Tại sao nhìn biển lại có màu xanh?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Bút Sen, 3 Tháng sáu 2021.

  1. Bút Sen

    Bài viết:
    25
    Tại sao nước biển có màu xanh?

    [​IMG]

    Biển là khu vực rộng lớn với sự bao la vô tận về nguồn nước.

    Biển đã hình thành cách đây hàng tỷ năm. Khi đó một bộ phận bụi vũ trụ tập hợp tạo nên Trái Đất sơ khai. Nhiệt độ trung bình tại Trái Đất lúc bấy giờ rất cao, núi lửa phun trào khắp nơi, núi lửa phun nham thạch kèm theo đó rất nhiều hơi nước, lượng nước này bốc lên cao tụ thành những đám mây, khi mặt đất nguội lại các đám mây bắt đầu đổ mưa xuống Trái Đất. Những trận mưa này rất to và kéo dài, khiến lượng nước tràn trên bề mặt Trái Đất và chảy dần vào những chỗ trũng, hình thành lên vùng nước rộng lớn và đó là biển ngày nay.


    Vào mùa hè, chúng ta thường rất thích đi biển vì đây là thời điểm biển đẹp nhất với "biển xanh, cát trắng, nắng vàng", vậy có ai đã từng thắc mắc tại sao nước biển lại có màu xanh không?

    Câu trả lời là: Thực tế nước biển không hề có màu gì cả. Bạn không nghe lầm đâu bạn thấy được một màu xanh biếc như vậy hoàn toàn là nhờ vào ánh sáng mặt trời.


    [​IMG]

    Biển xanh nhờ ánh sáng mặt trời

    Ánh sáng mặt trời thuộc ánh sáng trắng, là sự tổng hợp của bảy tia sáng đơn sắc mang các màu: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím (màu sắc cầu vòng cũng từ những tia sáng này). Vì thế, khi ánh sáng chiếu xuống mặt nước biển thì những tia sáng có bước sóng càng dài (bước sóng ánh sáng, không phải sóng biển bạn nhé) thì càng dễ xuyên qua nước biển và bị nước biển cùng các sinh vật biển hấp thụ. Những tia sáng có bước sóng ngắn, khi gặp mặt biển sẽ bị phản xạ hoặc tán xạ (là hiện tượng đổi hướng tia sáng) lại.

    Tia sáng màu xanh và màu tím gần như bị phản xạ và tán xạ hết.


    [​IMG]

    Các tia sáng màu xanh và tím sợ tắm biển?

    Hơn nửa mắt người dễ tiếp nhận ánh sáng màu xanh lam (gần xanh dương), nên khi nhìn ra biển chúng ta luôn cảm thấy nước biển luôn có màu xanh.

    Điều này cũng lý giải tại sao biển và trời nhìn từ nơi xa trông như ở giáp với nhau, ngoài việc có sự trùng lặp về màu sắc (khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất những tia sáng bước sóng nhỏ đã bị tầng Ozon khúc xạ, tán xạ lại tương tự như nước biển) nên có sự phản ánh "giáp nhau" ở đường chân trời. Ngoài ra do Trái Đất có hình cầu nên mặt nước biển trên Trái Đất không phải là phẳng mà cong theo Trái Đất. Do đó, chúng ta không nhìn thấy điểm tận cùng của biển. Phần tiếp giáp với biển là phần khí quyển bao bọc Trái Đất tức là bầu trời. Vì vậy, khi đứng ở bờ biển xa ta sẽ nhìn thấy ở nơi xa tít, biển và bầu trời gần như liền với nhau.


    [​IMG]

    Các tế bào sắc tố của mắt người dễ tiếp nhận ánh sáng xanh

    Có thể bạn đã biết!

    1. Ngoài biển có màu xanh (blue beach), trên thế giới còn có biển đỏ (red beach) hay còn gọi là Hồng Hải là vùng biển đã từng được gọi là Vịnh Ả Rập, nay nằm giữa châu Phi và bán đảo Ả Rập thuộc Châu Á, do khí hậu ở đây rất nóng và khô nên nước biển bốc hơi nhanh, điều này khiến Hồng Hải trở thành biển có nền nhiệt cao nhất thế giới và hàm lượng muối cũng rất cao, tên biển đỏ là sự kết hợp về màu sắc của biển khu vực này với màu sắc vào mùa nở rộ của một loại tảo biển (Trichodesmium erythraeum) sống ở mặt nước biển và những dãi núi giàu khoáng chất màu đỏ ở xung quanh đường bờ biển.


    [​IMG]

    Biển đỏ (red beach) hay còn gọi là Hồng Hải

    2. Nơi sâu nhất của đại dương là vùng Challenger, thuộc biển Mariana ở Thái Bình Dương với dộ sâu khoảng 11.022m. Nếu chúng ta đem ngọn núi cao nhất thế giới là Everest đặt xuống đây thì ngọn núi này vẫn bị ngập dưới mặt nước hơn 2.000m.

    3. Biển nông nhất thế giới là biển Azov ở phía tây nam nước Nga. Nước biển này quanh năm có màu vàng đục. Biển Azov dài khoảng 360km, rộng 180km. Biển này gần giống hình tam giác với diện tích khoảng 39.000km2, độ sâu bình quân là 7m, nơi sâu nhất là 14m (trong khi độ sâu trung bình của đại dương thế giới là khoảng 3.500m).

    4. Bốn đại dương rộng lớn nhất Trái Đất theo thứ tự như sau: Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất với diện tích chiếm gần một nửa Trái Đất, Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ hai nhưng lại là đại dương có nhiều sông ngòi đổ về nhất, Ấn Độ Dương đứng thứ ba là đại dương có trữ lượng dầu phong phú nhất và Nam Đại Dương là vùng biển có diện tích chỉ lớn hơn Bắc Băng Dương với nhiều bề mặt bị băng tuyết bao phủ.


    [​IMG]

    Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất Trái Đất
     
    Đoàn Thị Nhã Trúc thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...