Tại sao người già khó ngủ?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Tuệ Di, 14 Tháng sáu 2021.

  1. Tuệ Di

    Bài viết:
    120
    Tại sao người già khó ngủ?

    Khó ngủ là 1 rối loạn thường gặp, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ, cảm xúc của con người, và loại rối loạn này thường gặp nhiều hơn ở người già. Vậy tại sao người già thường khó ngủ? Và một số biện pháp hạn chế khó ngủ.

    Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

    1. Mất ngủ là gì?

    Ngủ là 1 hoạt động tự nhiên, có chu kì mà khi đó những hoạt động của con người tạm thời được dừng lại. Một giấc ngủ sẽ nạp lại năng lượng cho con người sau thời gian làm việc căng thẳng, đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, các hoạt động ý thức hầu hết được tạm hoãn lại.

    Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.

    2. Bản chất của giấc ngủ là gì?



    [​IMG]

    Giấc ngủ thường trải qua 3 giai đoạn:

    - Giai đoạn san bằng: Khi đang ở giai đoạn này, cơ thể dần thả lỏng, rơi vào trạng thái ngủ, các kích thích đều tương đương nhau, không khác nhau nhiều như lúc tỉnh. Giai đoạn này kéo dài khoảng 20-45 phút, vì thế để cơ thể có thể tỉnh táo vào buổi chiều, ta chỉ nên kéo dài giấc ngủ khoảng 15-25 phút

    - Giai đoạn ngủ say: Bắt đầu từ khoảng phút 60 từ lúc ngủ, nên khỉ dậy vào thời điểm này, cơ thể sẽ thấy rất mệt mỏi.

    - Giai đoạn ức chế: Cơ thể không đáp ứng lại các kích thích.

    3. Tầm quan trọng của giấc ngủ

    - Giảm căng thẳng, cân bằng huyết áp

    - Bảo đảm cho nguồn phát của các xung thần kinh, kích thích vỏ não

    - Chuyển trí nhớ ngắn hạ thành dài hạn

    - Thư giãn cơ xương, có thể tăng hoạt động dạ dày

    4. Các yếu tố cần để có 1 giấc ngủ ngon

    - Thời lượng của giấc ngủ: Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của con người: Trẻ sơ sinh cần khoảng 12-15 tiếng/ ngày để ngủ; trẻ 10- 12 tuổi cần ngủ khoảng 8-9 tiếng/ ngày; người trưởng thành cần khoảng 7-8 tiếng/ ngày để ngủ

    - Có giấc ngủ ngắn trong ngày: Ví dụ ngủ trưa, ngủ sau thời gian làm việc căng thẳng để thư giãn não bộ..

    - Thời gian biểu phù hợp để ngủ: Duy trì giấc ngủ theo những lịch trình nhất định, diễn ra theo đúng chu kì, giúp giấc ngủ chất lượng hơn

    - Không gian ngủ: Hiện nay, con người đang rất "thiếu bóng tối chất lượng", việc ngủ của con người vẫn diễn ra nhưng không được chất lượng, có thể do tác động của ngoại cảnh: Tiếng ổn, người đánh thức, ác mộng.. làm bạn thức giấc. Điều này dễ tạo nên sự mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu, thậm chí làm dễ cáu gắt hơn.

    5. Tác hại của việc thiếu ngủ/ mất ngủ


    Giấc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian trong ngày, có tác dụng vô cùng lớn. Nếu không ngủ đủ giấc cơ thể sẽ phải gánh chịu rất nhiều hậu quả:

    - Mệt mỏi, căng thẳng, dễ nống giận

    - Tăng khả năng béo phì, huyết áp tăng, các bệnh về tim mạch, trầm cảm, tiểu đường..

    - Giảm khả năng trí tuệ: Ghi nhớ, sáng tạo, tư duy, mức độ linh hoạt..

    - Mất tập trung, bồn chồn..

    6. Tại sao mất ngủ thường gặp ở người già hơn?


    [​IMG]

    Người già thường dễ mất ngỉ do các nguyên nhân như: Hoạt động thể lực ít. Ít tiếp xúc với ánh sáng, dễ bị thức giấc..

    Do cơ thể dần lão hóa, nhịp sinh học ở người già rất dễ thay đổi, khả năng phục hồi kém hơn, và thường bị mắc 1 số bệnh lí, sử dụng các dược phẩm: Đau xương khớp, giảm trí tuệ, viêm đường hô hấp..

    Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân tiêu cực gây mất ngủ ở người già: Lo âu quá mức, gặp phải những điều xấu bị ám ảnh, quá đau buồn vì sự ra đi của người thân, ít tiếp xúc với mọi người..

    7. Cách khắc phục


    [​IMG]

    Cách tốt nhất để diều trị mất ngru là sử dụng các biện pháp tự nhiên, không có sự can thiệp của các loại thuốc

    - Tập thể dục đều đặn

    - Thư giãn trước khi ngủ, thực hiện "tâm ngủ trước, người ngủ sau

    - Chỉ ngủ khi buồn ngủ

    - Nên tắm nước ấm trước khi ngủ để tăng nhiệt độ cơ thể

    - Không nằm lại quá lâu trên giường khi đã tỉnh

    - Tạo môi trường" chất lượng", thói quen có chu kì cho việc ngủ

    Kết luận:

    Giấc ngủ đóng vai trò qyan trọng và cần thiết trong việc giúp con gười phục hồi sức khỏe, cân bằng nhịp sinh học. Vì thế, mà con người ngoài việc ngủ đủ còn rất cần 1 giác ngủ chất lượng
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...