Hỏi đáp Tại sao nhiều người lại mắc bệnh giờ cao su?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 29 Tháng một 2022.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,603
    Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba?

    Để tiếp tục chương trình, mình xin phép được gửi đến các bạn một câu hỏi mà chắc hẳn các bạn cũng đang thắc mắc nếu bản thân hay những người xung quanh mình gặp trường hợp tương tự, đó là:

    Theo bạn, Tại sao nhiều người Việt Nam lại mắc bệnh "giờ cao su"? Làm thế nào để chữa căn bệnh này?

    Nói đến "Giờ cao su" thì chắc hẳn chúng ta đều biết đến tình trạng này, nhưng dù biết nó là thói quen xấu nhưng nhiều người chúng ta vẫn hay mắc phải, vậy theo bạn thì lý do là tại sao? Và làm thế nào để có thể chấm dứt tình trạng này, hay chí ít là giảm bớt thói quen này.

    Hãy bình luận câu trả lời của bạn ở dưới và đừng quên ủng hộ gameshow bằng cách nhấn nút like cũng như đánh giá 5 sao cho câu hỏi nhé
     
  2. Dạ Minh

    Bài viết:
    1
    Bệnh "giờ cao su" thì hầu như người Việt Nam đều có, không phải tự dưng mà có mà do tác động bên ngoài đấy.

    Giả sử thế này, bạn A là một người chú trọng giờ giấc và hầu như đều đến sớm hoặc đúng giờ trong các cuộc hội họp, nhưng những người khác lại dần dà mãi quá cả nửa tiếng mới đến, lúc đó trong đầu bạn A sẽ có suy nghĩ "biết thế mình ở nhà lúc nữa hãy đi", và cứ lặp đi lặp lại vài lần như thế, mỗi cuộc hẹn sau này bạn A sẽ nghĩ "bọn nó còn lâu mới đến, mình cũng cứ từ từ.", như vậy, bạn A đã bị nhiễm luôn căn bệnh "giờ cao su này".

    Vậy đó, không phải ngẫu nhiên mà có, cái gì cũng vậy, "giờ cao su" là một căn bệnh truyền nhiễm trong tiềm thức và nó xuất phát từ ý thức vô kỉ luật.

    Như đã nói, bệnh này xuất phát từ ý thức vô kỉ luật của mỗi người, vậy để chữa được bệnh này thì phải có kỉ luật kỉ cương và ý thức trách nhiệm với bản thân và với người khác, đừng nghĩ rằng "À, họ đến muộn thì mình cũng đến muộn, có gì thì chết theo bầy chứ mình mình đâu, lo gì" mà phải nghĩ đến hậu quả mà hành động của mình gây ra, hành động bạn thực hiện có làm người ta khó chịu hay không, có hây ấn tượng không tốt cho người khác hay không.

    Nếu bạn là người rơi vào tình trạng bị người ta trễ hẹn, bạn chắc phải tức điên lên và bực bội chửi bới nhỉ, vậy đấy, xin đừng cho người khác ấn tượng không tốt về mình, hãy cho người ta thấy mình là một con người trách nhiệm, chân thành và đáng tin cậy, hãy bắt đầu từ việc đến hẹn đúng giờ.
     
  3. Đây, mình là dẫn chứng sống của việc người bị mắc bệnh "Giờ cao su" đây.

    Nói không phải kể chớ hồi mình còn đi học, mình là đứa chuyên môn hẹn người ta rồi cuối cùng chính mình lại là người đến trễ nhất đấy.

    Vì là người đã có "Kinh nghiệm" nên sau bao nhiêu năm bị tụi bạn "Chỉ trích, uốn nắn" thì cuối cùng mình cũng đúc kết được một mớ nguyên nhân bị mắc bệnh này như sau.

    1: Là do không ý thức được thời gian, hay còn được gọi là kiểu nước tới chân mới nhảy.

    Kiểu như nghỉ rằng mình hẹn 8 giờ thì 7 giờ 40, chỉ cần bỏ ra 20 phút đi chuẩn bị là vừa.. Nhưng thực tế khi đã đến xác giờ hẹn thì mới đột nhiên phát hiện thời gian để mình đi chuẩn bị lại không đủ, thời gian chuẩn bị trong 20 phút không đủ thì buộc lòng phải lố và kéo dài qua luôn thời gian hẹn.

