Hỏi đáp Tại sao số người mắc bệnh trầm cảm ngày một tăng trong thời kỳ đại dịch Covid 19

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 4 Tháng mười 2021.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,604
    Chào mừng các bạn đã đến với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba?

    Nếu bạn nào có là fan cứng của game thì đúng rồi đấy, chúng ta đang ở câu hỏi thứ 60 của gameshow

    Để kỷ niệm số phát sóng này, mình xin phép được gửi đến các bạn một vấn đề thực tế mà có thể nói là khá nhức nhối trong tình hình hiện tại.

    Nếu bạn nào có xem thời sự, tin tức báo chí đưa tin thì sẽ nhận ra rằng đây là một vấn đề mới xuất hiện gần đây, tuy vậy mà nó lại đang dần trở thành cái gai trong mắt nhiều người bởi không ai muốn bị trầm cảm. Thế nhưng, nó vẫn đến! Vậy thì, mình có một câu hỏi cho các bạn, đó là:

    Theo bạn, tại sao số người mắc bệnh trầm cảm ngày một tăng trong thời kỳ đại dịch Covid-19?

    Hãy bình luận câu trả lời của bạn ở dưới và đừng quên like cũng như đánh giá 5 sao cho câu hỏi cũng như gameshow nhé!
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Nam Dã Tú Nhất Đi đâu vô đây? Tôi không hoan nghênh đâu!

    Bài viết:
    121
    Trong đại dịch Covid-19, số người trầm cảm tăng lên vì những lí do sau:

    - Thứ nhất là thất nghiệp. Dịch bệnh phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa. Có một số doanh nghiệp phải cắt bỏ một nửa nhân lực để thực hiện các biện pháp vừa sản xuất vừa chống dịch (như 1 cung đường 2 điểm đến, hoặc 3 tại chỗ) khiến chi phí sản xuất tăng lên. Số lượng nhân lực bị cắt bỏ không tìm được việc làm nên cuộc sống của họ trở nên khó khăn. Nhiều người là trụ cột kinh tế nhưng bị thất nghiệp khiến họ gặp áp lực và sinh bệnh trầm cảm.

    - Nợ nần cũng là một nguyên nhân gây ra trầm cảm. Khi không thể tham gia sản xuất để kiếm tiền trang trải cuộc sống, những người thất nghiệp buộc phải vay nợ. Thời gian giãn cách kéo dài khiến họ gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ. Nợ và lãi suất trở thành gánh nặng đè nặng lên tâm lý của người vay nợ. Lâu ngày, họ trở nên tiêu cực, nhạy cảm khi nói về chuyện tiền nong. Lại thêm khó tìm được người chia sẻ khó khăn nên họ giữ tâm sự trong lòng, một mình chịu đựng và lâm vào trạng thái trầm cảm.

    - Giãn cách xã hội quá lâu ngày cũng dễ dẫn đến trầm cảm. Vì con người là sinh vật có tập tính xã hội rất cao. Việc giữ chặt bản thân trong nhà, không giao lưu với người khác trong một thời gian dài dễ khiến họ cảm thấy bức bối và nảy sinh các cảm xúc tiêu cực.

    - Bạo lực gia đình do thất nghiệp, nợ nần và nhiều nguyên nhân khác nữa cũng dễ dẫn đến trầm cảm. Thật ra, các nguyên nhân vừa nêu trên là chuỗi nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình. Người ta nói xa thơm gần thối. Ở chung nhà lâu ngày, suốt ngày thấy mặt nhau dễ khiến người ta chán nhau. Lại thêm các áp lực về tiền bạc, các khoản phí sinh hoạt khác cùng cảm giác bức bối lâu ngày do phải ở nhà quá lâu dẫn đến bạo lực gia đình. Người bạo hành chỉ cảm thấy nguôi ngoai một lúc. Người bị bạo hành tổn thương cả một đời. Cuối cùng không ai thoát khỏi bệnh trầm cảm vì không tìm được cách chữa trị hợp lý và triệt để.

    Đó là một số ý kiến của riêng mình. Những bạn khác chắc chắn sẽ tìm được những câu trả lời hay hơn. Chúc gameshow thành công!
     
  4. TRANG SACH The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Chào Mạnh Thăng và mọi người!

    Bệnh trầm cảm là bệnh của thời hiện đại. Bệnh ngày càng tăng do cuộc sống càng nhiều áp lực. Áp lực về xã hội, gia đình, công việc, học hành..

    Dĩ nhiên bệnh cũng liên quan đến thể trạng tâm sinh lý của mỗi cá thể, của cộng đồng dân cư.

