Tại sao nước mắt lại mặn?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Cá rô phi, 13 Tháng bảy 2021.

  1. Cá rô phi

    Bài viết:
    57
    Khóc là một dạng biểu đạt cảm xúc của con người. Khi khóc, nước mắt sẽ được tuyến lệ tiết ra. Vậy bạn có từng thắc mắc vì sao nước mắt lại mặn hay chưa? Nếu có, thì bài viết này sẽ là lời giải đáp.

    [​IMG]

    Tại sao nước mắt lại mặn?

    Theo như nghiên cứu, sở dĩ nước mắt có vị mặn là bởi vì trong nước mắt có chứa hàm lượng muối. Nước mắt được cấu tạo từ 98% là nước tinh khiết, còn 2% còn lại là muối và các hợp chất hữu cơ khác, dù chỉ mang một hàm lượng rất thấp, song lượng muối trong nước mắt lại gây ra vị mặn, trở thành công cụ bảo vệ đôi mắt khỏi những tác nhân bên ngoài như khói bụi, vi khuẩn, và là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch, bảo vệ đôi mắt, là một phần quan trọng đối với cơ thể chúng ta.

    Các loại nước mắt: Được chia thành ba loại:

    1. Nước mắt cơ bản (basal tear) : Đây là những giọt nước mắt được hình thành trong cuộc sống hằng ngày, với thành phần gồm nước, lipit, mucin, immunoglobulin, natri và kali, cùng các chất chống oxy hóa như ascorbate và urate, nước mắt cơ bản có tác dụng duy trì độ ẩm và bảo vệ mắt tránh khỏi những tác nhân gây tổn thương như mầm mống vi khuẩn gây hại cho mắt.

    2. Nước mắt phản xạ (irritation tears) : Là loại nước mắt hình thành để đáp ứng lại những phản ứng kích thích bởi yếu tố bên ngoài, gây ra phản ứng mạnh như khói, bụi.. Khi mắt gặp phải những tác nhân này, nước mắt phản xạ sẽ lập tức tiết ra, ngoài ý muốn của con người nhằm bảo vệ đôi mắt tránh khỏi tác nhân gây hại.

    3. Nước mắt cảm xúc (emotional tear) : Được tạo ra trong quá trình tác động của những cảm xúc mãnh liệt, kích thích cảm giác con người như hạnh phúc, đau khổ, vui mừng, bi thương, hoặc những đau đớn của thể xác con người.

    [​IMG]

    Khi nào chúng ta tiết ra nước mắt?

    *Cảm thấy hạnh phúc, vui mừng: Khi con người chìm đắm trong hạnh phúc và những niềm vui, họ sẽ cảm thấy thỏa mãn, những cảm xúc thăng hoa sẽ khiến nước mắt tự động chảy như một cách bày tỏ niềm vui, sung sướng.

    *Cảm thấy đau đớn, bi thương: Cũng tương tự như khi hạnh phúc, khi con người phải chịu đựng những tổn thương về thể xác và cả tinh thần, cảm xúc bị kích thích mãnh liệt, hệ thần kinh sẽ điều khiển tuyến lệ tiết nước mắt ra như một cách giải bày tâm sự.

    *Những trường hợp khách quan: Ngoài hai trường hợp nói trên, thì những tác động bên ngoài như khói bụi, vi khuẩn, mảnh vụn.. cũng là nguyên nhân gây ra nước mắt, vì khi mắt chịu sự tác động khách quan, tuyến lệ sẽ tiết ra nước mắt như một màng bảo vệ giúp mắt tránh khỏi những tổn thương.

    [​IMG]

    Khóc nhiều quá có gây hại cho mắt hay không?

    Theo như nghiên cứu, nước mắt mang lại những tác dụng như sau:

    - Tác dụng làm dịu, giảm cảm giác đau đớn: Khi bạn cảm thấy đau đớn, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol gây hại cho sức khỏe, lúc này, nước mắt có tác dụng điều tiết các hormone gây stress và độc tố ra khỏi cơ thể bạn, giúp làm giảm cảm giác đau đớn. Ngoài ra, khi khóc sẽ giải phóng oxytocin và opioid nội sinh, có tác dụng làm giảm những đau đớn về thể chất lẫn tinh thần, mang lại những cảm xúc vui sướng, hân hoan.

    - Chống lại vi khuẩn: Trong nước mắt có chưa một chất lỏng gọi là lysozym, có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ và loại bỏ những mầm mống gây bệnh cho đôi mắt, từ đó bảo vệ mắt một cách tối ưu hơn.

    - Giải tỏa chất độc và giảm căng thẳng: Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, khi con người cảm thấy đau khổ, nước mắt sẽ ẩn chứa một hàm lượng hormone gây hại và các giá chất khác, vì vậy, khi khóc sẽ góp phần giải tỏa căng thẳng và làm giảm những độc tố tiềm tàng trong cơ thể.

    Tuy nhiên, khi khóc quá nhiều, một cách thường xuyên sẽ gây ra những tác động xấu cho cơ thể và cuộc sống hằng ngày. Khi khóc quá nhiều, tuyến lệ phải hoạt động liên tục, đồng thời sẽ gây ra những tổn thương cho mắt. Ngoài ra, cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, ảnh hưởng đến cảm xúc hằng ngày, dẫn đến làm việc kém hiệu quả và chất lượng không cao.

    Người viết: Cá rô phi❤
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...