69 năm đã trôi qua, Chiến dịch Điện Biên Phủ (07.5. 1954) là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta, ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam một mốc son rực sáng của thế kỷ XX. Lý do gì khiến quân dân ta lựa chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược với Pháp - một quyết định mang tính lịch sử? Sau đây là những gì mình đã tìm hiểu được. 1. Về điều kiện khách quan: * Cuộc kháng chiến đã lớn mạnh, đang ở giai đoạn liên tiếp mở ra các chiến dịch chủ động tiến công quân Pháp. Cho phép mở trận quyết chiến lược để giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh. * Vị trí - Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nhất ở vùng thượng du phía Tây Bắc, có địa hình rừng núi bao quanh lòng chảo Mường Thanh (Cụm cứ điểm Him Lam - một trong những cứ điểm quan trọng của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, người Pháp vẫn mệnh danh là "cánh cửa thép bất khả xâm phạm" được quân ta chọn là mục tiêu trọng điểm mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ảnh ngày nay)) . - > Có thể tận dụng ưu thế về độ cao và ngụy trang pháo - Thực hiện được các phương châm tác chiến phù hợp, thông minh, sáng tạo, nằm ngoài những tính toán của địch. → Huy động được sức mạnh của nhân dân địa phương để khắc phục khó khăn hậu phương. - Là nút giao thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc. => Vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến trường Đông Dương. 2. Về khuyết điểm của địch: - Tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành "một pháo đài bất khả xâm phạm", tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương và trung tâm của kế hoạch Na-va. => Điện Biên Phủ trở thành điểm hẹn lịch sử mang tính chất một mất, một còn đối với cả hai phía. Trên cơ sở nhận định đúng âm mưu của kẻ thù, khả năng tiến triển của cuộc kháng chiến, ta xác định tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là đánh bại được hình thức phòng ngự cao nhất, nỗ lực lớn nhất, phá sản kế hoạch Na-va, là đòn đánh quyết định làm suy sụp hoàn toàn ý chí tiếp tục chiến tranh của Pháp, buộc Chính phủ Pháp phải tìm giải pháp kết thúc chiến tranh bằng đàm phán hòa bình. + Bộ chỉ huy quân Pháp đã tỏ rõ sự bị động về chiến lược và chiến dịch khi đem một lực lượng lớn quân cơ động tinh nhuệ lên địa bàn Điện Biên Phủ xa xôi, chỉ có thể tiếp tế bằng đường không, tổ chức phòng ngự, chờ bộ đội ta tiến công để đối phó lại. + Những tính toán của Na-va về những khó khăn của ta khiến cho ông hài lòng: Việt Minh không thể mở đường lên Điện Biên Phủ bằng sức lao động thủ công nên không thể đưa pháo vào trận địa và vận chuyển cơ giới qua vùng Tây Bắc hiểm trở, cùng với đó là vấn đề về lương thực và tương quan lực lượng hai bên - > Tất cả những yếu tố đó khiến cho những chủ trương đường lối của địch bị tự tin thái quá dựa trên sự đánh giá sai lầm và chủ quan về khả năng tiến công của ta. -> Sự lựa chọn này của địch đã trở thành một cơ hội tốt cho chúng ta để tiêu diệt sinh lực tinh nhuệ của địch và kết thúc chiến tranh. 3. Về lợi thế của ta: - Có sự ủng hộ, ý chí quyết tâm, tinh thần dũng cảm của toàn quân, toàn dân. - Bằng sự lớn mạnh về thế và lực của kháng chiến, trình độ và kinh nghiệm tác chiến của bộ đội ta đã được nâng lên rất nhiều. Về hình thức phòng ngự kiểu tập đoàn cứ điểm, tuy bộ đội ta chưa đánh thắng được nhưng không phải là hoàn toàn mới mẻ và không thể đánh thắng được, một khi có cách đánh phù hợp, có pháo binh hạng nặng và tập trung ưu thế binh lực sẽ áp đảo địch trong phạm vi một chiến dịch. - Địa hình rừng núi vốn rất quen thuộc, thuận lợi trong tác chiến của ta. - Nếu làm chủ được Tây Bắc, không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt trong việc tăng cường tình đoàn kết Việt - Lào để cùng chống kẻ thù chung - Quân dân ta có thể khắc phục khó khăn, đảm bảo công tác hậu cần cho chiến dịch và kéo được pháo vào trận địa tạo nên bất ngờ với quân Pháp.. - Quân ta nhận thấy hai nhược điểm lớn của "con nhím" Điện Biên Phủ: + Tính cứng nhắc, thụ động, tách rời của hệ thống phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm: Trung tâm của kế hoạch Nava là tập trung quân xây dựng khối cơ động chiến đấu mạnh, để đối phó tiêu diệt chủ lực Việt Nam, nên xây dựng tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ sẽ bị phân tán lực lượng và sức mạnh của khối cơ động chiến lược. Nó bộc lộ mâu thuẫn cốt tử giữa tập trung và phân tán quân. Từ đó cho thấy Pháp đã bị cuốn theo cách đánh của Việt Nam, bị động điều chỉnh chiến lược và ta thì nắm thế chủ động. + Tính dễ bị bao vây cô lập của lòng chảo Mường Thanh - Điện Biên Phủ. Nằm chơ vơ giữa vùng rừng núi mênh mông hẻo lánh của Tây Bắc và thượng Lào, rất xa những căn cứ hậu phương, nhất là những căn cứ không quân lớn, mà việc tăng viện và tiếp tế đều phải dựa vào đường không. Nếu đường không bị hạn chế hay bị cắt đứt sẽ nhanh chóng mất sức chiến đấu, phải bị động phòng ngự trong những điều kiện khó khăn và nếu lâm nguy cũng khó rút quân được toàn vẹn. - > Thuận lớn thực hiện phương châm "đánh chắc tiến chắc". Xây dựng trận địa bảo vây quanh khu lòng chảo, chia cắt quân Pháp, đưa pháo vào những vị trí an toàn, đặt các cứ điểm trong tầm bắn, khống chế và cắt đứt sân bay, tiến tới bóp nghẹt "con nhím" Điện Biên Phủ. Cảm ơn các bạn đã đọc. Có gì sai sót mọi người góp ý bổ sung nhé ạ.