Tại sao núi lửa phun trào lại có sóng thần?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi PhươngThảo0710, 4 Tháng tư 2020.

  1. PhươngThảo0710 https://dembuon.vn/rf/20116/

    Bài viết:
    495
    Bạn đã từng thắc mắc vì sao núi lửa phun trào lại gây ra sóng thần bao giờ chưa? Một bên là núi, một bên là biển, giữa hai bên liệu có tồn tại mối liên hệ nào không?

    Trước tiên chúng ta nói đến núi lửa phun trào. Hiện tượng núi lửa phun trào là các chất khoáng có trong núi bị nóng chảy bởi nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Các khoáng chất này vẫn được gọi là dung nham. Dung nham là đá bị nóng chảy, khi phun trào từ núi lửa, nó ở thể lỏng ở nhiệt độ khoảng 700 °C đến 1.200 °C (1.300 °F đến 2.200 °F). Nhiệt độ này có thể làm hỏng chảy các vật trên đường đi mà nó gặp phải.

    [​IMG]

    Núi lửa ngày này tập trung nhiều nhất ở vành đai Thái Bình Dương. Sự phun trào của núi lửa được coi là thảm họa thiên nhiên. Tuy nhiên lòng đất nơi có núi lửa phun trào có nhiều mỏ quặng kim cương quý hiểm.

    Vậy nguyên nhân hiện tượng này do đâu và vì sao nó liên quan đến sóng thần?

    Như chúng ta đã biết, nhiệt độ bên dưới bề mặt trái đất rất nóng, càng đi sâu vào trung tâm trái đất, nhiệt độ càng cao. Với độ sâu khoảng 32 km bên dưới bề mặt trái đất, nhiệt độ tại đây nóng đến mức có thể nung chảy gần như tất cả loại đá. Còn ở tâm trái đất, nhiệt độ còn khủng khiếp hơn, vào khoảng 6000 °C. Ở môi trường nhiệt độ cao như vậy, các loại đá sau khi nóng chảy cần nhiều không gian hơn, do đó ở một số nơi các dãy núi thường bị nâng cao lên. Bên dưới các ngọn núi này áp suất không lớn, dẫn đến việc hình thành những hồ mắc ma, trong hồ chứa lượng lớn đá bị nóng chảy. Sau khi hình thành, hồ mắc ma tiếp tục đẩy lên, khiến các ngọn núi cao lên liên tục. Một khi áp lực tạo ra bởi hồ mắc ma lớn hơn áp lực do lớp đất đá bên trên, mắc ma sẽ phun trào tạo ra hiện tượng núi lửa.

    Về nguyên lý, sóng thần được hình thành khi tầng địa chất bên dưới đáy biển trượt lên một tầng địa chất khác khiến tầng phía trên sụp xuống. Điều này xảy ra tương tự như khi bỏ đá vào ly nước, lượng nước bị choáng chỗ sẽ khiến mực nước dâng lên đột ngột thành các đợt sóng hoặc cột nước. Khi một tầng địa chất sụp xuống do quá trình hoạt động của núi lửa nó sẽ đẩy lượng nước biển bị choáng chỗ bên dưới lên trên bề mặt, khiến mực nước trung bình dâng lên tạo thành những đợt sóng. Tương tự như vậy, khi núi lửa phun trào, một phần sườn núi hoặc rìa đất xung quanh có thể bị sạt lở và rơi xuống biển hoặc thềm đất ẩn dưới nước biển bị nứt, va chạm với các thềm xung quanh. Các mảnh sạt lở và sự va chạm giữa các thềm dưới lòng biển nguyên nhân gây nên trận sóng thần. Đây là mối liên quan giữa sự phun trào của núi lửa và sóng thần.

    [​IMG]

    Sóng thần do núi lửa sẽ gây ra thiệt hại ở một khu vực rộng lớn hơn so với thiệt hại do một vụ phun trào núi lửa đơn lẻ.

    Vào ngày 26-10-1883, khi núi lửa Krakatoa (Indonesia) phun trào, nó đã tạo ra trận sóng thần có sức hủy diệt mạnh nhất trong lịch. Với những con sóng cao tới 40m, trận sóng thần này đã gây ra cái chết cho 36000 người.

    Núi lửa phun trào gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết trước khi núi lửa phun trào? Rất khó để nhận biết. Ngày nay các nhà khoa học dựa theo việc nghiên cứu các lớp đất đá ở xung quanh miệng núi lửa để xác định khoảnh thời gian núi lửa phun trào trước đó và sự hoạt động của nó. Những người sống gần núi lửa thường có một vài cách phát hiện đơn giản. Ví dụ như trước khi núi lửa phun trào, không khí thường có bụi nhỏ, xuất hiện các sang trấn nhỏ. Thậm chí có thể xảy ra động đất trước khi núi lửa hoạt động. Ngoài ra, so với con người, động vật thường có cảm ứng tốt hơn, trước nguy cơ núi lửa phun trào các loài vật như rắn thường hay bò vào nhà. Con người có thể dựa trên một số dấu hiệu trên để dự đoán khoản thời gian núi lửa hoạt động và tiến hành di cư người và tài sản.

    Vậy có biện pháp nào để ngăn chặn núi lửa hoạt động không? Không thể! Núi lửa là một phần hoạt động của tự nhiên. Chúng ta không thể ngăn cản mà chỉ có thể làm giảm khả năng tổn thất đến mức thấp nhất có thể. Nhưng bên cạnh đó, vùng đất sau khi núi lửa phun trào cực kì màu mỡ, có giá trị nuôi trồng cực cao. Ngoài ra còn có các loại đá quý hiếm được phát sinh trong quá trình núi lửa phun trào.
     
    MaskmanDaDaThy thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng tư 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...