Tại sao sao Diêm Vương không thuộc hệ Mặt Trời?

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Hanthienlam321, 1 Tháng bảy 2021.

  1. Hanthienlam321

    Bài viết:
    62
    Thái Dương hệ hay các vệ tinh xung quanh nó luôn thu hút những người yêu thích thiên văn học. Nó mang những điều kì bí và hấp dẫn những ai hiếu kì về vũ trũ của chúng ta. Trong đó có "cựu hành tinh" từng đứng trong hệ Mặt Trời, nó mang cho mình những điểm đặc biệt riêng, và cựu hành tinh đó được gọi là sao Diêm Vương.

    Sao Diêm Vương là gì?

    Sao Diêm Vương (hay Diêm Vương tinh) có tên tiếng anh Pluto là một trong hàng nghìn tiểu hành tinh băng giá (nó cùng các tiểu hành tinh khác được gọi với tên là các vật thể nằm trong vành đai Kuiper). Nó được biết đến là hành tinh lùn nặng thứ hai trong hệ Mặt Trời (nó đứng sau đĩa vật thể phân tán Eris) và là vật thể nặng đứng thứ mười của hệ Mặt Trời.

    [​IMG]

    - Trong vành đai Kuiper, sao Diêm Vương hiện tại được xem là thành viên lớn nhất trong các vật thể thuộc vành đai này.

    Cấu tạo và khí quyển của sao Diêm Vương?

    *Cấu tạo:

    Giống như với các thành viên khác trong vành đai Kuiper, sao Diêm Vương nó được cấu tạo từ đá và băng, nhưng có kích thước khá nhỏ: Nó chỉ xấp xỉ một phần ba thể tích và một phần năm khối lượng của Mặt Trăng và Trái Đất.

    [​IMG]

    *Khí quyển:

    Khí quyển của Diêm Vương tinh là một lớp khí mỏng, bao gồm các khí nitơ, metan và cacbon monoxit. Lớp khí đó có nguồn gốc từ băng bốc hơi trên bề mặt hình thành.

    Nếu như Trái Đất có lớp khí quyển chỉ ở độ cao 75 dặm (khoảng 120km) tính từ mặt đất. Thì sao Diêm Vương cho thấy có lớp khí quyển bao bọc xung quanh nó và kéo dài khoảng 1000 dặm (tương đương 1600km) nằm bên ngoài không gian theo số liệu được gửi về từ vũ trụ hàng không và NASA Mỹ.

    [​IMG]

    Sao Diêm Vương có kích thước như thế nào?

    Pluto qua nhiều lần thay đổi kích thước của các nhà khoa học, thì hiện tại kích thước của nó đã giảm xuống còn 2400km. Nó không chỉ nhỏ hơn các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, mà sao Diêm Vương còn nhỏ khá nhiều với các vệ tinh khác như: Mặt Trăng, Triton (vệ tinh của sao Hải Vương), Titan (vệ tinh có khoảng cách xa đứng thứ 22 của sao Thổ), Ganymede (vệ tinh lớn nhất của sao Mộc cũng như vệ tinh lớn nhất của hệ Mặt Trời), Callisto (vệ tinh lớn thứ hai của sao Mộc), Io, Europa (vệ tinh thứ sáu của sao Mộc nếu tình từ trong ra ngoài).

    Tuy nhiên, Diêm Vương tinh lại có kích thước lớn hơn tất cả các tiểu hành tinh nằm giữa sao Mộc và sao Hỏa cũng như trong vành đai Kuiper.

    [​IMG]

    Vì sao sao Diêm Vương không thuộc hệ Mặt Trời?

    Sao Diêm Vương được Clyde W. Tombaugh phát hiện ra năm 1930. Và kể từ đó nó được xem là hành tinh thứ chín của hệ Mặt Trời bên cạnh các hành tinh khác như: Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.

    Tuy nhiên, vấn đề đã xảy ra vào năm 2005 khi nhà thiên văn học Michael Brown thuộc Viện Công nghệ California (Caltech) đã khám phá và phát hiện ra đĩa vật thể phân tán Eris, một vật thể có kích thước còn lớn hơn cả sao Diêm Vương nằm ở phía rìa bên ngoài của hệ Mặt Trời.

    Khi đó câu hỏi được đặt ra là vì sao Eris lớn hơn Pluto nhưng Pluto lại được xếp vào hành tinh thứ chín trong hệ Mặt Trời, trong khi đó Eris lại không. Vậy Eris có phải là một hành tinh không? Câu hỏi này đã gây ra một cuộc tranh luận về thế nào mới được gọi là một hành tinh? Các nhà thiên văn học đã đưa ra các yếu tố để có thể trở thành một hành tinh thì nó phải có đầy đủ ba yếu tố sau:

    1. Phải có quỹ đạo quay xung quanh Mặt trời.

    2. Phải có lực hấp dẫn đủ mạnh để tạo thành một hình cầu - hoặc gần cầu.

    3. Các vùng lân cận quỹ đạo của hành tinh phải được dọn sạch trong quá trình hình thành.


    Cả Pluto và Eris đều đáp ứng được hai yếu tố trên, tuy nhiên với yếu tố thứ ba thì lại không đáp ứng được. Cũng vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra nhiều vật thể giống như sao Diêm Vương ở phía ngoài hệ Mặt Trời.

    Chính vì những yếu tố đó, vào năm 2006 Hiệp hội Thiên Văn quốc tế (IAU) đã giáng cấp sao Diêm Vương thành hành tinh lùn cùng với Eris, nghĩa là sao Diêm Vương không còn là hành tinh thứ chín trong hệ Mặt Trời và hệ Mặt Trời chỉ còn lại tám hành tinh mà thôi.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...