Tại sao nước biển lại mặn?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Vũ Hà, 14 Tháng tư 2020.

  1. Vũ Hà

    Bài viết:
    1,981
    Tất cả chúng ta đều biết rằng nước biển thì luôn có vị mặn trong khi nước mưa, nước ở ao hồ, sông suối thì không. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có sự khác nhau như vậy?

    Tại sao nước biển lại mặn?

    Nước biển chứa các chất muối hòa tan làm cho nó có vị mặn. Đó là những loại chất hòa tan như kali nitrat, natri clorua và bicarbonate, trong đó nhiều nhất là NaCl (loại muối ăn mà con người sử dụng trong chế biến thực phẩm) - chúng chiếm 85 % lượng chất rắn hòa tan có trong nước biển. Đó chính là yếu tố làm nên vị mặn đặc trưng ở biển và đại dương.

    Những nguyên nhân làm cho nước biển mặn

    Các yếu tố khiến cho nước biển bị nhiễm mặn là:

    - Nhiệt độ cao làm nước bốc hơi

    [​IMG]

    Khi mặt trời truyền nhiệt xuống mặt biển, hơi nước gần như tinh khiết bốc lên cao nhưng lượng muối khoáng vẫn nằm lại biển.

    Nước bốc hơi lên cao gặp không khí lạnh sẽ ngưng tụ lại tạo thành những đám mây đen mang nhiều nước, đổ thành cơn mưa. Nước mưa phản ứng với carbon dioxide trong khí quyển tạo thành axit carbonic làm cho nước mưa có tính axit nhẹ. Nước mưa mang theo axit carbonic này khi chảy xuống các lớp đất đá, phản ứng với các khoáng chất có ở trong đá liền tạo thành các loại muối khoáng mới. Và các muối khoáng này theo nước mưa cộng với các con sông trôi ra biển. Và người ta gọi đây là vòng tuần hoàn của nước.

    - Dòng nước chảy từ đất liền ra biển

    [​IMG]

    Các dòng sông khi chảy qua núi, các lớp đá và bề mặt đất trên đất liền theo thời gian sẽ dẫn đến sự xói mòn dần dần, khiến các khoáng chất, trong đó có cả muối từ trong đất đá được hòa tan theo dòng chảy của sông đổ ra biển khiến nước biển bị nhiễm mặn.

    - Hoạt động của núi lửa

    [​IMG]

    Hoạt động phun trào núi lửa cả trên đất liền lẫn dưới đại dương cũng mang theo nhiều khoáng chất chứa muối vào trong nước biển.

    Ở đất liền, các loại đất đá, dung nham.. sau khi phun trào được lắng đọng và hòa tan dưới đáy đại dương làm tăng thêm độ mặn cho nước biển.

    Đặc biệt, khi núi lửa phun trào dưới đáy đại dương, các lỗ thông thủy nhiệt (các khe lỗ giữa lớp magma và tầng đáy biển gọi là lỗ thông thủy nhiệt) trở nên rất nóng, do đó làm tan các tảng đá trong lớp vỏ dưới đại dương chứa rất nhiều muối và khoáng chất làm cho nước biển trở nên mặn hơn.

    Tất cả những quá trình trên đều chính là nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ lượng muối trong nước biển, khiến cho nước biển trở nên mặn và ngày càng mặn hơn so biển thuở ban đầu.

    Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu phần nào về đại dương bao la cũng như trả lời được cho mình câu hỏi "Tại sao nước biển lại mặn, trong khi nước ao, hồ, sông, suối lại có vị ngọt?"
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng tư 2020
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...