Chào mừng các bạn đã đến với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba? Để tiếp nối chuỗi câu hỏi thú vị của chương trình, tuần này mình sẽ gửi đến các bạn một câu hỏi thú vị. Đây là một câu hỏi mà mình thấy rất nhiều bạn nhỏ hay thắc mắc, hy vọng các bạn có thể cho mình góc nhìn thú vị về vấn đề này. Tại sao người lớn luôn cho mình là đúng? Bạn có bao giờ nghĩ, thật sự thì người lớn luôn đúng hay chưa? Có phải việc họ đã trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống khiến những lời họ nói trở nên có giá trị với bạn hay không? Hãy bình luận câu trả lời của bạn ở dưới và đừng quên đánh giá 5 sao cho gameshow cũng như câu hỏi nhé!
Bởi vì người lớn trưởng thành rồi, trải đủ mọi sự đời rồi nên biết tất cả mọi điều trên cuộc đời, nên có thể họ sẽ cho mình là đúng
Tại vì họ nghĩ họ càng lớn là mặc định sẽ khôn ngoan, tài giỏi hơn những người trẻ hơn. Cũng một phần vì tâm lý lo sợ, ghen tỵ nữa, khi thấy một đứa nào đó nhỏ tuổi hơn mình, nhất là nhỏ hơn rất nhiều lại có những cái hơn mình thì người ta sẽ tìm cách để triệt hạ nó và cái câu nói "mình luôn là đúng" là một cách để làm im miệng những đứa nhỏ kia để không cho chúng có thể thể hiện những cái tốt hơn người ta
Người lớn - hay còn gọi là người trưởng thành thường thì họ đã trải qua rất nhiều biến cố trong cuộc sống. Và lý do họ luôn cho họ đúng 1 vấn đề gì đó có nghĩa là họ đã trải qua vấn đề đó rồi mới chắc chắn như vậy Trải nghiệm của họ có 2 loại, loại đúng và sai Nếu lần trải nghiệm của họ đúng thì khi có người khác gặp vấn đề tương tự vậy thì họ sẽ bảo làm theo cách của họ lúc trước từng làm, chắc chắn là đúng. Nếu lần trải nghiệm của họ là sai thì khi gặp người có vấn đề tương tự vậy thì họ sẽ bảo người ta làm theo hướng khác đúng hơn cách mình đã làm sai lúc trước. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp người lớn sai nhưng vẫn cho họ đúng. Có thể là do họ ghen tỵ, ngoan cố hoặc họ sợ cảm giác quê khi những người trẻ hơn làm đúng. Đây là ý kiến cá nhân của mình vì mình cũng đã từng trải qua nhiều trường hợp và đúc kết ra đc
Thường thì đối với một người từ bé cha mẹ, ông bà luôn áp đặt cho nó một điều là người lớn nói là phải nghe, phải vâng lời nên luôn nghĩ rằng người lớn luôn đúng và sau này lớn lên thì người đó cũng cho rằng mình là người lớn và mình luôn luôn đúng rồi lại áp đặt lên con cái của mình điều đó và cứ như thế qua các thế hệ.
Bởi vì họ cũng là con người thôi, mà con người thì luôn có trong mình một sự bảo thủ nhất định. Và điều khác biệt ở từng người là sự bảo thủ ấy nhiều hay ít mà thôi. Người có suy nghĩ bảo thủ cao thì luôn cho bản thân là đúng và không bao giờ chịu lắng nghe để biết được mình sai ở đâu. Còn người có suy nghĩ bảo thủ thấp thì biết tiếp thu, ban đầu có thể họ cho mình đã làm đúng nhưng họ biết lắng nghe ý kiến của người xung quanh, biết nghĩ rộng hơn và họ có thể thừa nhận mình sai, sẵn sàng sửa lỗi của mình. Người có tuổi thì đa phần bảo thủ nhiều hơn người trẻ, vì họ vẫn còn giữ những suy nghĩ, quan điểm của thế hệ trước. Ngược lại, người trẻ làm quen dễ dàng hơn với thế giới hiện đại, với những tư tưởng cởi mở, những quan điểm giáo dục tiến bộ như là biết nhận lỗi, biết lắng nghe, khác với những người ở thế hệ trước không được tiếp thu những quan điểm này. Và mình nghĩ đó cũng là một phần khiến cho đa số người lớn thường không tiếp thu và cho mình là đúng.
