Tại sao mối bay vào nhà? Mối cánh là những con mối được "trang bị" thêm một đôi cánh, chúng sinh sản để rời khỏi tổ và đi xây nên tổ mối mới. Mối cánh là loài côn trùng được hình thành do mối thợ già biến thành. Ổ mối cánh thường hình thành trong những khuôn gỗ, cánh cửa, hộc cửa. Chúng ăn rỗng ở trong gỗ và khi đã già chúng sẽ cắn tổ, bay ra ngoài. Những con mối này có yếu điểm không chịu được nhiệt độ quá cao ngoài trời, không chịu được nước.. Tùy theo loài, mối cánh thường dài khoảng 6-12 mm. Nếu gộp cả độ dài cánh, loài mối lớn nhất được tìm thấy ở Mỹ ước tính dài đến 25 mm. Mỗi con mối có 2 cặp cánh với độ dài bằng nhau. Cánh gần như gấp đôi chiều dài cơ thể của chúng. Trong đàn mối, không phải con mối nào cũng có cánh. Mối cánh là những con mối sinh sản rời tổ để lập tổ mối mới. Thường mất đến 3-4 năm để một tổ mối sản sinh ra mối cánh. Khi chưa đạt độ tuổi nhất định, đa số loài mối sẽ không phân đàn tạo lập tốt. Cánh của chúng có màu từ nhợt nhạt, gần như trong suốt, vàng cánh gián, đến xám hoặc nâu. Chúng có vài gân cánh đặc trưng chạy dọc theo cặp cánh trước. Vài cá thể mối cánh có thể được nhận diện dựa theo cấu tạo gân đặc thù trên đôi cánh. Đa số mối đất chỉ có 2 gân sắc tố trên cặp cánh trước. Trong khi mối gỗ khô và mối gỗ ẩm thường có 3 gân sắc tố hoặc nhiều hơn. Vòng đời Vòng đời của một con mối lớn lên và phát triển bằng hình thái biến thái hoàn toàn. Bắt nguồn từ trứng. Trứng mối xuất phát điểm từ cặp mối đầu tiên của tổ hoặc từ lứa thứ 2 trong đàn Trứng mối sau 1 thời gian sẽ thành ấu trùng Sau vài lần lột xác, ấu trùng sẽ nở ra nhộng con Dưới sự chăm sóc của mối thợ, nhộng con sẽ phát triển hoàn toàn thành mối trưởng thành Lúc này mối trưởng thành sẽ có thể phát triển thành 1 trong 3 loại mối chúa, mối thợ, mối lính. Với những tổ mối vừa mới được thình thành, nhộng con của lứa mối đầu tiên thường phát triển thành mối thợ. Các loại mối khác dần xuất hiện ngẫu nhiên ở những lứa tiếp theo. Tuổi thọ Chúng có tuổi thọ cao hơn thực tế rất nhiều, đến nỗi có người đã đặt tên cho mối nữ hoàng là loài côn trùng sống lâu nhất. Thông thường, thời gian mà một cặp mối chúa và mối nữ hoàng sẽ "trị vì" ngôi vụ là trung bình trong khoảng mười năm, thậm chí còn lâu hơn nữa. Thời gian mối bay Bạn có thể hiểu đơn giản mối cánh là loài mối đang ở trong giai đoạn sinh sản. Vào mùa mưa chúng thường xuất hiện rất nhiều. Đặc biệt là trước khi trời sắp mưa dông, mưa rào thì mối cánh lại xuất hiện tràn lan, bay ra khỏi tổ, tới những nơi có nhiều ánh sáng. Vào mùa mưa bạn sẽ dễ dàng bắt gặp mối cánh bay tứ tung và bu kín bóng đèn điện. Vậy nguyên nhân khiến chúng nhắm đến nhà bạn phần lớn là vì những bóng điện sáng choang này! Mối cánh xuất hiện nhiều vào mùa mưa, đặc biệt là thời điểm trước khi mưa dông. Nhiều người cho rằng mối cánh bay ra ngoài là vì thời tiết ẩm và đột ngột thay đổi. Nhưng thực tế, mối cánh bay ra ngoài là hiện tượng mối cánh bước vào giai đoạn sinh sản. Lúc này chúng sẽ bay ra khỏi tổ, tìm cặp đôi với nhau, rụng cánh, giao phối và làm tổ mối mới. Mùa xuân là mùa phân đàn cao điểm của nhiều loài mối đất. Mối đất gồm nhiều loài, và chúng không phân đàn cùng một thời điểm. (Ngược lại, mối gỗ ẩm và mối gỗ khô phân đàn chủ yếu vào mùa hè). Thường thì, chúng phân đàn khi điều kiện thời tiết lý tưởng. Mùa phân đàn của mối diễn ra tại nhiều thời điểm khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, vài loài ưa độ ẩm cao hơn các loài khác. Thời gian phân đàn có thể vài tuần, hoặc một khoảng trong ngày. Ngoài ra, chúng còn phụ thuộc vào tuổi và độ trưởng thành của tổ. Khi chưa đạt độ tuổi nhất định, đa số loài mối đất bản địa sẽ không phân đàn, trừ khi tổ mối đạt ít nhất từ 3 đến 4 tuổi. Mối cánh có gây hại không Nhiều người có thắc mắc mối cánh bay có hại không nhất là khi bay vào nhà. Câu trả lời là sự xuất hiện của mối cánh gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nhà cửa, bóng điện bị mối bâu kín gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của con người. Chỉ sau khoảng 15 phút bay thì mối sẽ bị rụng cánh, khi đó con đực sẽ tìm và ghép đôi với con cái rồi tạo thành các tổ mối hoàn toàn mới. Nếu sống sót khỏi các