    Suy ra chắc chắn sẽ đi trễ.

    2: Chảnh, nghỉ mình là quý sờ tộc là vua là chúa, cao sang quyền quý, cho rằng mình rất quan trọng nên muốn người khác phải chờ đợi mình.

    3: Bị tác động tâm lý từ những người xung quanh.

    Kiểu này thì mình không biết phải nói sao nữa, nó kiểu như bị người khác cho leo cây nhiều lần quá nên từ từ trước mỗi buổi hẹn thì trong đầu sẽ tự sinh ra ý nghĩ "Biết thế thì mình đi trễ hơn rồi" hay "Mấy lần trước tụi nó hẹn toàn đi trễ, mình cứ thong thả đi cũng không sao" v.. v..

    Và khi đã có ý nghĩ này trong đầu, thì chắc hẳn người đó sẽ không đi đến chỗ hẹn đúng giờ, lâu dần người đó có khả năng rất cao sẽ mắc bệnh "Giờ cao su".

    4: Do tính cách của người bị mắc bệnh "Giờ cao su".

    Họ thích cảm giác được người khác chú ý.

    5: Do sức khỏe thần kinh của người bị mắc bệnh "Giờ cao su."

    Stress, áp lực tinh thần, áp lực trong cuộc sống, trong công việc cũng là một trong những nguyên nhân nhỏ làm cho một người bị mắc bệnh "Giờ cao su".

    6: Lòng dạ nhỏ nhen, chỉ biết mình, không để tâm đến người khác.

    Đây là kiểu nghĩ rằng mình đến muộn một chút cũng không phải vấn đề đáng lo ngại, cũng không ảnh hưởng đến ai, và cuối cùng tự cho phép mình chậm trễ.

    * * *

    Tóm lại, bệnh "Giờ cao su" được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng là chủ quan hay khách quan mà nói thì cuối cùng cũng vẫn là xuất phát từ ý thức trách nhiệm và tính kỷ luật của mỗi người.

    Vì là xuất phát từ ý thức trách nhiệm và tính kỷ luật của mỗi người nên muốn chữa được căn bệnh này thì trước tiên ở cá nhân mỗi người phải có ý thức và kỹ luật.

    Đừng cứ nghĩ cho bản thân mình. Đành rằng quan niệm về thời gian và tính cách của mỗi người là không giống nhau, nhưng hãy thử một lần đứng trên phương diện của người bị người khác trễ hẹn mà suy nghĩ, chắc hẳn cảm xúc lúc đó của bạn cũng sẽ chẳng tốt đẹp gì.

    Căn bệnh này, nếu cứ để kéo dài thì nó thật sự ảnh hưởng rất nhiều đến bạn và cuộc sống của bạn.

    Vậy cho nên nếu ai có mắc bệnh "Giờ cao su" thì hãy cố gắng thay đổi từ ngày hôm nay đi nhé.

    Hãy cho người khác thấy bạn là một người có ý thức, có trách nhiệm, có kỷ luật và đáng tin cậy. Là người xứng đáng để người khác đặt niềm tin và kỳ vọng.

    Tuy rằng thời gian đầu sẽ có chút khó khăn nhưng mình đã làm được, và mình tin tưởng các bạn cũng sẽ làm được.

    Cùng cố gắng nào!
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng hai 2022
  4. Jp002

    Bài viết:
    8
    Theo mình thì đơn giản là do người Việt khoan dung.

    Ở đây không có nghĩa là nói không tốt về phẩm chất ngưòi Việt nhưng riêng chuyện này cần xem lại.

    Cứ đúng giờ đã định là tiến hành bắt đầu ai cao su thì tự chịu, cứ cho họ thấy là không có họ thì mọi việc vẫn bắt đầu được và nếu cao su thì sẽ mất đi một số lợi ích nhất định.

    Người Việt mình cứ chờ một chút, cứ từ từ để mọi người đến đông đủ từ đó làm họ ỷ lại việc nếu mình đến trễ chút thì cũng đâu bị gì dù sao mọi người cũng chưa bắt đầu mà.

