Trong dinh dưỡng của trẻ sơ sinh, các chuyên gia dinh dưỡng luôn nhấn mạnh việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. Vậy tại sao phải bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu? Có nhiều ý kiến cho rằng để trẻ bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu là quá dài và có thể gây hại cho trẻ. Điều này hoàn toàn không đúng. Như các bạn đã biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đón chào các bé trong những tháng đầu đời. Theo nghiên cứu, sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là từ 10 - 15 ngày sau sinh nên các chuyên gia khuyên các mẹ hãy cho con bú ngay từ khi lọt lòng và cho trẻ bú trong sáu tháng đầu. Trong sữa mẹ chứa đựng nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé như chất đạm, vitamin và khoáng chất, các yếu tố vi lượng.. Đặc biệt là hàm lượng lớn chất béo chiếm tới 50%. Người lớn thì không thích hợp tiêu thụ quá nhiều chất béo vì không tốt cho cơ thể nhưng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì chất béo này rất cần thiết cho các bé phát triển. Bên cạnh đó còn có các chất ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, não bộ của trẻ: Sữa mẹ chứa nhiều axit béo không no chuỗi dài đa nối đôi như DHA, ARA.. là thành phần chính xây dựng não bộ và mắt của bé. Trẻ bú mẹ thường sẽ thông minh hơn, trí não phát triển tốt hơn. Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và chưa được huấn luyện đầy đủ khi mới sinh. Việc trẻ bú mẹ là cách mẹ chia sẻ cho bé hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể bé. Trẻ được bú sữa mẹ thường phát triển tốt hơn, hệ thống miễn dịch nhanh chóng hoàn thiện và bảo vệ bé khỏi các nguy cơ gây hại. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng cho trẻ bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu giúp làm giảm nguy cơ mắc HIV. Ngoài các dưỡng chất cần thiết giúp cho bé phát triển và bảo vệ bé, sữa mẹ còn chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli), rất quan trọng cho sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của bé. Một báo cáo về vấn đề nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ ra rằng trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy thấp hơn 8, 6 lần. Một số mẹ cho trẻ dùng sữa ngoài vì muốn giữ dáng. Tuy sữa ngoài có khá nhiều dinh dưỡng nhưng không đủ cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó có không ít trẻ bị dị ứng sữa công thức gây nên hậu quả hết sức đau lòng. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường tăng nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, tiểu đường loại 1, bệnh celiac, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh bạch cầu ở trẻ em.. Hàm lượng của sữa mẹ thích ứng một cách chính xác với nhu cầu của bé trong suốt quá trình phát triển. Chất lượng của sữa mẹ tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Không ít trường hợp mẹ giữ dáng, ăn kiêng khiến cho trẻ gầy còm, yếu ớt, phát triển kém. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng tai và đường hô hấp. Ngoài ra, sữa mẹ cũng góp phần bảo vệ bé khỏi dị ứng (chàm dị ứng, dị ứng đường hô hấp như bệnh hen suyễn). Không chỉ vậy, việc cho bé bú mẹ cũng rất tốt cho người mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ đốt cháy calo và giảm cân sau khi sinh. Giúp giảm nguy cơ bệnh ung thư vú và buồng trứng. Việc tiếp xúc với bé, cho bé bú được khuyên thực hiện trong vài tuần đầu tiên để tạo sợi dây liên kết giữa bạn và bé, giúp bé dễ dàng thích ứng với việc bú mẹ hơn. Tình cảm giữa bé và mẹ sẽ liên kết tốt hơn. Cho trẻ bú sữa mẹ sẽ giúp kéo dài khoảng cách cho lần mang thai phía sau.. Trẻ bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu là rất tốt nhưng không ít người thắc mắc chỉ nên cho trẻ bú sáu tháng đầu, những tháng tiếp theo thì nên làm sao? Mẹ cho trẻ bú trong thời gian càng dài càng tốt, không ít mẹ cho trẻ bú đến 12 tháng tuổi, thậm chí là 24 tháng tuổi. Nếu có điều kiện thì mẹ nên cho trẻ bú sữa lâu hơn vì trong sữa có rất nhiều dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên từ sáu tháng đầu trở đi mẹ nên phối hợp cho trẻ ăn dặm hợp lý, sự phát triển của trẻ còn cần nhiều dưỡng chất hơn. Sữa của mẹ tác động rất lớn đến trẻ. Có thể nói các chất trong sữa được bé hấp thu hoàn toàn. Vì vậy trong thời kì mẹ cho bé bú nên tránh sử dụng một số loại thuốc hay thực phẩm ảnh hưởng đến trẻ.