Tại sao rết sợ ốc sên? Rết và ốc sên, chẳng mấy khi chúng ta nghe nhắc đến hai con vật này cùng nhau, và có một sự thật rằng, nếu cho ốc sên và rết gặp nhau, rết sẽ thất thế. Nhưng rõ ràng chúng ta thấy ốc sên ù lì chậm chạp sao lại làm khó được con rết nhanh nhẹn mà còn có cả nọc độc kia được. Và biểu hiện của hiện tượng này là như thế nào, các bạn có thể xem clip sau đây để biết thêm: Nguyên nhân rết sợ ốc sên là gì? Chúng ta nói rết sợ ốc sên, thực chất chỉ là một cách ví von, thực sự rết gặp ốc sên cũng không hề tỏ ra sợ hãi gì cả, nhưng thứ nó sợ chính xác là chất nhầy của ốc sên. Và như các bạn đã thấy trong video trên, khi đặt ốc sên lên đầu rết, tự khắc nó sẽ đứng yên không chạy nữa. Là vì bên dưới vỏ ốc là chất nhầy phủ lấy râu của rết khiến nó mất phương hướng, thêm nữa là mắt đã bị che lại nên khiến nó hoảng loạn nằm yên. Nếu lượng nhớt của ốc sên tiết ra đủ nhiều có thể khiến các chân rết dính chặt lại với nhau, đến mức nếu cố cử động mạnh, chúng sẽ rơi ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp rết nhỏ và ốc sên lớn hơn, khi rết dính phải chất nhầy của ốc sên sẽ bị ốc sên ăn luôn. Những đặc điểm chung của loài rết Như các bạn đã biết, rết thuộc nhóm động vật thân đốt, cơ thể cấu tạo gồm 2 phần đầu và thân. Đầu rết thường có dạng tròn hoặc dẹt, sự khác biệt dễ nhận thấy giữa các loài rết với nhau là đôi râu và chân của chúng, có thể là râu chẻ hoặc chân kép. Và vì là động vật chân đốt nên hiển nhiên phần thân của chúng sẽ chia thành nhiều đốt, mỗi đốt mang một đôi chân, và số đốt, hay chính xác là số đôi chân này lúc nào cũng sẽ là số lẻ. Điều đặc biệt là tưởng chừng lúc nhìn thoáng qua, chúng ta sẽ nghĩ những đốt này giống hệt nhau nhưng trên thực tế rết mang trên mình những đốt thân dài và ngắn nằm xe kẽ. Đốt đầu tiên là đầu rết, mang theo "cặp ăng-ten" và hai kìm chứa nọc độc có nhiệm vụ tiết độc tấn công con mồi và đối thủ. Đốt cuối là đuôi, có 2 chiếc râu tương tự như ở đầu nhưng dài hơn. Số lượng chân của loài rết vô cùng đa dạng, từ 20 chân đến 300 chân đều đủ cả. 9 điều thú vị có thể bạn chưa biết về loài rết 1. Rết có tên tiếng Anh là Centipede, nói đến đây mình lại chợt nhớ về bộ phim "The Human Centipede", có tra thì tra cho biết thôi nha, đừng có dại mà xem. Cái tên tiếng Anh này được lấy từ gốc chữ la tinh, có nghĩa là loài vật có 100 chân, mặc dù trên thực tế thì không phải như vậy, chẳng có con rết nào có chẵn 100 chân cả. 2. Rết khổng lồ không còn là phim ảnh nữa. Vì trên thế giới thực sự tồn tại một loài rết to khủng hoảng, ấy là loài rết có tên khoa học là Scolopendra gigantea, với độ dài trung bình vào khoảng 26cm, một số con có thể phát triển tới hơn 42cm. Nếu so sánh với chiều dài cánh tay người thì như thế này đây! Tạm biệt mọi người, mình ngất trước đây! Thời xa xưa, cũng từng tồn tại một loài rết, mà nếu so với chúng, lũ rết ngày nay chỉ là mấy con giun. Mình sẽ không bao giờ tỉnh dậy nữa.. 3. Mắt rết là mắt kép, mỗi mắt là tập hợp nhiều mắt đơn hợp lại, nhưng chúng lại không thể phân biệt được hình dạng các vật xung quanh. Chúng chỉ có khả năng thụ cảm để cảm nhận được sáng và tối. 4. Như mình đã đề cập, số cặp chân của rết có điều đặc biệt là luôn tồn tại ở số lẻ gồm 15 hoặc 17 cặp chân. 5. Rết trông vào thì có vẻ mang một lớp vỏ cứng giống tôm cua, nhưng thực ra không phải vậy. Điểm yếu của loài rết là cấu tạo của lớp vỏ thiếu hoàn thiện, lớp vỏ này không có lớp cutin dạng sáp nên khi trời khô hạn sẽ rất dễ bị mất nước. Điều này giải thích tại sao chúng chỉ tập trung sống ở những vùng có khí hậu ẩm thấp, hay các khu vực đất ẩm có cây lá che phủ, thậm chí là trong mớ quần áo lâu ngày chưa giặt của chúng ta nữa . Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem 10 điều thú vị có thể bạn chưa biết về ốc sên 1. Ốc sên có thể có phổi hoặc có mang, tuỳ thuộc vào chủng loại và môi trường sống của chúng. Thậm chí, một số loại sên biển có thể có phổi trong khi một số loại ốc sên sống trên cạn lại có thể có mang. Cái mang (gill) là cái xanh xanh giống chiếc lá đó. Còn vùng nhiều mạch dẫn dưới này là phổi (lung). 2. Hầu hết các loài ốc sên sẽ có một dải răng cấu tạo bằng kitin, bao gồm hàng nghìn chiếc răng siêu nhỏ, mọc dày chạy dọc theo cổ họng. Dải răng này hoạt động như một cái giũa xé thức ăn thành nhiều miếng nhỏ. 3. Họ nhà rết có rết khổng lồ thì họ ốc sên cũng không kém cạnh. Loài ốc sên khổng lồ châu Phi có thể dài tới 38cm và nặng tận 1kg. 4. Dưới biển cũng có một loại ốc sên khổng lồ gọi là Syrinx aruanus . Vỏ của nó có thể dài tới 90cm và bản thân nó thì có thể nặng tới 18kg. 5. Tốc độ tối đa của các loài ốc sên thường thấy ở trong vườn chỉ đạt 45m/h, không phải vì đó là giới hạn vận tốc trong khu dân cư, mà đó chính là toàn bộ khả năng của tụi nó. Nói cho dễ hình dung thì là nếu bạn thả một con ốc sên ở một đầu chiếc bàn dài 2m rồi đi nấu một gói mì thì sau khi gói mì của các bạn đã nở thành 4 gói thì nó sẽ rơi xuống ở đầu bên kia.. Thật ra là tụi nó đã cố hết sức để "chạy" rồi. Nhưng chính sự nỗ lực này lại khiến chúng trở thành một trong những sinh vật chậm chạp nhất trên Trái Đất. Sẵn nói tới ốc sên và tốc độ, mình lại nhớ đến phim "Turbo" nói về một chú ốc sên mê tốc độ, sau cũng vì đột biến mà có thê rdi chuyển rất nhanh, các bạn nên xem thử phim đi, hay cực! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Vậy là hết rồi, hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo: Tại Sao Ruồi Thích Bâu Vào Người? 1000 câu hỏi khác: [Thảo Luận - Góp Ý] 1000 Câu Hỏi Của Ngáy