Tại sao người ta chấp nhận bị bạo hành và hội chứng tâm lý Stockholm là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi TiuThip87, 1 Tháng mười 2021.

  1. TiuThip87 YOU ARE UNIQUE AND YOU ARE NOT ALONE <3

    Bài viết:
    8
    Trong thực tế có nhiều người mặc dù bị bạo hành dã man nhưng họ vẫn chấp nhận ở lại với mối quan hệ đó, chấp nhận việc bị bạo hành và sống chung với nó, tại sao lại như vậy?

    Họ quá yêu người đó, những hành vi bạo hành, gây tổn thương từ người đó họ sẵn sàng chấp nhận bỏ qua, dần dần họ bị quen với việc bạo hành và không thấy đau đớn vì nó nữa.

    Đôi khi sự sợ hãi đã chuyển thành sự đồng cảm, thấu hiểu với người đó.

    Nhiều trường hợp sau khi bị bạo hành, chỉ cần một cái ôm, cái hôn của người bạo hành đã làm cho nạn nhân nhẹ lòng và yêu họ hơn bao giờ hết. Mặc cho những người xung quanh can ngăn, khuyên nhủ đến thế nào đi chăng nữa.

    Điều này cũng đã được chứng thực trong quá khứ ở một ngân hàng Thụy Điển nhiều năm về trước. Kẻ cướp bắt cóc và giam giữ bốn nhân viên ngân hàng từ ngày 23 đến 28 tháng 8 năm 1973, sau khi được giải cứu, những người bị giam giữ đó luôn hết mình bảo vệ những tên cướp đã giam giữ họ và thậm chí quay lưng về phía cảnh sát. Đây đ ược giải thích rằng khi đối diện với những tình huống khiến chúng ta sợ hãi, chỉ cần người hành hạ chúng ta thể hiện 1 hành động "ổn" (trong vụ cướp thì "hành động ổn" đó chính là không giết họ), khiến họ có sự thương cảm dành cho kẻ cướp ngân hàng. Hội chứng Stockholm cũng được định nghĩa từ vụ việc này

    Hội chứng Stockholm hay còn gọi là quan hệ bắt cóc, là thuật ngữ mô tả những trạng thái tâm lý mà con tin lâu ngày chuyển từ cảm giác sợ hãi sang quý mến, đồng cảm với kẻ bắt cóc, thậm chí bảo vệ và phát triển phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc.

    Tuy nhiên, những cảm xúc nói trên của "nạn nhân" hoàn toàn vô lý. Thực tếhọ đang bị nhầm lẫn giữa lòng tốt và hành vi hành hạ của kẻ bắt cóc bỏ qua những nguy hiểm mà họ đã trải qua do tên bắt cóc ấy gây ra. Hệ thống quản lý dữ liệu bắt cóc của FBI ước tính ít nhất tám phần trăm nạn nhân có biểu hiện của hội chứng Stockholm.

    Hội chứng Stockholm còn xuất hiện ở bất cứ ai nằm trong mối quan hệ "vô cùng thân thiết và gần gũi trong đó một người xúc phạm, đánh đập, đe dọa, hành hạ (tâm lý hoặc/và thể xác) người còn lại".

    Có nhiều giả thiết giải thích sự tồn tại của Hội chứng Stockholm. Tiêu biểu là lý thuyết phân tâm học Anna Freud. Sự đồng cảm của nạn nhân với kẻ hành hạ là cách mà nạn nhân phản ứng với nỗi đau mà họ đã trải qua. Họ cảm thấy thoải mái, bớt đau đớn hơn khi đồng hóa bản thân với kẻ hành hạ, bản ngã của nạn nhân được bảo vệ. Khi đó, nạn nhân có cùng những suy nghĩ, thái độ và giá trị với kẻ hành hạ. Họ đã "tạm quên mất" rằng mình là người đang bị đe dọa.

    Trong trường hợp này, chúng ta cần "spupport", ủng hộ họ, ở bên cạnh họ, cho nạn nhân biết bên cạnh họ còn có những tình cảm khác. Đừng cố gắng khuyên răng hay gay gắt phản đối họ, nếu không họ sẽ không bao giờ gặp và kể chuyện này cho bất kì ai nữa.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...