    Tóm lại (theo ý mình) cứ tới giờ là làm không chờ đợi.

    Cảm ơn mọi người đã bỏ chút thời gian.

    Chúc mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc và bình an.
     
    Mạnh ThăngNgọc Đinh thích bài này.
  5. hoangcf

    Bài viết:
    15
    Có thể do môi trường, trước giờ người VN đều như vậy, 1 phần là do tích cách từng người nhưng xem ra vẫn chỉ số ít những người đúng giờ. Như mình cũng hay đúng giờ và thích điều đó nhưng càng ngày càng thấy nhiều bạn bè hẹn hò cao su khiến mình chờ đợi, lâu dần mình có suy nghĩ rằng, mình đi sớm lại phải đợi nên thôi cứ căn giờ rồi tới là vừa.. *bafu 10*
     
    Mạnh ThăngNgọc Đinh thích bài này.
  6. Huệ Lê Thị

    Bài viết:
    197
    Trước tiên chúng ta sẽ nói một chút về khái niệm không cũ mà cũng không mới - Giờ Cao Su.

    "Giờ cao su" được dùng để chỉ những hành vi đến trễ, đến muộn, có tính trì hoãn thời gian của con người.

    Vì sao mình lại dùng "không cũ cũng không mới" để nói về vấn đề này! Hừm. Nghĩ lại một chút thì khoảng tầm 5-7 năm gần đây thì tình trạng này mới bị "lây lan" rộng đến vậy chứ lúc mình còn đi học thì giờ cao su hầu như không tồn tại, nếu tồn tại thì nó chỉ là đến trễ trong khoảng 5 phút đổ lại mà thôi. Còn bây giờ thì thời gian được kéo như cộng dây su, càng dùng sức kéo thì càng rộng, 15 phút là ít, 30 phút là bình thường, 60 phút cũng có nốt..

    Vậy nguyên nhân do đâu mà càng ngày cụm từ "giờ cao su" lại càng phổ biến như vậy?

    Theo mình thì có một số lý do như sau:

    Thứ nhất, thói quen sinh hoạt. Có những người rất vô tư chơi đùa dù họ sắp có cuộc hẹn. Chỉ đến khi còn 30 phút trước cuộc hẹn thì họ mới bắt đầu vội vội vàng vàng sửa soạn khiến mọi thứ rối tung hết cả lên. Và tất nhiên khi bạn càng vội thì càng xảy ra nhiều chuyện linh tinh cần phải xử lý. Kết quả, chắc chắn 200% người đó sẽ đến trễ ít nhất 20 phút, nhiều nhất thì cả tiếng đồng hồ.

    Thứ hai, tính toán sai thời gian. Bạn nghĩ rằng chỉ cần 10 phút đi đường đã đến nơi nên bạn không vội. Nhưng, đi xe buýt thì có thể bị lỡ chuyến, thời gian đợi chuyến xe buýt tiếp theo đã mất 10 phút đó của bạn rồi. Nếu đi xe máy thì phải tính toán đến chuyện kẹt xe hoặc xảy ra trục trặc trên đường đi, nhẹ thì mất 10 phút kia, còn hơi nặng thì bạn phải mượn thêm hơn 20 phút nữa để xử lý, khi đến nơi thì người ta đã đợi bạn gần cả tiếng đồng hồ.

    Thứ ba, sự cố bất ngờ. Ngoài sự cố về xe cộ còn có những sự cố nằm ngoài tầm kiểm soát khác, chẳng hạn như hàng xóm nhờ bạn giữ con 10 phút nhưng 30 phút vẫn chưa thấy họ đến đón con, hoặc là có người bạn bất ngờ sốt nên bạn phải giúp đỡ. Với những trường hợp này bạn nên gọi điện thông báo cho đối phương một tiếng để họ nắm rõ tình hình của bạn và dời cuộc hẹn vào lúc khác, đồng thời cũng làm đối phương cảm nhận được rằng bạn đã tôn trọng họ.

