Xung quanh bạn bè tôi đều đã có gia đình, họ thường lấy chồng năm 19, 20 tuổi. Lấy người chồng hơn mình cũng khoảng 4-5 tuổi mà sao mới trong vòng 5 năm đầu của hôn nhân họ không thể vượt qua và ly dị. Bên cạnh đó có nhưng cặo đôi trưởng thành hết rồi họ vẫn không thể vượt qua 5 năm đầu hôn nhân. Liệu lấy vợ lấy chồng có cần thiết không khi mà cứ chung rồi lại chia?
Thứ nhất, với những người đã kết hôn ở độ tuổi 19-20 thì hầu hết đều là những người có trình độ văn hóa trung học phổ thông hoặc cơ sở. Chưa có quá nhiều sự hiểu biết về các mối quan hệ, nhận thức chỉ nằm ở mức căn bản hoặc vượt căn bản, chưa thực sự sâu sắc. Vẫn trong độ tuổi trẻ trung, mộng mơ, khao khát tìm kiếm sự mới mẻ. Độ tuổi này thực chất không phải độ tuổi lý tưởng để xây dựng gia đình, vì hầu hết họ, dù là phụ nữ sẽ trưởng thành hơn đàn ông cùng tuổi nhưng vẫn khá non nớt, thiếu sự chia sẻ, thấu hiểu về "đối phương". Thứ 2, với những người đàn ông ở độ tuổi 24-25, hầu hết họ kết hôn với phụ nữ ở độ tuổi dưới 20 không dưới 70% là do ăn cơm trước kẻng, bác sĩ nói sao làm vậy chứ chưa hẳn là muốn vậy, do bồng bột của tuổi trẻ. Vài năm sau, khi họ trở thành người đàn ông thực thụ, sẽ có nhiều cám dỗ với họ lớn hơn là hạnh phúc gia đình, như sự nghiệp, đồng nghiệp, đối tác, đối thủ và vô vàn cái khác nữa. Thứ 3, mâu thuẫn của gia đình đến từ nhiều nguyên do, có thể kể đến như kinh tế, con cái, nội ngoại, cám dỗ, và cả tình nhạt do đã hiểu mà như không hiểu nhau. Mà kinh tế là thứ chi phối nhiều nhất. Còn nhiều cái muốn nói mà gõ mỏi tay quá, toàn nói năng linh tinh, mới hết có 1/10 cái muốn nói thôi, nhưng thấy xàm quá nên dừng.
Người trẻ lấy nhau thường do tâm lý mộng mơ. Nói vui tí thì như trên phim tình cảm vậy, giấc mơ tình yêu và kết quả cuộc hôn nhân màu hồng. Khi lấy về bắt đầu đối mặt thực tế, họ vỡ mộng vì không chính chắn đối mặt vấn đề. - Tuổi trẻ chưa quen nhẫn nhịn dẫn đến to tiếng cãi vã. - Cái tôi quá lớn không chứa nổi sự bao dung, thông cảm. - Kinh tế chưa vững vàng.. Và còn nhiều lý do khác nữa chung quy thì không hiểu nhau mà dẫn đến đôi ngã chia ly.
Việc mâu thuẩn giữa các vợ chồng mới cưới là điều không thể tránh khỏi. Trước đây, khi độc thân, mọi thứ đều rất đơn giản và không phải lo nghĩ gì nhiều, muốn làm gì thì làm, đi đâu cũng không bị ai hỏi han ngăn cấm. Nhưng một khi đã kết hôn rồi, cả hai bên đều phải thích nghi với rất nhiều thay đổi trong cuộc sống. Họ phải đối mặt với những khó khăn về tài chính, quan niệm sống và cả đối nội đối ngoại với gia đình hai bên. Hơn nữa, việc kết hôn tầm 19- 20 tuổi là quá sớm. Khi đó cả hai bên vẫn chưa trưởng thành hẳn, vừa mới thoát khỏi vòng tay bố mẹ thì làm sao có thể tự lo cho nhau được. Chưa hết, nếu có thêm em bé, họ phải đối mặt với vấn đề tài chính và vấn đề dạy dỗ con cái. Nhưng sau này, nếu tài chính khấm khá hơn, họ đã hiểu và tìm được những điểm chung và có thể thông cảm cho nhau thì việc hòa thuận, sống chung một nhà là không khó. Vì vậy, chúng ta cần: Phải suy nghĩ thật kĩ trước khi tiến tới hôn nhân; cả hai bên trai gái đều phải có công việc ổn định; cả hai đều đã phải trưởng thành, có trách nhiệm và biết tự lo cho cuộc sống bản thân!