    Đại dịch COVID lan rộng trên toàn cầu, gây ra bao chết chóc đau thương. Bên cạnh đó còn làm cho nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng, người người mất việc, mất thu nhập làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

    Con người chỉ cần một trong hai áp lực: Vật chất hoặc tinh thần suy giảm là bệnh trầm cảm có cơ hội bộc phát.

    Đại dịch covid làm con người vừa căng thẳng vật chất (mất việc làm, thu nhập) vừa căng thẳng tinh thần (số người chết nhiều, số bệnh nặng nhập viện cũng rất nhiều mà họ chứng kiến được; tin tức về căn bệnh rất là nghiêm trọng xuất hiện thường trực, xe cấp cứu hú còi liên tục)

    Vậy nên số lượng người bị bệnh trầm cảm tăng lên trong và sau đại dịch là điều tất yếu.

    Vài ý kiến nhỏ. Xin chào mọi người. Xin chúc mọi người tập luyện cả thể chất và tinh thần để vượt qua đại dịch bình an.

    Chúc mọi người luôn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
     
  5. Vyl Hana

    Bài viết:
    115
    Theo Hana là vì trong tình hình dịch bệnh mọi thứ đều khó khăn. Dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt là người dân lao động nghèo. Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ thế mà hằng tháng nay phải ở nhà và nhiều loại chi phí (tiền được, nước, tiền nhà trọ wifi (nếu có), tiền ăn) đối với các doanh nghiệp thì con cả các thứ thuế, hợp đồng, tiền thuê nhân viên.. như thế nêu thật sự kinh tế không ôn định thì cuộc sống mỗi ngày trong thời kì dịch rất đổi áp lực. Áp lực mưu sinh, công việc gia đình và con cái cùng với những lo lắng về một ngày mai chưa biết sẽ thế nào lám nhiều người cảm thấy bế tắc, quên ăn mất ngủ, thổn thức giữ những nỗi âu lo và căng thẳng dẫn đến trầm cảm.

    Bên cạnh đó cũng có một số người vù dịch bệnh phải làm việc online tiếp xúc với ánh sáng xanh, quanh quẩn bên chiếc macbook điện thoại.. từ sáng sớm đến tận tối. Vừa làm việc với trên máy rồi giải trí cũng trên đó. Không tiếp xúc với con người giam mình trong phòng làm việc cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

    Các bạn trẻ vì nhàm chán không được đi chơi cũng cứ nằm chơi được thoại lướt wed mãi cả ngày không nói chuyện chỉ biết hướng hai mắt vào điện thoại, loptop dẫn đến khó ngủ rồi tối đến cũng chơi game, tiktok cả đêm đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.
     
  6. Dã Miêu Con mèo hoang thích lang thang

    Bài viết:
    225
    Theo mình thì nó là do một số tác động như sau:

    Nói về mặt tinh thần trước nhé. Con người vốn là sinh vật có nhu cầu về giao tiếp xã hội rất cao. Vì thế, trong kỳ nghỉ dịch dài gần như vô tận này sẽ khiến nhu cầu ấy không được thõa mãn và u uất về tâm lý. Tất nhiên với thời đại 4.0 thì chuyện đó không phải là vấn đề lớn nhưng bản năng về giao tiếp trực diện vẫn tương đối cao, nhưng phạm vi giao tiếp lại thu hẹp đi rất nhiều. Kèm theo đó là các nhu cầu không được thõa mãn ở một vài nhu cầu khác như: Giải trí, du lịch, ăn uống.. Bản thân mình là một đứa tương đối thích dắt xe đạp dạo một vòng trên những con đường và đi không điểm đến để đổi gió thả lỏng thì thời gian này hơi.. khó chịu thật.

    Về vật chất thì lại là một gánh nặng khác. Nhiều người không đi làm được và chỉ nhận phần tiền lương thát nghiệp có lẽ hơi khó khăn để trải qua ừng này, một số cơ sở buôn bán không thể mở cửa mà phải chi trả số tiền lớn cho mặt bằng thuê khiến họ cảm thấy ngạt thở.. Tất nhiên là nhà nước cũng đã đưa ra chính sách hỗ trợ diện rộng nhưng đó chỉ là biện pháp trấn an tạm thời. Khó khăn về vật chất cùng với những trang báo nói về tình hình dịch không chút hạ nhiệt càng thêm nặng tinh thần.

    Ngoài ra, nói riêng về học sinh sinh viên nhé. Lượng bài tập nhiều mà giờ học thiếu, đôi khi tình hình mạng không ổn định khiến cho việc tiếp thu bài giảng không có hiệu quả cao như trước. Mà tâm lý khi mạng chập chờn trong giờ học luôn là: Hoang mang, bực bội, chán nản, khó chịu.. Những cảm xúc tiêu cực ấy tích từng chút, từng chút một lại thì đường cách căn bệnh trầm cảm không quá xa.
     