Câu hỏi này hay quá.. Mình cũng muốn góp chút ý kiến nhé! Người lớn tự cho mình là đúng vì những thứ họ đã trải qua, đã hiểu được phần nào cuộc sống. Giống như chúng ta, từng là những người trẻ tuổi, từ những ngây thơ non nớt ban đầu cũng đàn dần lớn, dần trải đời. Càng lớn bao nhiêu những thứ trước đây chúng ta từng cho chẳng có gì, đột nhiên vào một lúc nào đó trên đời ta gặp phải. Và rồi ta cũng nghiệm ra được "ừ! Có vẻ nó cũng đúng". Nhưng mỗi người là một cuộc đời, là một trải nghiệm khác nhau, và kể cả những thứ ta gặp phải không giống như họ gặp phải. Nên ta lại lớn theo cách của ta, họ lại già đi như cách của họ. Nhưng suy cho cùng, những thứ ta trải qua, và những thứ họ trải qua đều là phản ánh sự tồn tại trong chính cuộc sống này. Họ vẫn là người đi trước, ta vẫn là người đi sau, có thể những thứ họ gặp phải ta chưa gặp qua. Một tương lai nào đó ta lại sẽ trải qua nó thôi. Khác nhau ở chỗ mỗi người ứng xử với vấn đề xảy ra đó như thế nào? Những người trải đời lúc đó họ có cách ứng xử không hay, nên họ dạy lại ta đừng vấp theo vết xe đổ đó, hoặc họ đã làm đúng sẽ khuyến khích ta nhất định phải theo giống như vậy. Ý nghĩa cuộc đời này sau cùng chẳng phải là đúc kết kinh nghiệm sao. Vậy chúng ta trong mắt họ vẫn là kinh nghiệm chưa đủ nhiều, nên chắc chắn đối với những người lớn hơn, kinh nghiệm cảu họ hẳn là sẽ đúng. Nên họ thường tự cho mình là đúng. Nếu bạn có em nhỏ, bạn sẽ hiểu được những câu hỏi ngây ngô của nó, hành động ngây ngô của nó, những suy nghĩ kì quặc của nó. Chẳng phải nếu nó xin lời khuyên, chúng ta vẫn cho nó lời khuyên từ những kinh nghiệm của chúng ta hay sao? Vậy lời khuyên đó của chúng ta là sai hay đúng? Dic nhiên chúng ta qua rồi, nó phải là đúng. Còn bản thân em nhỏ, nó chưa qua, trong mắt nó chúng ta lại là những người lớn tự cho mình là đúng.
Bởi vì họ cho rằng mình đã trải qua rất nhiều thứ và luôn cho minh đã hiểu rằng hiểu hết tất cả mọi điều. Mình thì không có suy nghĩ như thế vì đâu phải lúc nào cũng đúng mình thì nghe góp ý của người lớn thôi chứ không hoàn toàn nghe theo ý họ bởi vì cuộc sống là của mình mà chứ không phải là người khác sống thay mình đâu mình hi vọng người lớn có thể hiểu rằng họ đừng nên áp đặt ý kiến của mình quá nhiều có thể gây ra rất nhiều tổng thương cho những người bị áp đặt.