    Thứ tư, ở thế thụ động - bị người khác lây nhiễm. Rất nhiều người nằm trong trường hợp này. Đơn giản là bạn đã từng trải qua một lần, hai lần, ba bốn năm sáu lần bị người khác bắt ngồi đợi, cho nên bạn đã rút kinh nghiệm, tự động đến trễ hơn giờ hẹn một chút để khi bạn đến thì mọi người cũng vừa vặn đến nơi, thế thì bạn không cần phải tốn thời gian chờ đợi.

    Chắc hẳn mọi người đều biết câu: Chuyện gì cũng có hai mặt là tốt và xấu. Nhưng, riêng giờ cao su thì mình chỉ thấy mặt tiêu cực, hoàn toàn không tồn tại một phần tích cực nào.

    Giờ cao su khiến người khác bị ảnh hưởng cả về thời gian, tiền bạc và tâm trạng. Họ sẽ luôn cảm thấy bực bội khi phải ngồi chờ đợi đối phương, dù rằng họ đã đến đúng giờ, thậm chí còn đến sớm hơn giờ hẹn 5 - 10 phút. Họ sẽ luôn suy nghĩ và lo lắng về công việc của mình, nhiều nhất là những suy nghĩ "từng này thời gian ngồi đợi mình còn làm được biết bao nhiêu việc. Sao lại đến đây ngồi không thế này? Lát về lại phải vội vàng."

    Một khi cảm xúc đã tệ thì rất khó để cuộc hẹn đó thành công, công việc hợp tác cũng khó mà thuận lợi, tình bạn kia cũng hơi khó để tiếp tục vui vẻ.

    Trong tình hình chung là như vậy thì làm sao để ngăn chặn và "chữa bệnh" giờ cao su, mình có một số góp ý như sau:

    Thứ nhất, tự tạo tính kỷ luật cho bản thân. Luôn tuân thủ những quy định do chính mình đề ra và nghiêm túc thực hiện chúng để tạo thành thói quen. Chỉ khoảng 2 tuần thôi chúng ta sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.

    Thứ hai, tính toán kỹ lưỡng và luôn cộng thêm khoảng 10 - 15 phút để làm thời gian dự phòng. Trước những cuộc hẹn gặp dù quan trọng hay bình thường, dù là cuộc gặp của công việc hay chỉ là cuộc gặp giữa bạn bè, chúng ta luôn cần tính toán thật cẩn thận về thời gian di chuyển và luôn tính thêm vào một khoảng thời gian nho nhỏ để có thể xử lý khi gặp trục trặc trên đường đi như xe hỏng, kẹt xe hay trời mưa bất chợt..

    Thứ ba, hãy là người chủ động trong các cuộc hẹn. Bạn cần chuyển từ thế bị động sang chủ động bằng cách nhắc nhở đối phương về thời gian, nếu đó là người đã có thói quen giờ cao su thì bạn phải nhắc họ vài lần về việc đến đúng giờ, luôn nhấn mạnh và chủ động thúc giục đối phương.

    Cuối cùng, điều quan trọng nhất đó là, dù người khác như thế nào thì bản thân bạn phải luôn giữ vững nguyên tắc "không giờ cao su".

    Theo mình thì hầu hết bệnh giờ cao su thường gặp ở những cuộc hẹn gặp giữa bạn bè, hẹn cà phê, nói chuyện hoặc là họp nhóm học tập là chủ yếu. Cho nên nếu thấy tình trạng giờ cao su xảy ra thì trong lần hẹn tiếp theo bạn có thể đưa ra ý kiến để góp ý, chẳng hạn như hôm trước hẹn quá sớm nên nhiều người đến trễ thì lần này hãy hẹn muộn hơn một chút. Sau khi đã thống nhất thời gian thì nhấn mạnh và đề nghị mọi người đến đúng giờ, cũng nhắn mọi người vài việc lặt vặt như: Nếu chưa kịp ăn sáng thì cứ mang theo đồ ăn vào, vừa họp nhóm vừa ăn.