  7. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Do không có việc làm trong nhiều tháng, thiếu tiền dẫn đến nợ nần. Sinh cảm giác tủi thân chán nản dẫn đến trầm cảm.

    Hoặc do người đó bị mắc covid và phải ở khu cách ly, người người nói đến, người thân xa lánh, thờ ơ dẫn đến trầm cảm.
     
  8. Vô Ky Cơ Tiện

    Bài viết:
    267
    Đầu tiên sự sợ hãi dịch bệnh đang phức tạp mọi người đều sợ hãi hoang mang.

    Thứ 2: Về vấn đề kinh tế chống dịch bệnh mọi người phải ở nhà không làm việc không tiền dẫn đến tiền ăn, tiền sinh hoạt khiến cho phần lớn gia đình rơi vào khủng hoảng

    Thứ 3: Sự buồn chán trong thời gian chống dịch mọi người không được ra ngoài, đi ăn đi chơi, không gặp bạn bè dẫn đến tâm sự dồn nén trong lòng quá nhiều dẫn đến trầm cảm

    Mong mọi người giữ vững tình thần sức khỏe chống dịch để mọi thứ trở lại như xưa

    Cùng nhau chống dịch quyết tâm chiến thắng
     
    Mạnh ThăngGill thích bài này.
  9. tatsuno jin

    Bài viết:
    127
    Trong kỳ đại dịch covid thì có thể thấy được rất nhiều người bị nhiễm, nhà nước ta lại không đủ chỗ đẻ cách ly những người đó, vì vậy nên mới cho dân tự cách ly ở nhà để không lây lan và đó cũng chính là lý do nhiều người mắc bênh trầm cảm

    Tất cả đều ở trong căn nhà chật hẹp, không được đi làm, không được đi chơi, suốt ngày chỉ biết nhắn tin, tìm tòi những thú vui trên mạng.

    Dần dần, họ cảm thấy những thứ này đều không còn thú vị nữa, nhưng trong thời đại dịch thì học cũng học onilne, làm cũng làm online dẫn đến nhiều người vì ở nhà suốt như vậy sẽ bị trầm cảm.

    Đó chính là lý do vì sao nhiều người trầm cảm trong đại dịch đến vậy
     
  10. sun and cloud

    Bài viết:
    47
    Theo mình, trầm cảm là căn bệnh của thời đại.

    Trong xã hội ngày nay khi y tế ngày càng phát triển, ngày càng nhiều những nghiên cứu khoa học được tiến hành, chúng ta càng có thêm kiến thức về bệnh trầm cảm, có lẽ căn bệnh ấy vẫn luôn tồn tại, chăng qua trước kia nó không có tên.

    Bệnh trầm cảm tăng cao trong thời kì dịch bệnh bởi dịch bệnh không chỉ tác động tiêu cực lên sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày, rộng hơn là nền kinh tế quốc dân.

    Mất việc, mất tiền, mất nhà, thậm chí là những mất mát lớn hơn do Covid 19 gây ra đã đánh gục nhiều người, khiến họ không thể gượng dậy, bị stress nặng và trầm cảm.

    Hy vọng mọi người có thể vượt qua dịch bệnh, giữ vững tinh thần để khắc phục hậu quả sau dịch, vì không có nỗi đau nào kéo dài mãi mãi, không có bế tắc nào là không có cách giải quyết, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.
     
  11. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Mk nghĩ rằng vào thời kì covid, cuộc sống đột ngột thay đổi. Và điều đó dẫn đến việc nhiều ng bị hẫng khi phải ở nhà, không được gặp bạn bè. Vậy nên cảm xúc và tâm trạng cũng thay đổi.

    Cùng 1 lúc mất việc làm, không còn thu nhập, mối quan hệ dẫn ít đi và pk ở nhà quá lâu khiến họ mất dần niềm tin vào tương lai. Đây là 1 cảm giác trống rỗng và vô định.

    Và điều đó đã khiến họ trầm cảm. Và nhiều ng tuy không trầm cảm nhưng họ sẽ stress, mệt mỏi và không muốn làm gì cả. Cảm giác tất cả dự định tương lai đều sụp đổ vậy. Nhiều ng còn bị ốm, covid rồi hậu covid lm sức khỏe đi xuống nữa

    Mk nghĩ đó là lí do tại sao nhiều ng lại bị tâm lí đến vậy. Nhưng dần dần mọi thứ sẽ ổn hơn thôi.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...