Tại sao phải phát triển ngành giáo dục đặc biệt?

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Hương sad, 1 Tháng chín 2021.

  1. Hương sad

    Bài viết:
    234
    Học sinh khuyết tật trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hình thành các kĩ năng liên cá nhân và thường có những hành vi không phù hợp, hành vi bất thường không được cộng đồng chấp nhận. Mục đích của Giáo dục hòa nhập là tạo cơ hội cho học sinh khuyết tật đến trường, được học tập, vui chơi và được hòa nhập với xã hội. Vì vậy, việc quản lí hành vi của học sinh khuyết tật trí tuệ là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường tiểu học hòa nhập.

    Vì sự phát triển thiếu bình thường của trẻ, sẽ gây ra những vấn đề có liên quan đến nhận thức, kỹ năng của trẻ trong mọi hoạt động học tập cũng như sinh hoạt. Vì thế, để giúp bé có được sự phát triển tốt hơn, cải thiện hơn thì cần phải có một môi trường giáo dục, dành riêng cho các bé. Điều này, sẽ không thấy ở trong trường học truyền thống hay nói một cách đơn giản là trường học không đáp ứng được.

    Với một đưa trẻ khuyết tật nhất là trẻ tự kỷ, sự phát triển và nhận thức của các trẻ khác biệt. Vì thế, nếu muốn trẻ có thể nhận thức, hiểu và làm mọi việc bình thường thì rất cần có phương pháp, có giáo viên hướng dẫn trong hệ thống giáo dục đặc biệt.

    Vì thế có thể nói rằng, giáo dục đặc biệt không những giúp cho một đứa trẻ có thể sống, hòa nhập với cộng đồng tốt hơn. Giáo dục đặc biệt còn giúp nâng cao nhận thức từ xã hội dành cho người khuyết tập, từ đó làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp, công bằng và phát triển hơn. Cũng từ các chương trình giáo dục đặc biệt, sẽ giúp người khuyết tật nhất là những em nhỏ có được sự quan tâm, hỗ trợ từ cộng đồng, giúp cho trẻ có thêm nhiều cơ hội phát triển, có thể sống hòa nhập cũng như cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

    Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và can thiệp cho trẻ đặc biệt mà thì những giáo viên cần có kĩ năng, kiến thức tốt, thái độ tôn trọng, quan tâm, ân cần với học sinh. Cụ thể như sau.

    - Giáo viên sử dụng ngôn ngữ tốt. Giọng nói lên xuống thu hút trẻ. Khi cần nghiêm nghị để phạt trẻ giáo viên sử dụng giọng nói dứt khoát, kèm theo biểu hiện của tay và nét mặt.

    - Giờ dạy của giáo viên đa dạng, các bài học khác nhau, phát triển trên nhiều lĩnh vực: Bảng chữ cái (phát triển ngôn ngữ - phát âm, vận động tinh khi lắp chữ cái vào bảng, giao tiếp mắt khi trẻ phải nhìn chữ cái giáo viên giơ trước mắt, khả năng tập trung) ; bảng số (vận động tinh, ngôn ngữ, nhận thức) thẻ tranh (ngôn ngữ, nhận thức, vận động tinh, vận động thô) xâu hạt (vận động tinh, khả năng tập trung).

    - Trong quá trình dạy, giữa các bài học giáo viên cho trẻ chơi một số trò chơi đơn giản giúp ích cho sự phát triển của con như: Chơi giả vờ xúc và ăn cơm, chỉ bộ phận trên cơ thể, chỉ hướng (cái quạt đâu, cái cửa đâu).

    - Để giúp con phát triển nhanh, giáo viên tăng cường yêu cầu trẻ và để trẻ tự làm mọi việc từ việc lấy ghế và đóng cửa khi học, sai trẻ lấy đồ dùng để học, yêu cầu trẻ lấy vật bị rơi, hay sai trẻ cất ghế, mở cửa khi học xong.

