Tại sao Pháp chọn Điện Biên Phủ làm cứ điểm?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi nntc6761, 16 Tháng sáu 2022.

  1. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,167
    Năm 1953, sau nhiều lần thất bại, không lập được căn cứ ở đồng bằng, quân Pháp quyết định chọn Điện Biên Phủ làm nơi lập tập đoàn cứ điểm, nhằm thu hút và tiêu diệt chủ lực quân ta.

    Nhận định tình hình lúc bấy giờ, sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp ngày càng bị tổn thất nặng nề, vùng chiếm đóng liên tục bị thu hẹp, quân Pháp trên chiến trường dần rơi vào thế phòng ngự bị động.

    Ngày 7 tháng 5 năm 1953, Tướng Navarre được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Sau khi quân đội Pháp bị tàn phá, Navarre đưa ra một kế hoạch quân sự với hy vọng đạt được một chiến thắng quyết định trong vòng 18 tháng để "kết thúc chiến tranh trong danh dự".

    Tướng Navarre hướng đến việc tập trung quân, không cho dàn quân đánh chiếm nhiều nơi. Navarre muốn tập hợp lực lượng lại thành một khối lớn, tạo ra một lực lượng mạnh mẽ và sử dụng sức mạnh đó để chống lại lực lượng chính của quân Việt Nam.

    Sau khi thị sát, Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã tập trung quân và xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất tại đây.

    Tại sao Pháp chọn Điện Biên Phủ làm cứ điểm?

    Chúng từng chọn đồng bằng và thất bại, nên quyết định chọn Điện Biên Phủ.

    Sau khi điều tra, các tướng lĩnh Pháp và Mỹ trước đó cùng cho rằng Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm. Bên cạnh đó, Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng ở Bắc Đông Dương, nên Navarre đã tập trung biến Điện Biên Phủ thành một "cái bẫy hiểm", một "cỗ máy nghiền khổng lồ".

    [​IMG]

    Tại sao Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng?

    Vị trí địa lý của Điện Biên khá đặc biệt, là thung lũng cao nguyên lớn nhất Tây Bắc, nằm sát biên giới Việt Nam - Lào, cách biên giới Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan 150-300 km. Phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây và tây nam giáp 2 tỉnh của Lào, đường biên giới dài 170 km.

    Điện Biên Phủ là "chìa khóa bảo vệ Thượng Lào", là "bàn xoay" có thể xoay quanh Việt Nam, Lào, Myanmar và Trung Quốc. Đây cũng sẽ là một căn cứ không quân và lục quân mạnh phục vụ tốt nhất cho chính sách của Pháp tại Việt Nam bởi địa hình gồm những ngọn núi cao vây quanh lòng chảo rộng. Quân Pháp có thể cầm giữ Lào từ Điện Biên Phủ, rồi đánh chiếm vùng lãnh thổ ở phía Tây Bắc.

    [​IMG]

    Quân Pháp coi Điện Biên Phủ là nơi có thể dụ được lực lượng chủ lực của ta tập trung lại, và chúng có thể dễ dàng tiêu diệt quân ta bằng hỏa lực.

    Đây là đánh giá rất chủ quan của quân Pháp khi có ý định dụ quân chủ lực của ta đến đó, dùng sức mạnh đánh tan quân chủ lực của ta, rồi tản ra đánh chiếm lại phía Tây Bắc.

    Nhưng vì là một ý tưởng được tạo ra với tất cả nỗ lực của Navarre, quá trình thiết lập cứ điểm ở Điện Biên Phủ đã nhanh chóng hoàn thành.

    Đầu tiên một vài tiểu đoàn quân Pháp đổ bộ đường không, sau đó dần dần phát huy sức mạnh, tăng dần sức mạnh, quá trình này diễn ra rất nhanh, chỉ có một số tiểu đoàn lính dù, rồi pháo binh, xe tăng, bộ binh đổ bộ, cuối cùng hình thành một nhóm thành trì.

    Tổng lực lượng địch ở Điện Biên Phủ lúc cao điểm là 16 nghìn 200 người, gồm 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, cũng như pháo binh, đặc công, xe tăng và nhiều máy bay.

    Trước ý đồ của quân Pháp lúc bấy giờ, dưới sự chỉ huy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân ta đã ra sức tấn công quân Pháp trên nhiều địa bàn khác nhau nhằm phân tán đội hình của địch.

    Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo với Bác việc quân Pháp tập kết để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, Bác Hồ nói: Không sợ, ý định của chúng là tập trung, ta buộc chúng phải phân tán.

    Sau đó, ta sử dụng pháo binh để phân tán địch, đồng thời ở khu vực miền Nam, miền Trung, Hạ Lào, Thượng Lào mở nhiều chiến dịch, buộc địch phải phân tán và làm thất bại ý định của chúng.

    Sau nhiều thắng lợi của quân ta trên hầu khắp các mặt trận ở chiến trường Đông Dương, tháng 12 năm 1953, Trung ương Đảng ta đã họp thông qua phương án tác chiến và quyết định tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục đích của chiến dịch là loại bỏ sinh lực địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng miền Bắc Lào.

    Ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta mở cuộc tấn công, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm ba giai đoạn, quân ta liên tiếp tiến công, tiêu diệt và chiếm giữ một số lượng lớn cứ điểm của địch.

    Chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân ta tập kích vào cơ quan đầu não của địch, bắt sống tổng tư lệnh cùng toàn bộ tham mưu của địch.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng ba 2023
  2. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,167
    Khó khăn của thực dân Pháp khi chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến với Việt Nam là gì

    Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh của địch, nhưng có cái yếu cơ bản là bị cô lập, mọi việc tiếp viện, tiếp tế đều dựa vào đường không.

    Do đó, khi bị pháo binh của ta - điều mà thực dân Pháp không ngờ rằng có thể xuất trận, rằng các khẩu pháo hạng nặng 105mm của ta có thể được kéo bằng tay trên quãng đường dài hàng chục kilomet trong điều kiện không có đường xá chuẩn bị sẵn, đồng thời bị máy bay, pháo của chúng thường xuyên bắn phá, ngăn chặn - vẫn thực sự bắn rơi các loại máy bay của chúng, thì đã chặt đứt việc vận chuyển, tiếp tế bằng đường không duy nhất của chúng cho Điện Biên Phủ.
     
  3. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,167
    Khẩu hiệu của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì

    Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", cả nước ta đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ. Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 người. Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch; 261.451 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn hướng về Điện Biên để bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...