    Tóm lại, giờ cao su là loại bệnh có tính lây lan tương đối nghiêm trọng. Đây cũng là căn bệnh không hề tốt cho con người, vô cùng tiêu cực và ảnh hưởng rất nhiều đến những người xung quanh. Cho nên mình hy vọng, trong tương lai gần căn bệnh này sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt để chúng ta có thể vui vẻ tận hưởng công việc và cuộc sống.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  7. Tuệ Di

    Bài viết:
    120
    "Giờ cao su" vấn đề khá nổi trội, một trong những thói quen xấu của người Việt Nam. Tôi tin rằng ai trong chúng ta cũng ý thức được những hậu quả, kết quả, và nhận ra đây là một thói quen "rất cần" bỏ trong cuộc sống.

    Nó biểu hiện thế nào? Hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống, khiến ta rất mất thời gian. Chẳng hạn như việc, một buổi lễ khá quan trọng, đặt ra giờ và tổ chức muộn hơn đó rất nhiều, làm tốn thời gian, lỡ kế hoạch của không ít người.

    Bản thân tôi "từng" là 1 người rất đúg giờ, vô cùng khó chịu với việc trễ giờ, lêch giờ khá nhiều với lí do không chính đáng. Trước kia, tôi thường có thói qune đến điểm hẹn trước giờ hẹn khoảng 15 đến 20 phút để có thể tránh tối đa những rắc rối trong quá trình di chuyển. Để tôi ví dụ cụ thể hơn nhé, như chính việc khai giảng ở trường, thường được thông báo 7h30, tôi sẽ đến từ 7h hoặc 7h 15. Nếu đến sớm tôi sẽ vào nhà bạn ở gần đó rồi khoảng 7h15 sẽ ra trường. Đến trường khá thưa, một vài bạn trong lớp, số ngườ trên đầu ngón tay. Cũng hiển nhiên thôi, vì thời gian tổ chức có khi hơn cả 1 tiếng sau, nên những ai gan xíu thì đi muôn luôn, đến giờ là vừa. Đấy, buổi lễ cũng khá quan trọng vậy mà thường xuyên lệch, hỏi còn gì không thể lệch giờ. Dần tôi chọn đúng giờ, nhưng vẫn thường xuyên phải đợi, và dần biến mình trở thành người cao su. Mợt luôn.

    Nên nguyên nhân cao su này là từ cả những thế hệ trức, mội ngườu vẫn chưa nghiêm túc trong việc, tổ chức, thể hiện trách nhiệm của mình, dần gây loại bỏ niềm tin, thói quen với người khác. Cứ như vậy, số người cao su sẽ tăng lên :)

    Vậy biện pháp tốt nhất bỏ chắc là mỗi cá nhân phải ý thức, hơi mơ hồ nhưng những buổi tụ tập lớn, nên có quy định rõ ràng với người đến muộn, và tổ chức đúng giờ, làm cơ sở cho đúng giờ của những vấn đề nhỏ, đổi chúng thành thói quen chúng ta.

    *boni 1*
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  8. buidoi Sống là của tôi, do tôi, và vì tôi!

    Bài viết:
    2
    Trước hết cần làm rõ khái niệm "Giờ cao su".

    Cao su là một chất liệu dẻo co giãn và rất bền. Và như vậy "giờ cao su" ám chỉ sự thường xuyên giờ giấc không rõ ràng. Một người mà bị gắn mác "giờ cao su" sẽ là một người không có khái niệm thời gian.

    Tôi cũng có một vài người bạn giờ giấc như vậy. Cuộc hẹn nào cũng phải hô gọi khản cả cổ, điện thoại thì cháy máy nhưng câu trả lời là những cột mốc thời gian cứ trôi qua dần mà người anh em vẫn chả thấy đâu. Vừa thấy mặt cái là chúng tôi đã bị trách "chúng mày giục gì mà giục". Tuy nhiên, người bạn đó của tôi chạy theo người êu thì chuẩn lắm, thậm chí sẵn sàng đến trước chờ sẵn mà chẳng thấy phàn nàn gì. Vâng tôi được lôi đi theo mà cảm thấy lạ (đây có phải bạn tôi không vậy).