loài đe dọa như chim, cóc.. và tìm kiếm được kẽ hở nào trong vách tường nhà, các cặp mối sẽ trở thành mối nguy cho ngôi nhà thân yêu của bạn. Chúng sẽ làm tổ và đục khoét tường nhà, bất kỳ đồ vật nội thất nào, làm giảm tuổi thọ của các vật dụng cũng như gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người. Không đơn giản như những tác hại trước mắt bạn nhìn thấy. Đó là mối cánh bay vào trong nhà gây mất vệ sinh. Cũng như mất rất nhiều thời gian để dọn dẹp xác mối. Khi tìm hiểu về con mối cánh kỹ hơn, loài côn trùng này khi làm tổ và cư trú trong chính ngôi nhà của bạn. Đây chính là mối nguy hiểm không thể lường trước cho công trình của bạn. Vậy mối nguy hại thế nào cho các công trình xây dựng? Tác hại đầu tiên phải kể đến chính là sự phá hoại các đồ gỗ nội thất trong mọi công trình của mối. Bởi vì gỗ được xem là thức ăn yêu thích của loài côn trùng nguy hiểm này. Tổ mối trong gỗ rất nhỏ, khi mới hình thành, con người khó có thể phát hiện ra. Lâu ngày chúng sinh sôi, đục khoét ăn dần ăn mòn thịt gỗ. Điều này khiến các đồ vật bị mục nát và hư hỏng nhanh chóng. Bên cạnh các đồ gỗ, mối còn mang đến sự nguy hại cho nền móng các công trình xây dựng khi làm tổ và sinh sản dưới lòng đất. Trong suốt vòng đời sinh sống, chúng sẽ phá hoại cấu trúc đất khiến móng các công trình bị xuống cấp và bị sụt lún một cách nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, mối còn gây hại không nhỏ đến sức khỏe con người. Loài côn trùng này sinh sống trong các thân gỗ hay dưới lòng đất. Bản thân chúng chứa rất nhiều các loại vi khuẩn ký sinh trùng nguy hiểm. Khi chúng bay vào nhà và bu vào thức ăn hay nguồn nước sinh hoạt sẽ vô tình khiến cơ thể của con người có thể bị nhiễm khuẩn nặng nề. Mối cánh bay ra nhiều sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nhà cửa, bóng điện bị mối bâu kín gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của con người. Mối cánh bay ra để sinh sản, đồng nghĩa với việc các cặp đôi mối sẽ tìm nơi cư trú mới để làm tổ. Vì vậy, khi mối cánh bay vào nhà, có thể chúng sẽ trú ngụ và làm tổ bên trong nhà của bạn từ lúc nào mà bạn không hay biết. Thông thường những nơi mối cánh hay làm tổ là tủ gỗ, gầm giường, dưới nền nhà, bên trong các đồ vật làm bằng gỗ được để ở những nơi ẩm ướt.. Cách xử lý khi mối cánh bay vào nhà Để hạn chế sự sinh sôi cũng như tác hại gây ra của loài mối cánh, bạn cần phải xử lý mối cánh bay vào nhà với những cách đơn giản dưới đây: Trước hết, bạn nên tắt bóng đèn để mối cánh không bị thu hút, không còn nhìn thấy ánh sáng và bay vào nhà nữa. Sau đó thắp một chiếc đèn chụp (đèn học) để ở dưới một chậu nước lớn có pha xà phòng để khi mối thấy ánh sáng sẽ bay vào bị nhiệt của ánh đèn làm bỏng buộc chúng rơi xuống và chết. Nếu vào ban ngày khi trời mưa hoặc có gió thì nên đóng hết cửa để tránh mối bay vào nhà, Nếu trong nhà đã có mối cánh thì dùng một chiếc vợt to để vợt chúng. Vợt có thể tự làm bằng một đoạn dây thép uốn tròn rồi lấy màn tuyn làm thanh một chiếc vợt. Có một cách nữa để xử lý khi mối có cánh bay vào nhà là điềm gì đó là sử dụng thuốc diệt mối tận gốc. Các sản phẩm phòng chống mối, từ các chế phẩm sinh học hoặc thuốc diệt mối an toàn, dùng phun vào tất cả các len tường, cấu trúc đồ gỗ, nội thất trong nhà, những nơi mối có thể di chuyển, chú ngụ.. là cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Một lữ khách bị lạc trên sa mạc, anh ta trút hững giọt cuối cùng từ chiếc bình nước đã cạn, cổ họng khát khô, chợt anh ta thấy xa xa một vùng đất nhỏ xanh tươi, ở giữa trũng xuống thành chiếc hồ với nước trong veo, anh ta liền hét lớn: "Ốc đảo kia rồi!" Nhưng rồi anh ta chợt nghĩ, tại sao ốc đảo lại có cái tên "ốc đảo"? Tại sao không phải là "hến đảo" "nghêu đảo", "sò lông đảo", "bào ngư đảo", "hải quỳ đảo", "mực một nắng đảo".. mà phải là "ốc đảo"? Vì quá thắc mắc nên anh ta liền lấy điện thoại ra, đăng ký 4G, mở Chrome, nhập vào thanh tìm kiếm: "Vì sao gọi là ốc đảo", anh ta đọc một lúc, sau đó thất kinh hét lớn.. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo! Bài trước: Vì Sao Rết Vào Nhà? Bài sau: Vì Sao Gọi Là Ốc Đảo? 1000 câu hỏi khác: [Thảo Luận - Góp Ý] 1000 Câu Hỏi Của Ngáy