Tại sao phải chống rác thải nhựa?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi rùa cạn, 28 Tháng bảy 2021.

  1. rùa cạn

    Bài viết:
    67
    Tại sao phải chống rác thải nhựa? Còn ô nhiễm trắng là gì? Tại sao nói đây là mối hiểm họa của thời đại?

    Cùng với sự phát triển của xã hội loại người đã, đang và sẽ đối mặt với vô vàn thách thức về suy suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Trong đó, một thách thức được coi là sinh sau đẻ muộn của thời đại nhưng lại là mối hiểm họa khôn lường mà trên các phương tiện truyền thông vẫn thường gọi tên là ô nhiễm trắng.

    Ô nhiễm trắng – nghe rất hoa mĩ nhưng thực sự lại là một thảm họa khủng khiếp của thời đại. Đây là cụm từ được các nhà khoa học dùng để chỉ về ô nhiễm do túi nilon, rác thải nhựa gây ra.


    Có thể phân nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa như sau:

    • Rác thải nhựa từ sinh hoạt
    • Rác thải nhựa từ hoạt động công nghiệp
    • Rác thải nhựa y tế
    • Rác thải nhựa còn có nguồn gốc từ các khu du lịch, dịch vụ, khu vui chơi giải trí hay các trường học..
    • Rác thải từ hàng hóa nhập khẩu

    Sản phẩm nhựa xuất hiện trong mọi mặt đời sống xã hội hiện đại, trong đó các loại sản phẩm nhựa dùng một lần (hộp xốp, túi nilon, chai nhựa, ly, ống hút, tả, bao tay) chính là nguồn rác thải nhựa lớn nhất.

    Tác hại của rác thải nhựa

    Sản phẩm nhựa, nếu sử dụng đúng cách và thu hồi xử lý đảm bảo thì các sản phẩm nhựa sẽ không mang tới vấn đề gì lớn lao cả. Vấn đề chính là thực tế con người đang quá sức trong việc thực hiện thu hồi và xử lý chúng. Và các đại dương đã phải gánh vác tất cả thay chúng ta.

    Việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa, đặc biệt là các sản phẩm tiện lợi dùng một lần đã trở thành một thói quen trong đời sống. Nhưng tiềm ẩn trong các sản phẩm nhựa tiện dụng ấy là vô vàn chất độc hại, không chỉ có nguy cơ tác động trức tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người, mà nó còn dần dần hủy hoại môi trường của chúng ta.

    Thực tế rằng cho dù tồn tại ở môi trường nào, bị chôn trong đất hay chìm dưới đại dương thì chất thải nhựa vẫn là thứ cực kỳ khó bị phân hủy (mất thời gian từ 100 -500 năm) . Hơn nữa nó không hề bị phân hủy hoàn toàn mà chỉ rã ra và trở về trạng thái các hạt vi nhựa. Chúng sẽ đi vào môi trường sẽ hủy hoại dần dần hệ sinh thái, thoái hóa môi trường. Nếu đi vào chuỗi thức ăn thì sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm cho sinh vật và con người ăn phải.


    [​IMG]

    Tác động của chất thải nhựa với sức khỏe con người

    Nhiều người mặc dầu có biết về những tác hại của chất thải nhựa nhưng vẫn lờ đi và tiếp tục sử dụng. Chỉ bởi vì nó tiện dụng và rẻ!

    Hơn nữa, những tác động do rác thải nhựa gây ra trên cơ thể người có thể là trực tiếp gây ngộ độc hoặc cũng có thể là mà âm ỉ như một ký sinh trùng, tích lỹ từng chút mới bộc phát.


    • Ở nhiệt độ cao, một số chất độc có trong sản phẩm nhựa có thể hòa tan phôi nhiễm vào thực phẩm rồi đi vào cơ thể con người, tích lũy dần và gây ra những căn bệnh nan y nguy hiểm. Ngoài ra, người ta vừa tìm thấy hạt nhựa siêu nhỏ trong 83% mẫu nước uống từ vòi và trong 93% mẫu nước uống đóng chai. Việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất trong đồ nhựa dùng một lần (như BPA, styrene) sẽ gây ra nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, viêm gan, dị ứng, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết và vô sinh.
    • Rác thải nhựa không kịp giải quyết bị ùn ứ thành các khu ổ ô nhiễm. Tất các các môi trường xung quanh đó từ nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua đường ăn uống, không khí. Nó có thể gây ra các bệnh như tiêu chảy, sốt, ho và cảm lạnh, đau đầu, gà-guinea.. cho những người sống gần môi trường xảy ra ô nhiễm rác thải nhựa.