    - Giáo viên thiết lập các mệnh lệnh ngắn gọn ngay từ buổi đầu khi dạy trẻ để làm công cụ giao tiếp với trẻ như: "Chưa đúng" "bị nhầm" khi nói trẻ làm sai; "chính xác'" đúng rồi "khi nói trẻ làm đúng;" cô giúp con "khi muốn cô giúp;" con nhặt lên "để bảo trẻ nhặt đồ lên" đồng ý – không đồng ý "để bày tỏ thái độ của giáo viên về một việc nào đó.. các mệnh lệnh này trẻ hiểu và làm đúng theo mệnh lệnh.

    - Giáo viên kịp thời khen trẻ khi trẻ làm đúng, luôn động viên trẻ bằng các câu nói như" đúng rồi "," con giỏi quá"để khuyến khích trẻ hay đập tay khi trẻ làm đúng, hoàn thành bài học

    - Giáo viên luôn quan sát và đảm bảo an toàn cho trẻ (khi trẻ khóc có hành vi đập đầu xuống đất và đầu sắp đập vào tủ, giáo viên kéo trẻ ra xa để trẻ tiếp tục khóc và tránh đập đầu vào tủ).

    - Thông qua quá trình quan sát giờ học của học sinh, nhận thấy những đặc điểm đặc biệt của học sinh có thể xin ý kiến của giáo viên chuyên môn và gia đình để có những biện pháp can thiệp phù hợp cho học sinh, giúp học sinh thay đổi theo chiều hướng tích cực.

    Sau đây là các tài liệu tham khảo giúp mọi người hiểu rõ hơn về giáo dục đặc biệt.

    1. Nguyễn Văn Hộ- Hà Thị Đức. Giáo dục học đại cương

    2. Thái Duy Tuyên. Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. NXB Giáo dục. 1998

    3. Nguyễn Quang Uẩn- Nguyễn Thạc- Mạc Văn Trang. Giá tri- định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. Chương trình KHCN cấp nhà nước KX-07. Đề tài KX-07-04

    4. M. Donaldson (1996). Hoạt động tư duy của trẻ em. Nxb. Giáo dục. HN.

    5. Tâm lý-giáo dục học. Một số khuynh hướng tâm lý-Giáo dục phương Tây hiện đại. Đại học sư phạm tp Hồ Chí Minh. 1978.
     
  2. Phan Việt Ân

    Bài viết:
    129
    Hiện nay, chương trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật và trẻ tự kỷ được áp dụng từ mầm non trở lên. Mỗi trường hầu như đều có giáo viên được đi tập huấn chương trình này.

    Ở trường, lớp nào có học sinh khuyết tật học hòa nhập thì giáo viên chủ nhiệm sẽ lập hồ sơ giáo dục riêng cho em học sinh đó. Đương nhiên mức yêu cầu về nhận thức và đánh giá kết quả học tập của những học sinh khuyết tật sẽ "nhẹ" hơn so với cả lớp.

    Một điều quan trọng nữa trong chương trình giáo dục hòa nhập này không chỉ là sự quan tâm của các thầy cô giáo, gia đình, mà còn là sự tiếp nhận hòa nhập của các bạn đồng trang lứa trong trường, lớp. Giáo viên ngoài việc quan tâm đặc biệt hơn đến trẻ khuyết tật, tự kỷ thì còn hướng dẫn và giáo dục học sinh trong lớp không cô lập, phân biệt đối xử với bạn mà phải biết quan tâm và giúp đỡ những người bạn đặc biệt kém may mắn ấy..

    Trường mình cũng có năm trẻ khuyết tật học hòa nhập. May mắn là các em đều ngoan và không bị vấp phải sự kì thị của các bạn xung quanh.
     
  3. Hương sad

    Bài viết:
    234
    Cảm ơn bạn đã chia sẻ
     
    Nana268Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...