Tại sao phải khai thác, phát triển tổng hợp kinh tế biển?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phương Giang 2028, 1 Tháng mười 2023.

  1. Phương Giang 2028

    Bài viết:
    4
    Môn Địa Lý:

    Tại sao phải khai thác, phát triển tổng hợp kinh tế biển?


    Lời dẫn:

    Với lợi thế địa - chính trị to lớn, không ngoa khi cho rằng nước ta có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, song song với những ưu thế về mặt vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên.. chúng ta cũng cần chú ý đến công tác khai thác, phát triển tổng hợp và bảo vệ những lợi thế do thiên nhiên mang lại cho ngành kinh tế biển nước ta.


    Vậy Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển?

    - Thứ nhất, nước ta có đường bờ biển kéo dài 3 260km, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đồng thời nằm tại khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, là cầu nối giữa nhiều cường quốc kinh tế và chính trị trên thế giới. Vị trí thuận lợi như vậy đã tạo điểu kiện để nước ta có sự đa dạng trong hoạt động kinh tế biển, với vô số cơ hội phát triển các ngành liên quan đến biển. Do đó, việc khai thác, phát triển tổng hợp sẽ mang lại hiệu quả cao, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Cụ thể như sau:

    + Nước ta có vùng biển rộng, với 4 ngư trường trọng điểm chính, bao gồm ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, bãi triều.. đã giúp chúng ta có tiềm năng trong nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản, đặc biệt là tiềm năng khai thác mạnh ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

    + Bên cạnh đó, dọc vùng biển từ Bắc chí Nam, nước ta có nhiều bãi biển đẹp, đảo ven bờ. Trong nhiều năm liền, nhiều bãi biển nước ta được lọt vào danh sách những bãi biển đẹp nhất khu vực và trên thế giới như Hội An, Đà Nẵng.. Ngoài ra còn có vô số cảnh đẹp, di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam).. Từ đó tạo cơ hội rất lớn trong hoạt động du lịch biển - đảo.


    [​IMG]

    + Biển nước ta có độ mặn cao, nhiều sa khoáng (titan, cát trắng), lại thêm khí hậu nhiệt đới cùng với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và gió mạnh. Đây là những yếu tố thuận lợi cho việc sản xuất muối, trong đó phát triển nhất là tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Có thể kể đến một số nơi có nghề làm muối phát triển mạnh nhất như Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận..

    Mặt khác vùng biển nước ra còn có thế mạnh ở việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa.

    + Nằm tại vị trí chiến lược quan trọng, gần tuyến đường biển quốc tế, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malacca và Singapore - một trong những tuyến có số tàu qua lại nhiều nhất trên thế giới, đồng thời ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông đã tạo thế mạnh cho sự phát triển ngành giao thông vận tải biển tại nước ta. Đi kèm với đó là cơ hội mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng, cải tạo hàng loạt cụm cảng..

    - Thứ hai, môi trường biển là một khối thống nhất, với tính chất đặc thù không thể chia cắt được. Một vùng biển ô nhiễm sẽ gây thiệt hại rất lớn, do đó chúng ta phải khai thác và phát triển tổng hợp thì mới đem lại hiệu quả cao.

    - Thứ ba, ngoài môi trường biển thì môi trường đảo có tính biệt lập cao, diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. Chính vì thế trong quá trình khai thác tiềm năng, tài nguyên từ biển, chúng ta cũng cần chú ý đến việc khai thác, phát triển tổng hợp.

    Nói tóm lại, vùng biển nước ta có những lợi thế to lớn trong phát triển kinh tế. Đây là địa bàn chiến lược quan trọng trong chuỗi phát triển kinh tế chung của cả nước và khu vực. Xác định tầm quan trọng chiến lược như vậy sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan, đảm bảo việc khai thác tổng hợp ngành kinh tế biển.
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng mười 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...