    Tác động của chất thải nhựa với tự nhiên

    • Rác thải nhựa làm thay đổi tính chất vật lý, sinh học, hóa học của nguồn nước, làm đất bạc màu, gây xói mòn đất, làm đất "vô sinh", ảnh hưởng đến cây trồng
    • Rác thải nhựa làm tắc nghẽn cống rãnh, gây lũ lụt, ngập úng ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
    • Ngoài ra, rác nhựa gây ra một bãi rác khổng lồ trên biển, làm ô nhiễm trầm trọng môi trường biển, khiến nhiều sinh vật biển không còn "nhà" để sống và phát triển. Thống kê cho thấy mỗi năm có tới 1, 5 triệu động vật trên biển chết vì mặc kẹt và ngộ độc từ rác thải nhựa

    Tác động đến an ninh môi trường quốc gia

    Một số nước giàu có tìm cách chuyển rác của họ sang các nước nghèo và kém phát triển hơn. Đứng đầu danh sách nhập khẩu chất thải nhựa phải kể tới Trung quốc tiếp sau đó là các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam chúng ta. Do đó, nếu không tỉnh táo sáng suốt đề ra các đường lối, chính sách đúng đắn nguy cơ sẽ trở thành bãi rác của thế giới là hoàn toàn có thể.

    Cơ sở pháp lý nào cho thực hiện chống rác thải nhựa?

    Không ở thời đại nào con người trên thế giới lại cần xích lại gần nhau để chung tay bảo vệ môi trường chống rác thải nhựa hơn lúc này. Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các giải pháp chống rác thải nhựa, đảm bảo an ninh môi trường.

    Năm 2017, Việt Nam chính thức gia nhập danh sách 127 quốc gia thông qua Nghị quyết Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc về chất thải nhựa và vi nhựa đại dương. Năm 2018, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức ở Canada, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết hành động cũng như kêu gọi hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên biển. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào chống chất thải nhựa trên toàn quốc, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân đã có nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả để chống, giảm thiểu chất thải nhựa. Đến nay, phong trào trên vẩn đang được tiếp nối duy trì.

    Liên tiếp các sự kiện là việc ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025"; Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022;..

    Trong Báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng, bên cạnh các điểm mới trong định hướng phát triển đất nước 10 năm tới (giai đoạn 2021-2030). Về định hướng về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường đã được nêu rõ: "Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường".

    Như vậy, về chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Việt Nam thực hiện bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa đã từng bước được củng cố hoàn thiện hơn. Đó là những nỗ lực không ngừng để bảo vệ môi trường Việt Nam và đồng thời khẳng định việc thực hiện cam kết với thế giới về chống rác thải nhựa.


    Vậy bây giờ chúng ta còn làm gì mà chưa bắt tay hành động?

    • Hãy mạnh dạn từ chối sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, chai nước từ 500ml trở xuống, hộp xốp đựng thực phẩm..
    • Hãy thay thế bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần hoặc sản phẩm dễ phân hủy thân thiện với môi trường: Mang theo hộp đựng thức ăn, giỏ đi chợ, bình đựng nước cá nhân..
    • Hãy thải bỏ rác thải nhựa đúng nơi quy định và tích cực tham gia các hoạt động ra quân làm vệ sinh thu gom rác thải ở địa phương.

    Mỗi người chúng ta hãy đóng góp một hành động nhỏ của mính để tạo nên sức mạnh lan tỏa cùng phong trào "Chống rác thải nhựa" tiến tới xóa bỏ vĩnh viễn cụm từ "ô nhiễm trắng" trong tương lai không xa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng sáu 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...