Tại sao nhiệt miệng? Nhiệt miệng có mủ

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi nntc6761, 23 Tháng bảy 2021.

  1. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông, xảy ra ở các mô mềm bên trong má hoặc môi, dưới lưỡi hoặc trên lợi.

    Tại sao nhiệt miệng?

    Theo dân gian, nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng, nhiệt miệng là do cơ thể rất nóng hoặc ăn quá nhiều đồ nóng. Tuy nhiên, theo y học hiện đại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, có nhiều yếu tố được coi là có liên quan đến sự phát triển của vết loét, bao gồm: Do hệ thống miễn dịch kém; do dị ứng với thực phẩm như cà phê, sô cô la, pho mát, các loại hạt và trái cây họ cam quýt; do bị căng thẳng; do virus và vi khuẩn; do thay đổi nội tiết tố (chẳng hạn như trong thời kỳ kinh nguyệt) ; do tổn thương miệng (ví dụ khi ăn và nhai, vô tình cắn phải đầu lưỡi, cạnh lưỡi, phần lợi gần má) ; do suy dinh dưỡng.

    [​IMG]

    Biểu hiện của bệnh là: Ở niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng có kích thước từ 1 - 2 mi li mét, các đốm trắng to dần, hơi sần sùi, sau vài ngày hình thành các vết loét đồng loạt. Các vết loét to dần, có khi lên đến 10 mi li mét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp.

    Thông thường biểu hiện của viêm là sưng tấy đỏ, nóng, đau, lở loét rất khó chịu, nhất là khi nhai, ăn uống, có thể là những ổ áp xe bề ngoài như áp-xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp-xe tiền đình trên. Niêm mạc miệng, khi bị viêm cấp tính thường tấy đỏ, sưng đau, thậm chí sốt cao, hạch góc hàm dưới sưng tấy, ăn uống khó khăn. Khi nốt nhiệt chuyển sang màu trắng thì cơn đau giảm hẳn. Khi đó tình trạng nhiệt miệng bắt đầu giảm dần.

    Trị nhiệt miệng bằng cách nào?

    Thường viêm loét nhẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng, uống thuốc kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin B, vitamin C liều lớn, vitamin A cũng tốt, vì giúp tái tạo niêm mạc.

    Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các cách trị nhiệt miệng đơn giản sau:

    - Cách 1: Súc miệng bằng nước muối pha loãng (hoặc ngậm trong miệng một lúc) rất tốt. Nước muối có tính sát khuẩn cao, có thể tiêu diệt vi khuẩn ở vết loét và làm vết thương nhanh lành.

    - Cách 2: Có thể thực hiện 3 đến 4 lần mỗi ngày việc súc miệng bằng nước ép ra từ cùi dừa. Nước cốt dừa có chứa dầu dừa có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch miệng, giảm đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt miệng.

    - Cách 3: Súc miệng bằng nước hạt rau mùi 3 đến 4 lần mỗi ngày cũng rất tốt: Ngâm một thìa hạt rau mùi với 1 cốc nước sôi, bỏ hạt, súc miệng bằng nước. Nước ép hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng và viêm loét miệng rất hiệu quả.

    - Cách 4: Sử dụng nước củ cải trắng: Nghiền nhỏ 300 gam củ cải trắng, thêm chút nước lọc để làm nước cốt, súc miệng ngày 3 lần.

    - Cách 5: Ngậm nước cà chua và nuốt, hoặc bạn có thể nhai cà chua sống. Sử dụng ngày 3-4 lần sẽ rất hiệu quả.

    - Cách 6: Nước khế chua: Dùng 2 đến 3 quả khế chua, tán nhuyễn, cho vào nồi đun với nước sôi, để nguội, ngậm trong miệng và uống từ từ. Bất cứ khi nào bạn có thời gian, hãy thực hiện nhiều lần trong ngày - vào những khi không cần phải ăn uống hoặc nói nhiều, nói chung là khi miệng rảnh.

    - Cách 7: Trà xanh, quả sung, vỏ xoài, húng chanh có chứa các chất chát, ngậm chúng sẽ giúp kháng khuẩn, làm mát miệng, khử mùi hôi hiệu quả.

    - Cách 8: Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ để bôi lên vết loét miệng: Mật ong kháng khuẩn và nghệ chống viêm sẽ giúp vết loét nhanh lành mà không để lại sẹo và kích thích mô phát triển.

    - Cách 9: Giã nhuyễn lá cỏ mực, vắt lấy nước, trộn với mật ong, dùng tăm bông để thoa thuốc lên vùng bị nhiệt, áp dụng 2 đến 3 lần một ngày cũng rất hữu hiệu.

    - Cách 10: Lá rau ngót rửa sạch, lưu ý chỉ lấy phần lá, giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn với một ít mật ong. Dùng tăm bông chấm thuốc vào chỗ sưng đau. Ngày bôi 2 đến 3 lần.

    Ngoài ra, theo dân gian, lở miệng là do cơ thể bị nóng trong nên cũng có thể thực hiện một số biện pháp giải nhiệt như: Uống nước đậu đen (rang đậu đen rồi cho vào nước đun sôi, uống thay nước hàng ngày), hoặc đun rau má để uống thay cho nước lọc và uống khoảng 1 lít rưỡi đến 2 lít mỗi ngày..

    Tuy nhiên, đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp-xe miệng sâu, viêm lan tỏa, thường gặp ở vùng dưới lưỡi và cạnh họng, kèm theo suy nhược toàn thân, nhiễm trùng nặng, nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết, cần làm kháng sinh đồ tại bệnh viện.