Chỉ có một số người "bảo thủ" mới cho rằng bản thân họ là người lớn thì họ luôn luôn đúng thôi. Chứ bản thân mình đã gặp nhiều người, thậm chí là cha mẹ mình, họ chưa bao giờ nói với con cái hay người nhỏ tuổi hơn rằng "Mày nghe lời tao đi. Điều đó là đúng!". Mà ngược lại, họ luôn lắng nghe ý kiến của mình trước, sau đó theo kinh nghiệm của họ mà phân tích cái lợi cái hại cho mình nghe. Sau khi họ phân tích xong, mà mình vẫn quyết tâm làm thì họ cũng sẽ ủng hộ. Bởi vì họ cho rằng, thời nào theo thời đó. Đời cha mẹ đốt đèn dầu nhưng đời con là xài đèn điện, nên họ không thể áp cái "tôi" của họ lên lớp trẻ được. Mà nhiều khi bây giờ, nhiều bậc "tiền bối" còn phải học hỏi ở giới trẻ nhiều nữa là đằng khác. Như mình chẳng hạn, nhiều cái mình còn phải học hỏi ở những bạn nhỏ tuổi hơn mình kìa. Đâu phải nhỏ tuổi hơn là chúng không biết đâu. Kkk
Theo quan điểm của mình, không chỉ có người lớn luôn cho mình là đúng. Đa số mọi người ở các lứa tuổi cũng đều cho rằng mình đúng cho đến khi phát hiện ra sai lầm của mình. Lúc còn nhỏ, học mầm non, tiểu học. Bạn không muốn đi học, bạn còn muốn chơi búp bê, gấu bông. Bạn có cho rằng bạn sai? Bạn có trách người lớn khó hiểu, đáng ghét? Có chứ, nhưng cứ cho là lúc ý bạn còn nhỏ, chưa thể nhận ra được điều quý giá của việc đi học. Lớn lên một xíu, cấp 2. Nhất là ở trong thời đại công nghệ thông tin này, nhiều bạn trẻ dù mới lớp 6, 7 đã tham gia vào mạng xã hội, thành thạo facebook, zalo, còn phải gọi là chuyên nghiệp hơn người lớn. Các bạn có tự nhận mình sai khi mình dành quá nhiều thời gian cho thế giới ảo, quên mất công việc học tập và phất lờ lời nói của bố mẹ? Còn đua đòi theo idol mạng, các thói hư tật xấu khó có thể chấp nhận được? Ừm, cấp 3 thì sao? Chủ đề quen thuộc nhất có lẽ là tình yêu học trò. Yêu vào rồi cái dốt lòi ra. Yêu không phải là sai nhưng nhiều bạn vì yêu mà mù quáng, bất chấp sai trái mà đâm đầu vào, đi theo tiếng gọi của trái tim. Khi ý các bạn có nghĩ các bạn sai? Có lẽ là chưa, phải khi nào vấp phải cú ngã khá đau của kẻ phản bội trong tình yêu đáp lại thì bạn mới hiểu ra, "u là trời. Ôi, sao mình lại ngu đến vậy không biết?" Ừm, đây không hẳn là việc của mỗi học sinh cấp 3, mà có khi sinh viên đại học và người đã đi làm cũng gặp phải chuyện tương tự. Cơ mà trên 18 tuổi thì tính là người lớn rồi nhỉ? Cho nên bỏ qua hai đối tượng ý qua, chúng ta chỉ bàn đến cấp 3, lứa tuổi ương ương, dở dở. Tóm lại, mình chỉ muốn nói là, phàm là con người đều có cái tôi, có sĩ diện, có tự ái. Có người biết lắng nghe, biết học hỏi, khôn khéo trong ứng xử nhưng có người rất cứng đầu, bướng bỉnh, nói gì cũng không nghe, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, chưa thấy hậu quả chưa hiểu ra mình sai ở đâu. Họ không chỉ là người lớn đâu, họ có thể là học sinh cấp 1, 2, 3, trẻ em.. nhưng trẻ em ngây thơ nên dễ bị lừa hơn thôi, cơ mà có bé vẫn ư là bướng, ư là lì đòn.. cũng do tập nhiễm từ môi trường nữa. Ví dụ bố là trùm xã hội đen thì con đẻ ra đã bị nhuộm màu đen tối rồi. Có khi 13, 14 tuổi đã giết người, cướp của, ma túy.. và trong nhận thức của các bé ý, mình không sai, bọn nó sai phải chết, vậy thôi. Còn người lớn thì có kinh nghiệm sống lâu hơn nên họ nghĩ mình đúng nhiều hơn, vì mình từng trải qua nhiều thất bại, vấp ngã từ quá khứ. Thấy đám trẻ giờ cùng ngáo ngơ như lúc mình còn trẻ thì cũng nhắc nhở và đưa ra các bài học quý giá thôi. Nhưng đâu phải đứa trẻ nào cũng nghe theo và làm theo? Nó cũng nghĩ mình đúng mà? Tại mình đọc một số chia sẻ của các bạn trẻ, đôi chuyện đời thường, có đúng có sai, và sai thì bạn ý cũng phủ nhận, tìm lý do bao biện, rồi bao nhiêu bình luận góp ý cuối cùng cũng chẳng khuyên được bạn ý câu gì. Vẫn bảo vệ quan điểm của mình đến cùng. Vì vậy, đâu phải mỗi người lớn cho mình là đúng? Hihi..