Thực xin lỗi, cho mình nói thật, mình thấy quá nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay, tuy rằng đã kết hôn, thậm chí là có con rồi, vậy mà vẫn suy nghĩ cợt nhả như một đứa trẻ con, khiến cho hôn nhân dễ dàng tan vỡ chỉ bởi vì vài thứ vô cùng vụn vặt. Kết hôn sớm, chính là một quyết định mạo hiểm, có những người coi hôn nhân như một trò chơi mà tùy tiện kết hôn, khi kết hôn rồi vẫn một mực mang theo cái suy nghĩ trẻ con vào hôn nhân rằng là: +) Gặp chuyện gì cũng đùn đẩy trách nhiệm mà chẳng bao giờ tự kiểm điểm bản thân. +) Không chịu đặt mình vào vị trí đối phương, luôn luôn cho rằng mình làm việc này là khổ hơn người kia, không hề biết rằng người kia còn vất vả hơn gấp bội. Giống như người vợ vẫn luôn ở nhà nấu cơm chăm con nghĩ rằng người chồng chỉ việc đi làm rồi về, chẳng phải chịu bất cứ việc gì ở nhà mà không biết rằng người chồng ấy ở ngoài làm việc bon chèn đã phải chịu bao nhiêu áp lực từ cấp trên, từ đồng nghiệp. Hay người chồng đi về nhà cứ nghĩ rằng vợ mình chỉ ngồi nhà chăm con là sung sướng lắm, đâu biết rằng cô ấy từ một cô gái xinh đẹp đã hóa một bà bầu bỉm sữa đầu bết vì không có thời gian làm đẹp, hai mắt thâm đen vì thức đêm trông con. Thực ra hai người sống cuộc sống hôn nhân đều có nỗi khổ riêng của mình, nếu đặt được vị trí của mình vào người kia, sẽ thấu hiểu nỗi khổ của họ, sẽ cảm thấy những việc mình đang làm bây giờ thật thoải mái. Từ đó, một gia đình hạnh phúc được ra đời, không phải sao? +) Khi gặp vấn đề về tình cảm, không chịu nói chuyện với nhau giải quyết mà một mực im lặng ghi sâu trong lòng, đến khi tức nước vỡ bờ, vậy là li hôn. Giống như người vợ nhìn thấy người chồng đi cùng với một cô gái khác vào nhà hàng, không chịu hỏi han rõ ràng lập tức nghĩ anh ta ngoại tình rồi li hôn. Đâu biết rằng đó là đối tác làm việc quan trọng của anh ấy, anh ấy làm vậy chỉ vì muốn có được mối làm ăn tốt hơn, cho vợ con được hạnh phúc hơn. +) Con người chính là loài động vật vô cùng tham lam, khi có được thứ này rồi lại mong có thứ tốt hơn thế, và trong hôn nhân cũng vậy. Có lẽ trong hôn nhân người ta gọi đó là "Đứng núi này trong núi nọ." Người chồng cưới được cô vợ xinh đẹp rồi, lại muốn cô ấy có tài năng nấu nướng và khả năng chăm con nữa. Mà khi cô ấy chăm con tốt rồi, cô ấy đã chẳng còn xong đẹp để cho anh ngắm à nữa! Có người nói hôn nhân không phải "1+1=3" mà là "0, 5+ 0, 5=1". Hai người cùng vì đắp cho nhau để được một gia đình hoàn hảo. Được thứ này, sẽ mất thứ kia, con người sớm muộn gì cũng phải học cách chấp nhận từ bỏ. Trên đây chính là một vài lí do cơ bản cho việc li hôn của các cặp vợ chồng trẻ và cả ví dụ cụ thể. Mình còn nhỏ tuổi, có lẽ vẫn chưa phán xét được gì, đây là ý kiến cá nhân của mình qua tìm hiểu và quan sát những cuộc hôn nhân xung quanh mình, nếu như mọi người có ý kiến gì. Mong mọi người cứ góp ý ngay thẳng, mình muốn nhìn ra cái sai của bản thân để tương lai có thể có được một gia đình hạnh phúc mà mình thực sự mong muốn. Cảm ơn.
