Tại sao sư tử trắng?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngáy zzz, 17 Tháng tư 2023.

  1. Ngáy zzz Trời đẹp, thích hợp để đi ngủ!

    Bài viết:
    149
    Tại sao sư tử trắng?

    [​IMG]

    Sư tử trắng là những con sư tử đột biến, thường là loài sư tử Tây Nam Phi. Đây là những con sư tử đột biến, chứ không phải mắc chứng bạch tạng, dù chúng cũng bắt nguồn từ nguyên do đột biến về cùng một loại gen gây ra bệnh bạch tạng.

    Sư tử trắng là một tình trạng hiếm gặp gây ra màu trắng trên da. Chúng không giống những động vật bị bạch tạng do thiếu sắc tố, chúng là động vật đặc hữu của miền Nam Châu Phi và hiện đang được bảo vệ của chính phủ tại công viên quốc gia Kruger, Nam Phi.

    Sư tử có màu trắng là giống loài rất quý hiếm trong tự nhiên. Chúng không phải là một giống loài riêng biệt, mà là một phân loại của sư tử có tên khoa học là Panthera leon. Nguyên nhân gây nên màu sắc khác thường cho bộ lông của chúng là do bị đột biến lặn trong gen khiến cho màu lông của chúng có vẻ nhợt nhạt hơn các anh chị em họ hàng cùng loài.


    [​IMG]

    Đặc biệt, để tạo ra một cá thể sư tử trắng mới phải hội tụ đủ yếu tố đó là cả bố và mẹ đều mang đột biến gen lặn. Khác với các động vật bị bạch tạng có mắt, mũi màu hồng, sư tử trắng có mắt màu xanh hoặc vàng, viền mắt, mũi, sau tai của chúng đều có màu đen. Sư tử trắng đực có thể có lông trắng, vàng ở bờm và đuôi.

    Những con sư tử trắng sở hữu bộ lông trắng muốn toàn cơ thể, tuy nhiên điều này không quá ảnh hưởng đến khả năng sinh sống của chúng trong tự nhiên. Dù bộ lông trắng có thể khiến những con sư tử này gặp khó khăn hơn trong việc ẩn náu để săn mồi, chúng vẫn có thể sinh sống độc lập bên ngoài môi trường tự nhiên.


    Sở hữu "vẻ đẹp tinh khiết" và rất hiếm gặp, sư tử trắng đã trở thành linh vật và là sinh vật được tôn thờ của nhiều bộ lạc tại châu Phi. Kể từ những năm 70, vì sự quý hiếm của mình nên những con sư tử trắng và những con sư tử "bình thường" mang gen của sư tử trắng đã được mang ra khỏi tự nhiên và đưa vào các chương trình nhân giống để bảo tồn. Hiện một số lượng sư tử trắng đang được nuôi nhốt vài nhiều vườn thú trên khắp thế giới.

    Video dưới đây ghi lại cận cảnh cặp đôi sư tử trắng đã cho thấy rõ hơn về "vẻ đẹp tinh khiết" của những sinh vật quý hiếm này.




    Vườn thú tư nhân ở Borysew, Ba Lan vừa giới thiệu trường hợp sinh ba hiếm gặp ở sư tử trắng.

    [​IMG]

    Đây là sư tử bố!

    [​IMG]

    Quá lãng tử..

    Còn đây là sư tử mẹ!

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cha mẹ sư sử Sahim và Azira đều là sư tử trắng. Sư tử mẹ vừa sinh 3 con trắng hôm 28/1/2014.

    Đây không phải là trường hợp bạch tạng. Màu trắng hiếm hoi của sư tử là do đột biến của loài sư tử châu Phi ở công viên quốc gia Kruger, Nam Phi.

    Hiện có khoảng 100 con sư tử trắng trên thế giới. Do đó, trường hợp sinh 3 sư tử trắng tại sở thú Ba Lan được cho là quý hiếm.


    [​IMG]

    Các nhân viên đang chăm sóc cẩn thận 3 con sư tử trắng này. Hiện giới tính của chúng chưa xác định được.

    Theo báo Anh Guardian ngày 4-2, sở thú ở Borysew - mở cửa từ năm 2008 - có khoảng 80 loài động vật, trong số này có hổ trắng và lạc đà trắng.