    Thêm một câu chuyện nữa về một người bạn khác của tôi, cậu ấy cũng giống cậu trên thôi nhưng những người phàn nàn cậu ấy thì không chỉ có bạn bè mà còn cả bố mẹ, ông bà, nói chung bất kỳ ai tiếp xúc với anh bạn này cũng phải phàn nàn về cú "giờ cao su" này. Và một ngày đẹp trời, mọi người như bắt được vàng khi nhận giấy triệu tập đi quân sự của chính quyền cho anh bạn này của tôi. Sau 2 năm vắng bóng, cuối cùng chúng tôi cũng có bữa nhậu và tôi cũng phải thốt lên (đây có phải bạn tôi không vậy).

    Trên là câu chuyện về 2 người bạn "giờ cao su" của tôi, họ không có khái niệm thời gian nhưng khi ngó đến cái đồng hồ hoặc được rèn luyện thì họ vẫn giờ giấc đàng hoàng. Qua đó, chúng ta cũng có thể thấy loại bỏ cú "giờ cao su" này cũng là một vấn đề nan giải đấy.

    Những kỹ năng tôi đề cập dưới đây hi vọng có thể giúp ai đó đang dính đòn "giờ cao su" này:

    - Đầu tiên là tính kỷ luật, chúng ta phải cam kết chúng ta sẽ thực hiện đúng những chúng ta muốn, bền bỉ và phải quyết tâm.

    - Thứ hai là lập thời gian biểu hàng ngày (tối hôm trước lập cho ngày hôm sau), ngủ dậy lúc mấy giờ cho đến lúc đi ngủ vào mấy giờ (giờ giấc cụ thể), nếu bạn sợ quên thì trên điện thoại có hẹn chuông đó hãy cài đặt giờ giấc đổ chuông cho ngày hôm sau. Nhớ cài đặt thêm thời gian chuẩn bị nhé (như mặc quần áo, đi đường)

    Có lẽ chỉ cần 2 kỹ năng này là đủ, điều kiện cuối cùng là ở chúng ta thôi.

    Hãy nhỡ bền bỉ và phải quyết tâm!
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  9. minhphats Tiêu Dao, Tự Tại

    Bài viết:
    14
    "Giờ Cao Su" thật ra qua ngữ giọng của nhiều người được tân lên biến thành một loại giống như hội chứng mà đa số mắc phải. Và rồi dần dần người ta cho rằng cái này không phải chuyện gì lạ. Và cũng dần dần chấp nhận nó. Nhưng đơn giản, người ta "Giờ Cao Su" với bạn chỉ vì bạn không đủ quan trọng để người ấy phải đúng giờ.

    Đừng cố gắng biện minh rằng mình thế này mình thế nọ. Bản thân chúng ta phải nhìn thẳng vào một vấn đề rằng, bạn sẽ không bao giờ trễ nãi trong những chuyện quan trọng của bạn.

    VD

    Nếu ngày mai bạn đi thi đại học. Vậy thử hỏi bạn có dám giờ cao su không?

    Nếu ngày mai có cuộc họp quan trọng ảnh hướng tới con đường sự nghiệp tương lai của bạn, bạn có giờ cao su không?

    Nếu như bạn nghe nói người thân mình bị bệnh nặng hay tai nạn, bạn có dám giờ cao su không?

    Nếu ngày mai là ngày cưới của bạn cùng với người bạn yêu nhất, bạn có dám giờ cao su không?

    Bản chất "giờ cao su" chỉ là cụm từ để biện minh cho việc bạn không cảm thấy quan trọng cho sự kiện bất kì nào đó, người bất kì nào đó. Thế nên việc khắc phục giờ cao su là chuyên không khó nhưng đòi hỏi bạn hiểu được bản chất của vấn đề.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  10. hocbainhamoinguowi

    Bài viết:
    11
    Mình se chỉ viết vài dòng đẻ bạn dễ hiều nha người việt nam thương mắc beenhj giò cao su là do yếu tố khách quan và chủ quan chủ quan là do người việt cnf thiếu kỷ luật và ỷ lại còn về mặt khách quan là do dân việt quen sống theo thói cũ lao động nông nghiệp không bít giờ giấc hôm nay nghỉ ngày mai đi cũng không ai trách vậy nên người việt mới mắc bệnh giờ cao su nhưng diều đó thật chảng tốt vì vậy hãy bỏ ngay thói quen giờ cao xu bạn cũng vậy mình cũng vậy nếu có nhé
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...