Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt?

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Koko6868, 3 Tháng sáu 2021.

  1. Koko6868

    Bài viết:
    61
    Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt?

    Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt? Rêu là loại thực vật thường mọc thành từng mảng. Mặc dù là loài thực vật sống trên cạn nhưng rêu chỉ sinh sôi là phát triển ở những nơi ẩm ướt, lý do là vì sao? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về rêu cũng như môi trường sống của nó qua nội dung bên dưới nhé!


    [​IMG]

    Cây rêu là gì

    Rêu là danh từ chung để chỉ nhóm những thực vật có phôi mà không có mạch. Rêu có các mô và hệ thống sinh sản, thế nhưng loài thực vật này không có mô mạch để lưu thông các chất lỏng. Rêu sinh sản nhờ các bào tử vì không thể ra hoa và kết hạt như phần lớn các loài thực vật khác.

    Rêu có kích thước nhỏ, thậm chí có những loài rêu có chiều cao chưa đến 1cm. Rêu không mọc đơn lẻ mà thường mọc thành mảng tạo thành lớp thảm màu xanh lục.

    Đặc điểm của cây rêu

    Phần lớn rêu đều có cấu tạo bao gồm: Rễ, thân và lá với các đặc điểm sau:

    - Rễ giả li ti và phân nhánh ít nhưng vẫn có khả năng hút nước

    - Thân ngắn (có thể chưa đến 1cm) và không phân nhánh

    - Lá rêu mỏng và có kích thước nhỏ.

    Rêu có hệ thống sinh sản nhưng lại ra hoa hay kết hạt. Thay vào đó loài thực này sẽ sinh sản nhờ vào các túi bào tử nằm ở ngọn cây, các bào tử này sẽ nảy mầm và phát triển thành cây rêu con. Nếu quan sát bên ngoài thì cây rêu giống như một loại rễ cây có cấu tạo nhỏ và còn được gọi là cây thân rễ.

    Rêu thường sống ở những nơi ẩm ướt hoặc quanh thân cây. Tuy nhiên, rêu không lấy đi chất dinh dưỡng hay làm đảo lộn hoạt động sinh lý của cây, ngược lại cây rêu còn giúp giữ ẩm cho đất.

    Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt?

    Có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng cây rêu là thực vật lưỡng cư (sinh trưởng được trên cạn và cả dưới nước), tuy nhiên theo các nhà khoa học thì rêu được xếp vào nhóm thực vật bậc thấp và chỉ sống trên cạn ở những nơi ẩm ướt.

    Lý do rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt là vì:

    - Rêu có thân lá nhưng chưa có mạch dẫn; chưa có rễ chính thức mà chỉ có những rễ giả li ti ở phần thân và phân nhánh ít nên chưa thực hiện được khả năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh.

    - Việc lấy nước và các chất khoáng hòa tan trong nước đưa vào cây được thực hiện bằng cách thẩm thấu qua bề mặt. Do đó, rêu chỉ thích hợp sinh trưởng ở những nơi ẩm ướt, nếu thời tiết dần nóng lên và mất đi độ ẩm cần thiết cây rêu có thể chết đi.


    [​IMG]

    Chính vì là thực vật trên cạn nhưng chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt nên chúng ta có thể bắt gặp cây rêu ở nhiều nơi khác nhau dù không có đất như:

    - Vách tường nhà sau những cơn mưa lớn, sàn nước, sàn nhà hay những vật dụng chứa nước lâu ngày không được vệ sinh kỹ càng.

    - Quanh thân cây, gốc cây, trên các phiến đá gần sông suối.. cũng là nơi sinh sống lý tưởng của cây rêu.

    Vai trò của rêu

    Mặc dù cây rêu có tầm vóc nhỏ nhưng lại đóng vai trong khá quan trọng trong nhiều hệ sinh thái trên cạn. Cụ thể là:

    - Rêu góp phần quan trọng trong việc phong hóa đá thành đất và là một phần của chuỗi thức ăn trên cạn.

    - Cây rêu còn tạo thành chất mùn, lớp than bùn làm phân bón cho cây hoặc làm chất đốt.

    - Nhờ có kích thước nhỏ và có thể len lõi khắp nơi nên rêu có thể tận dụng tối đa phần còn lại của ánh sáng mặt trời chiếu đến trái đất, từ đó đóng góp liên tục vào việc dưỡng khí.

    Mặc dù rêu không phải là loài thực vật gây hại, thậm chí là mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng nếu rêu mọc quá nhiều trên vách tường có thể gây mất thẩm mỹ của ngôi nhà, rêu mọc đầy sân có thể gây trơn trượt. Do đó cứ cách một khoảng thời gian các bạn nên dọn sạch rêu quanh nhà, đặc biệt là ở trên sân hay sàn nước để tránh té ngã khi di chuyển nhé.

    Như vậy, qua đây chúng ta đã có thể hiểu biết hơn lý do tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt cũng như có thêm được nhiều thông tin bổ ích về cây rêu. Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều kiến thức và hứng thú cho bạn đọc.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...