    Cùng là Quàng thượng cỡ bự, tại sao hổ thích sống đơn độc trong khi sư tử thích sống bầy đàn?

    Xem thêm: Vì Sao Hổ Sống Đơn Độc, Sư Tử Sống Thành Bầy?


    [​IMG]

    Có thể nói, nguyên nhân khiến sư tử sống bầy đàn xuất phát từ việc mật độ con mồi cao. Chỉ khi nguồn con mồi rất phong phú mới có thể nuôi những loài mèo lớn sống theo bầy đàn. Hãy so sánh một tập hợp dữ liệu. Mật độ con mồi trong quần thể hổ Siberia là dưới 100 kg/km2 và tiểu lục địa Nam Á nơi hổ Bengal sinh sống dao động từ 1.000 đến 6.000; trong khi đó, mật độ của động vật móng guốc ở Nam Phi là 6.000 kg/km2 và trên thảo nguyên Đông Phi thì con số này là từ 10.000 đến 20.000.

    Do đó, loài hổ phải chiếm giữ một lãnh thổ nhất định để đảm bảo thức ăn, nước uống và nơi nghỉ ngơi cần thiết. Cả hổ đực và hổ cái đều không cho những con hổ khác xâm nhập vào lãnh thổ của mình, điều này vô hình trung hạn chế mật độ của hổ, đây là nguyên nhân chính khiến mật độ của loài này là tương đối thấp. Còn sư tử thì luôn chia sẻ lãnh thổ của mình bằng cách sống theo bầy đàn và tận dụng nguồn con mồi dồi dào nên mật độ sư tử nhiều hơn hổ.


    [​IMG]

    Thứ hai là môi trường sống quá thoáng. Những loài mèo lớn ban đầu đều sống trong rừng, nhưng sư tử sau đó đã đến đồng cỏ Châu Phi, nơi có môi trường sống thoáng đãng. Môi trường mở này giúp xóa bỏ khoảng cách giữa các loài động vật và có lợi cho việc nâng cao bản chất xã hội của động vật.

    Các loài mèo lớn sống trong rừng như hổ và báo đốm săn mồi bằng các cuộc phục kích, nhưng thảo nguyên không thích hợp cho các cuộc phục kích. Để bắt được những con mồi đang chạy nhanh, sư tử phải học được chiến thuật săn mồi.

    Thứ ba là sức ép của những kẻ ăn xác thối. Không có loài mèo nào to lớn như sư tử mà đi săn trong môi trường đầy rẫy những kẻ ăn xác thối như vậy. Thường những cuộc săn của sư tử chưa hoàn thành, thì những con kền kền đã phát hiện, và linh cẩu cũng sẽ có mặt ngay sau khi cuộc săn mồi hoàn thành.

    Chỉ cần sư tử có mặt, dù chỉ có một con, nó cũng có thể ngăn cản hầu hết các loài ăn xác thối, nhưng như vậy nó sẽ không có thời gian để hưởng thụ thành quả săn mồi. Hổ bắt những con mồi lớn và ăn chúng trong hơn mười ngày. Còn sư tử luôn bị bao vây bởi nhiều loài ăn xác thối đói khát và chúng không có nhiều thời gian để ăn như hổ.

    Lúc này, sống theo bầy đàn sẽ là lựa chọn tốt hơn. Thay vì ném con mồi của mình cho những kẻ ăn xác thối, những con sư tử tất nhiên sẵn sàng chia sẻ với những người thân của mình hơn.


    Nếu các bạn chưa biết thì, Thảo Cầm Viên của chúng ta cũng có sư tử trắng nữa đấy!

    [​IMG]

    Mà có vẻ sư tử trắng này là sư tử trắng Việt Nam nên hơi vàng tí!

    Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu "Tại sao trên giường chúng ta lại có rệp" nhé!

    [​IMG]

    Bài trước: Vì Sao Voi Sợ Chuột?

    Bài sau: Vì Sao Có Rệp Giường?

    1000 câu hỏi khác: [Thảo Luận - Góp Ý] 1000 Câu Hỏi Của Ngáy
     
    LieuDuonghoctam123 thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng tư 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...