Ở một số loài động vật cơ thể của chúng được tiến hóa để thích nghi với khả năng săn bắt mồi, tự vệ và chạy trốn kẻ thù. Ví như mực có thể phun chất lỏng màu đen để chạy trốn kẻ thù hoặc trong săn bắt mồi. Một số loài có khả năng giả dạng, bắt chước như bươm bướm, bọ que.. Vậy bạn đã bao giờ nghe đến khả năng tự đứt đuôi của thằn lằn bao giờ chưa? Thằn lằn có thể tự đứt đuôi? Tại sao chúng có thể làm như vậy? Thằn lằn chính xác có thể tự đứt đuôi mỗi khi bị kẻ thù truy đuổi. Đây là khả năng có thể giúp chúng tự vệ bằng cách đánh lạc hướng của kẻ thù và sau đó trốn chạy. Trong một số trường hợp kẻ thù còn nhầm tưởng cái đuôi đang ngoe nguẩy kia là nó, điều này sẽ làm gia tăng khả năng trốn chạy thành công của thằn lằn. Để làm được điều phi thường này các khớp xương và mạch máu ở phần nối giữa đuôi và cơ thể được cấu tạo bằng các mô rất lỏng lẻo, nên khi bị rụng đuôi thì hầu như máu ở phần nối của nó sẽ ngừng chảy rất nhanh và được thay bằng màng mỏng để bảo vệ. Ở một số nghiên cứu còn cho thấy thằn lằn còn có 1 túi enzym ở gốc của đuôi. Bình thường túi này ở trạng thái không hoạt động. Khi thằn lằn nguy hiểm hay bị kẻ thù tấn công thì chúng sẽ kích hoạt túi này làm cho enzym trong túi phá huỷ mô thịt rất mạnh, gây đứt các tổ chức, thành công tách rời phần đuôi khỏi cơ thể và trốn chạy kẻ thù. Tuy nhiên ở thằn lằn bị đứt đuôi thì khả năng bị tấn công sẽ cao hơn và khó để thoát thân hơn. Khi bị đứt đuôi chúng sẽ ít hoạt động hơn và thường chọn đến những nơi an toàn. Thằn lằn đứt đuôi có thể mọc lại không? Câu trả lời đương nhiên là có. Nhờ cấu trúc khớp xương và mạch máu nên khi rụng đuôi, máu ờ phần nối ngừng chảy nhanh và hình thành một màng bao bọc để bảo vệ tổ chức bị phá vỡ này. Quá trình tái sinh liên quan đến phần tử myoseverine và kết cấu gen (có tới 326 gen) được kích hoạt để tái tạo. Ngoài ra thằn lằn có một số mô thần kinh ở đuôi vẫn hoạt động ngay cả khi bị đứt. Đây chính là những nguyên nhân có thể giúp đuôi thằn lằn tái sinh. Ngoài ra ở một số nghiên cứu cho rằng việc không để lại sẹo ở vị trí bị đứt có thể cho phép chúng tự mọc lại một phần cơ thể. Quá trình tái sinh một phần cơ thể này cần thời gian trên một tháng. Chiếc đuôi mới mọc ra có màu sắc khác với thân thằn lằn và nhỏ hơn. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình di chuyển và tìm bạn đời của thằn lằn. Quá trình mọc lại đuôi tiêu tốn rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng của thằn lằn. Có thể bạn chưa biết? Cái đuôi bị rụng vẫn hoạt đông? Điều này là dọ sự co thắt của dây thần kinh khiến chiếc đuôi ngọ nguậy như thế nó vẫn đang sống. Chính bởi vậy kẻ thù sẽ tưởng chiếc đuôi này là chúng và không đuổi theo nữa. Như vậy là tăng thêm khả năng trốn chạy thành công của thằn lằn. Thằn lằn có thể tự tái sinh đuôi bao nhiều lần trong đời? Câu trả lời không có con số cụ thể, chúng có thể tự tái sinh đến cuối đời. Và số lần phụ thuộc vào quá trình sinh sống của từng cá thể. Có một số cá thể không hề rụng bất kỳ cái đuôi nào trong đời do chúng không bao giờ gặp phải nguy hiểm. Có những loài nào có cùng cách thức sinh tồn như vậy? Cơ chế tự vứt bỏ (Autotomy) ngoài gặp ở thằn lằn ra còn gặp ở một số loài như thạch sùng, mực, bạch tuộc, sao biển, cá ngựa vằn.. Ở một số loài vật như nòng nọc, sau khi đứt đuôi chúng có thể trở thành ếch. Quá trình này liên quan đến enzyme phân giải trong lizoxom của tế bào dưới sự kích thích của hoocmon tiroxin. Đây là một trong những giai đoạn phát triển của ếch nên không hề gây ảnh hưởng đến chúng. Tuy nhiên mô hình tái sinh này diễn ra hoàn thiện hơn ở thằn lằn vì các mô có khả năng tái phát triển được phân bố hầu như toàn bộ phần đuôi. Trong khi điều này ở một số loài chỉ có ở phần chóp đuôi. Thêm một điều thú vị nữa là loài giun dẹp có thể tái tạo lại phần đầu, cũng đồng thời khôi phục trí nhớ. Các nhà khoa học cho rằng trí nhớ của loài này không phải lưu giữ ở phần đầu mà ở các tế bào của khắp cơ thể nên khi mất đầu, chúng có thể tái tạo mà không bị ảnh hưởng. Loài này cũng có thể hình thành "cá thể hai đầu" khi bị đứt đầu. Loài cá vằn ngựa có thể tái sinh tim và cột sống bị mất. Thằn lằn tự đứt đuôi rồi mọc đuôi mới có thể được coi là quá trình sinh sản không? Đương nhiên là không. Vì sinh sản là tạo ra cơ thể mới còn hiện tượng đứt rồi tự mọc lại đuôi chỉ được coi là tái sinh một phần của cơ thể nên chắc chắn không phải là sinh sản.