Cái này thì mình cảm thấy có lẽ là do thời đại. Trước kia phong kiến thời điểm, giá trị của một người phụ nữ là rất kém, những người đó vì rất nhiều điểm cần phải cân nhắc. Nhiều khi, nho nhỏ yêu thương họ cũng có thể thỏa mãn, bởi vì lúc đó, phụ nữ không giống như thời đại này có giá trị. Cho nên quan hệ người xưa là duy trì rất lâu. Còn về thời đại này, phụ nữ không giống như thời xưa, họ đòi hỏi quá nhiều, cho nên cưới về lúc, sẽ xuất hiện không thỏa mãn. Đương nhiên, đàn ông cũng không kém cạnh gì, thời đại này đàn ông không giống như thời xưa có lòng tự trọng. Bọn họ nhiều hơn là chú trọng vấn đề chơi bời. Trước kia, đàn ông trong quan niệm là "Mình là đàn ông, cho nên mình phải cố gắng kiếm tiền nuôi vợ con" Loại này quan niệm có vẻ như được rất nhiều chị em yêu thích, cho nên mình không cần phải nói nhiều..
Kết hôn và có cuộc sống con cái là một việc ai cũng phải có trong tương lai nếu muốn có một gia đình hạnh phúc! Ở độ tuổi 19, 20 ý, mình khuyên các bạn không nên kết hôn vội, chúng ta nên lập nghiệp và khi có thể lo cho bản thân mình một chút hãy bắt đầu nghĩ tới tình yêu nha! Tại sao, đơn giản thôi, tại vì khii chúng ta kêt shoon sớm, các suy nghĩ chín chắn của chúng ta chưa đủ và khả năng làm bố mẹ có phải là quá sớm không? Có rất nhiều cặp hôn nhân đổ vỡ vì tình cảm dần lạnh nhạt và lu mờ, khiến cho họ muốn tìm đến cái gì đó mới mẻ hơn ví dụ như bồ bịch rượu chè các thứ? Tốt nhất nên kết hôn tầm 26 đến 28 là ổn định nhất đó các bạn à Mình chia sẻ một số tips khiến các bạn hâm nóng tình cảm nhé! Khi bắt đầu cảm thấy đối phương dần lạnh nhạt với mình thì hãy rủ anh (cô) ta đi chơi, xem phim ít nhất 2 lần/tuần.. đi đâu cũng được nha các bạn, quan trọng là cả hai đều vui
Lấy chồng hay lấy vợ thì sau hôn nhân cuộc sống tình cảm của chúng ta sẽ không còn được như trước nữa. Nếu trước hôn nhân ta thấy tình yêu thật đẹp, thật thi vị giống như một bầu trời hồng đầy ngọt ngào, thì sau hôn nhân nó lại khác, không còn được đẹp như lúc ban đầu nữa. Bởi vì sao ạ? Vì khi yêu ta chỉ nhìn thấy những điểm tốt đẹp của nhau và chưa hiểu hết những tính cách về nhau. Hoặc có chăng nếu cả hai đều đã tìm hiểu rõ về nhau trước hôn nhân rồi thì sau hôn nhân cũng chính vì đã biết quá rõ và việc ở với nhau thường xuyên khiến cho người ta có tâm lý chán nản và tình cảm vì thế mà đi xuống. Cho dù là đã lấy nhau sau 1 năm, 5 năm hay thậm trí là 10 năm hay 20 năm đi chăng nữa thì nếu cả hai đều ích kỷ, cố chấp không chịu bỏ qua những tính xấu của nhau thì hạnh phúc cũng tan rã mà thôi. Hoặc một người hiểu, một người lại không muốn hiểu, một người muốn vun đắp hạnh phúc gia đình còn một người lại lạnh nhạt thờ ơ thì không sớm thì muộn tình yêu cũng bị vụt tắt. Hay cuộc sống áp lực bởi cơm áo gạo tiền, áp lực bởi việc nuôi con, rồi những mối quan hệ trong gia đình, mẹ chồng nàng râu.. Có rất nhiều lý do khiến cho các cặp đôi sau hôn nhân rơi vào hoàn cảnh ly tán. Không phải ai cũng biết giữ được ngọn lửa tình yêu sau hôn nhân. Cũng không phải ai cũng biết chân quý những giây phút được bên nhau mà luôn biết cách nắm giữ và duy trì mối quan hệ tốt đẹp của mình. Suy cho cùng thì để đến với nhau và ở với nhau được đến cuối đời thì thật không đơn giản. Nhưng chỉ cần cả hai đều thấu hiểu và mỗi người đều chịu hạ cái tôi đi một chút, cố gắng chịu đựng, cố gắng thay đổi vì nhau thì mới có thể cùng nhau đi hết con đường được.