhánh phải tiếp tục đi xuống phía phải vách liên thất, chia thành những nhánh nhỏ chạy giữa các sợi cơ tim thất phải gọi là sợi Puockin. Nhánh trái chui qua vách liên thất, chia một nhánh phía trước mỏng nhỏ và một nhánh phía sau dày, rồi cũng chia thành sợi Puockin để đến nội tâm mạc thất trái. 3. Tại sao khi tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có thể co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí một khoảng thời gian nhất định là nhờ có hệ dẫn truyền tim. Cơ chế như sau: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện sau một khoảng thời gian nhất định → Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Xung điện lan truyền đến nút nhĩ thất → Xung điện lan truyền đến bó His → Xung điện lan truyền đến mạng lưới Puockin → Xung điện lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co. Nhờ sự co giật các cơ một cách tự phát này mà tim có thể tự đập được ngay cả khi đã bị đưa ra khỏi cơ thể vật chủ. Ngoài ra, cơ chế hoạt động của tim không bị chi phối bởi não bộ, mà tim có hai cơ quan điều khiển riêng gọi là hệ giao cảm và hệ đối giao cảm. Chính vì cấu tạo độc lập hoàn toàn này mà ngay cả khi não đã chết, tim vẫn có thể tiếp tục đập cho đến khi không còn được cung cấp đủ oxy. Trong điều kiện bình thường, khi được đưa ra khỏi cơ thể, tim người có thể đập được trong khoảng 60 giây trước khi cạn năng lượng và dừng đập hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp được ghi nhận lại thì trái tim có thể tự đập được tới 25 phút sau khi được đưa ra khỏi cơ thể. Các bác sĩ đã lý giải đó là do khi chết, nạn nhân đã sử dụng ma túy quá liều, dẫn đến việc tim bị kích thích hoạt động mạnh và lâu hơn hẳn so với tim của người bình thường. 4. Vì sao tim có thể hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ chu kỳ hoạt động của tim. Mỗi chu kỳ tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, tới pha co tâm thất và pha giãn chung, với thời gian cho mỗi chu kỳ là 0, 8s. + Pha co tâm nhĩ: 0, 1 s Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ, hai tâm nhĩ co, van bán nguyệt đóng lại. Lúc này, thể tích tâm nhĩ đã co giảm lại, khiến áp lực trong tâm nhĩ tăng. Van nhĩ thất mở ra, máu dồn từ hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất. + Pha co tâm thất: 0, 3 s Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Puockin, hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại. Lúc này, áp lực trong tâm nhĩ tăng lên, van bán nguyệt mở ra, máu đi từ tim vào động mạch. + Pha giãn chung: 0, 4 s Lúc này, tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở, van bán nguyệt đóng. Máu chảy từ tĩnh mạch về tâm nhĩ, và máu từ tâm nhĩ lại dồn xuống tâm thất. Như vậy, chu kỳ của tim bao gồm: Tâm nhĩ co 0, 1 s và giãn 0, 7 s ; tâm thất co 0, 3 s và giãn 0, 5 s Do đó, thời gian tim nghỉ ngơi nhiều hơn thời gian làm việc, nên tim có thể hoạt động liên tục cả đời mà không biết mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế tiếp nhận thông tin mang tính "giật gân" gây sốc để bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh nhé! Nguồn: Tổng hợp kiến thức về tim và tính tự động của tim. Xem thêm: Góc nhìn Hóa học - Tại sao người Việt ăn phở.. lại vắt chanh?