Tại sao rắn lại lột xác?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Mèo Cacao, 13 Tháng tư 2020.

  1. Mèo Cacao Cười một cái nhé?

    Bài viết:
    164
    Bạn đã từng nhìn thấy những xác rắn treo lủng lẳng trên cành cây? Và bạn tò mò tại sao rắn lại lột xác? Mọi người hãy cùng khám phá bí ẩn đó nhé!

    [​IMG]

    Trước tiên chúng ta tìm hiểu về loài rắn nào!

    Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài, thuộc phân bộ Serpentes, có thể phân biệt với các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như không có mí mắt và tai ngoài. Giống như các loài bò sát có vảy khác, rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể. Nhiều loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn các tổ tiên là động vật dạng thằn lằn của chúng, cho phép chúng nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều so với đầu chúng với các quai hàm linh động cao . Để phù hợp với cơ thể thuôn và hẹp của mình, các cơ quan có cặp đôi của rắn (như thận) được bố trí theo kiểu cái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở hai bên, và phần lớn các loài rắn chỉ có một phổi hoạt động. Một vài loài vẫn duy trì một đai chậu với một cặp vuốt dạng vết tích ở một trong hai bên của lỗ huyệt .

    Các loài rắn còn sinh tồn được tìm thấy trên gần như mọi châu lục (ngoại trừ châu Nam Cực), trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn - các ngoại lệ bao gồm một số đảo lớn như Ireland và New Zealand, và nhiều đảo nhỏ trong Đại Tây Dương và Trung Thái Bình Dương.

    Phần lớn các loài rắn không có nọc độc, còn những loài nào có nọc độc thì chủ yếu sử dụng nó vào việc giết chết hay khuất phục con mồi thay vì để phòng vệ. Một số loài có nọc độc mạnh tới mức đủ gây ra vết thương đau nhức hay gây tử vong cho con người. Các loài rắn không nọc độc hoặc là nuốt sống con mồi hoặc là giết nó bằng cách quấn và vặn xiết.

    Vậy tại sao rắn lại lột xác?

    Da rắn được che phủ trong một lớp vảy sừng. Trái với ý niệm phổ biến cho rằng da rắn nhớt, có lẽ là do sự nhầm lẫn rắn với giun, trên thực tế da rắn nhẵn nhụi và khô. Phần lớn các loài rắn sử dụng các vảy bụng chuyên biệt hóa để di chuyển, bám lấy các bề mặt. Các vảy trên cơ thể rắn có thể là nhẵn nhụi, có gờ hay dạng hạt. Các mí mắt của rắn là các vảy sừng trong suốt, giống như "đeo kính", và các vảy này luôn luôn đóng kín, vì thế mà có thành ngữ "Thao láo như mắt rắn ráo".

    Sự lột bỏ lớp vảy ở rắn gọi là lột xác . Trong trường hợp lột da ở rắn thì nguyên lớp da ngoài cùng bị lột bỏ. Các vảy của rắn không phải là rời rạc mà là sự mở rộng của lớp biểu bì-vì thế chúng không bị lột tách biệt mà như là một lớp ngoài cùng hoàn hảo trong mỗi lần lột xác, giống như việc người ta lột mặt trong của cái tất ra bên ngoài.

    Hình dáng và số lượng vảy trên đầu, lưng và bụng thường là đặc trưng và được sử dụng vào mục đích phân loại. Các vảy được đặt tên chủ yếu theo vị trí của chúng trên cơ thể. Trong nhóm rắn "bậc cao", các vảy bụng rộng bản và các hàng vảy lưng tương ứng với các đốt sống, cho phép các nhà khoa học có thể đếm số lượng đốt sống mà không cần phải mổ xẻ.

    Mắt rắn được che phủ bằng vảy trong suốt chứ không phải mí mắt có thể chuyển động. Vì thế mắt rắn luôn luôn mở, còn để ngủ thì võng mạc c ó thể khép lại hoặc rắn giấu đầu vào phần thân đã cuộn tròn.

    Ta vẫn thường nghe câu nói "Rắn già rắn lột, người già người tụt vào săng", dường như khi già đi là rắn lại lột da và cứ thế sống mãi. Thực ra là không phải như vậy. Chuyện rắn lột xác hay thay da là hiện tượng sinh lý bình thường, vì lớp vỏ vẩy cứng phía ngoài không lớn theo cùng với rắn, nên cứ khoảng hai đến ba tháng khi thân hình rắn lớn lên, lớp vỏ sẽ ngày càng chật chội hơn, rắn sẽ lột bỏ vỏ cũ thay lớp vỏ mới. Mỗi lần lột xác như vậy nó sẽ lớn hơn thêm một tí.

    [​IMG]

    Vào mùa hè nóng nực, chúng ta thấy rắn lột xác khá nhiều. Đó là vì rắn là loài động vật ngủ đông, rắn ngủ đông nên rất ít hoạt động, không lớn lên mấy, vì thế mà rắn không lột xác. Khi trời ấm áp trở lại, rắn mới ra ngoài tìm kiếm thức ăn. Có thức ăn thì cũng là lúc thân thể chúng lại có dịp phát triển thêm. Cho nên sau giai đoạn ngủ đông chừng hai ba tháng, được ăn uống trở lại, thân hình chúng lớn lên, chúng bắt đầu lột xác. Thời điểm này chính là vào khoảng đầu hè. Vì thế vào mùa hè, chuyện rắn "lột xác" là khá nhiều!
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...