Tại sao mặt nước biển lại có thể phát sáng?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Nguyễn Hoaa, 25 Tháng tám 2020.

  1. Nguyễn Hoaa

    Bài viết:
    3
    Khi mà đêm đã buông xuống, có những hôm ta có thể thấy thấy trên mặt biển sóng vỗ, có những ánh sáng lấp lánh kì lạ màu xanh biếc. Trông chúng như những ngôi sao nhấp nháy, hay những tia lửa bắn tung ra, cũng có khi trông tựa muôn ánh đèn hoa đăng cùng bật sáng - hết cảnh này đến cảnh khác thật là kì diệu! Hiện tượng kỳ lạ như thế được gọi là "mặt biển phát sáng", dân gian quen gọi là "lửa lân tinh".

    [​IMG]

    Ánh lửa lân tinh là do các sinh vật có phát sáng phát ra. Có rất nhiều sinh vật có thể phát sáng. Từ các vi khuẩn có cấu tạo hết sức đơn giản cho đến các loài động vật được cấu tạo phức tạp hơn. Nhiều loại vi khuẩn, roi trùng đơn bào.. có thể phát sáng; một số thành phần trong nước biển và một số loài cá cũng có thể phát sáng, ví dụ điển hình là sứa.

    [​IMG]



    Những sinh vật này cơ thể có chứa những tế bào phát sáng, có cơ quan phát sáng - trong đó chứa chất men huỳnh quang, chất huỳnh quang dưới tác động kích thích của sóng biển và một số nhân tố khác, các men huỳnh quang và chất huỳnh quang ấy bị ô-xy hóa, rồi phát ra ánh sáng (gần giống như cách mà đom đóm phát sáng).

    Các vùng biển đều có hiện tượng "lửa lân tinh" này - tuy nhiên sự xuất hiện ánh lửa lân tinh sẽ không giống nhau. Ví dụ, vùng biển phía nam của vịnh Hàng Châu (Trung Quốc) có nhiều sinh vật phát sáng nên số ngày mặt biển có phát sáng khá nhiều - khoảng 200 ngày trên một năm, ánh sáng khá mạnh.​

    [​IMG]

    (Bãi biển phát sáng ở Trung Quốc)​

    Ngoài ra, ánh lửa lân tinh còn phụ thuộc thời tiết nữa. Về mùa hạ, các sinh vật biển sinh sản mạnh, hoạt động nhiều nên số lần có "lửa lân tinh" tương đối nhiều.

    "Ánh lân tinh" có thể giúp những người đi biển ban đêm nhận rõ các dấu hiệu hành trình, hoặc chướng ngại vật, giúp ngư dân tìm kiếm các đàn cá..

    [​IMG]

    (Đà Nẵng xuất hiện ánh lân tinh)​

    Khi môi trường trên biển có hiện tượng bất thường, thì "ánh lân tinh" xuất hiện nhiều hơn và rất sáng. Lúc này, mọi người cần cảnh giác có thể là biển động hoặc động đất gì đó..

    Tuy nhiên, "ánh lân tinh" trên mặt biển cũng gây kích thích cho mắt của người đi biển, làm giảm độ nhạy bén tinh tường của đôi mắt. Đủ thấy ánh lân tinh trên biển vừa có lợi cũng vừa có hại đối với con người!
     
    PhươngThảo0710Huyen pham thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...