    *Đọc thêm: Vitamin D Là Gì? Thiếu Vitamin D Gây Bệnh Gì?
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng mười một 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Nhiệt miệng có mủ

    Thực tế, trước khi trở thành vết loét, nhiệt miệng sẽ làm xuất hiện các nốt mụn mủ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Do đó, hiện tượng nhiệt miệng có mủ là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như nhiều người vẫn lầm tưởng.

    Tình trạng có mủ cho thấy nhiệt miệng đang ở giai đoạn đầu, trước khi mụn mủ vỡ ra tạo thành vết loét.

    Nhiệt miệng có mủ cũng hoàn toàn có thể tự lành sau khoảng 1 đến 2 tuần, hoặc lành nhanh nếu ăn uống lành mạnh, sử dụng các loại nước thanh nhiệt, giảm viêm từ tự nhiên như nước muối, rau diếp cá, mật ong..

    Trong trường hợp vết loét sưng nhiều và có dấu hiệu viêm nhiễm, nên tìm gặp bác sĩ.
     
  4. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Tại sao bị nhiệt miệng liên tục

    - Do tổn thương niêm mạc miệng thường xuyên:

    Lớp da bên trong miệng rất mỏng và nhạy cảm. Vì vậy, nếu không cẩn thận, khu vực này sẽ rất dễ bị tổn thương bằng các hành động vô ý thường nhật: Đánh răng quá mạnh, quá nhanh, sử dụng bàn chải cứng, dùng chỉ nha khoa không khéo, gắn răng giả không vừa vặn, đeo niềng răng, vô tình cắn vào lưỡi, má trong hay các mô bên trong miệng khi đang nhai thức ăn và khi đang nói chuyện.. có thể dẫn đến nhiệt miệng thường xuyên.

    - Do thường xuyên dùng các sản phẩm vệ sinh răng miệng chứa sodium lauryl sulfate và cơ thể bạn nhạy cảm với thành phần này.

    - Do thường xuyên ăn thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều axit.

    - Do vi khuẩn HP:

    Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng trong dạ dày. Đây cũng là vi khuẩn gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, bao gồm những vết loét ở niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non. Đôi khi, vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong khoang miệng, gây ra nhiệt miệng liên tục.

    - Do căng thẳng thường xuyên.

    - Do cơ thể thiếu hụt Vitamin B12, Kẽm, Sắt, Folate (axit folic).

    - Do rối loạn hệ thống miễn dịch.

    - Do thường xuyên dùng các loại thuốc: Aspirin, Thuốc chống viêm không steroid, Thuốc chẹn beta, Nicotin đường uống, Thuốc hóa trị, Thuốc ức chế miễn dịch, Penicillamine, Thuốc sulfa, Phenytoin, Thuốc giãn phế quản kháng cholinergic, Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, Thuốc giãn mạch, Thuốc ức chế protease, Thuốc kháng sinh, Thuốc kháng retrovirus, Thuốc điều trị cao huyết áp.
     
    Ưu Đàm Thanh Ti, LieuDuongchiqudoll thích bài này.
  5. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày

    Với nhiệt miệng mức độ nhẹ, có thể trị hết trong 1 ngày bằng cách súc miệng nước muối, dầu dừa, bôi mật ong nguyên chất lên nốt nhiệt.. Thực hiện nhiều lần trong ngày có thể trị khỏi nhiệt miệng nhanh.

    Bị nhiệt miệng nặng thì thời gian trị khỏi sẽ lâu hơn.

    Có thể sử dụng nước súc miệng Eludril 0.12% - loại nước súc miệng được nha sĩ khuyên dùng trong kiểm soát viêm nhiễm vùng miệng, thúc đẩy lành thương và kiểm soát tái phát của nhiệt miệng. Lưu ý pha loãng nước súc miệng với nước ấm theo hướng dẫn sử dụng, dùng 2-3 lần mỗi ngày, sau khi đánh răng 30 phút, và ngưng sử dụng khi hết nhiệt miệng hoặc đã kiểm soát được tình trạng viêm nướu. Không sử dụng Eludril như nước súc miệng dùng hằng ngày vì các tác dụng phụ của nó nếu dùng kéo dài.
     
    LieuDuong thích bài này.
  6. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Nhiệt miệng và ung thư miệng

    Một trong những triệu chứng phổ biến của ung thư khoang miệng khá tương đồng với nhiệt miệng nên thường bị nhầm lẫn.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vết loét miệng, nhiệt miệng thường tự lành trong vòng hai tuần. Nếu bạn cảm thấy vết loét nóng rát, đau và các triệu chứng không cải thiện trong hơn hai tuần, nên cảnh giác với khả năng bị ung thư miệng.

    Bên cạnh đó, theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, những dấu hiệu dưới đây cũng có thể là tín hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng cần đặc biệt chú ý:

    - Chấm trắng xuất hiện trên nền niêm mạc bình thường với bề mặt gồ ghề và bờ viền không đều.

    - Tổn thương dạng cục cứng dưới niêm mạc với bờ viền không rõ, không đau và phát triển to ra từ từ. Niêm mạc trên bề mặt bình thường.

    - Một vùng niêm mạc khoang miệng trở nên đỏ và gây đau rát, khó lành.

    - Xuất hiện đau vùng khoang miệng không rõ nguyên nhân, đau ngày càng trầm trọng hơn.
     
    Ưu Đàm Thanh TiDương2301 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...