Tại sao lũ quét thường xảy ra ở miền núi? Các cách phòng chống lũ quét

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Hạ Miêu, 17 Tháng bảy 2021.

  1. Hạ Miêu Mưa đi nào...

    Bài viết:
    134
    Tại sao lũ quét thường xảy ra ở miền núi? Có bao giờ bạn thắc mắc điều này không? Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về điều này nhé!

    [​IMG]

    Lũ quét là gì?

    Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

    Lũ quét được hình thành từ đâu?

    Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ được tạo bởi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt đới hoặc cũng có thể do một lượng lớn băng tuyết trên núi tan chảy một cách đột ngột. Nó cũng có thể được hình thành khi đập bị vỡ hay xả lũ đập một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây (số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy vào độ rộng và độ dốc của con sông bên dưới đập).

    Một số đặc tính của lũ quét

    Sức tàn phá của lũ quét vô cùng lợi hại, gây ra thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho những nơi mà nó đi qua. Với tốc độ cao và khối lượng lớn nó có thể cuốn trôi nhà cửa, cây cối.. gần như mọi thứ trên đường đi. Không chỉ vật chất mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

    Đi cùng lũ quét thường có cả sạt lở đất và các hiểm họa khác, do đó nó lại càng trở nên nguy hiểm và khó đối phó hơn.

    Lũ quét thường xảy ra ở lưu vực các sông suối nhỏ miền núi, có độ dốc lớn, mặt lưu vực bị phong hóa mạnh, kết cấu kém.

    Lũ quét có thể xuất hiện trên diện rộng nhưng diện tích lũ quét càng rộng thì mức tàn phá sẽ càng kém do khối lượng nước bị phân tỏa ra chứ không tập trung gây thiệt hại.

    Lũ quét thường xảy ra trong thời gian ngắn (khoảng ba đến sáu tiếng), vào ban đêm và sáng sớm, trong các tháng mùa lũ.

    Hiện nay chưa có khả năng dự báo được lũ quét.

    [​IMG]

    Tại sao lũ quét thường xảy ra ở miền núi?

    Một trong những nguyên nhân chính về việc lũ quét thường xảy ra ở miền núi là do địa hình miền núi bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, bị mất lớp phủ thực vật và thường xuyên có nhiều trận mưa lớn. Sự chia cắt địa hình miền núi là do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các vận động nâng cao của Tân Kiến Tạo và sự chia cắt mạnh của các mạng lưới sông ngòi tự nhiên.

    Một nguyên nhân khác chính là ở vùng đồi núi dốc, đất bị phong hóa qua nhiều năm nên vào mùa mưa luôn ở trong trạng thái bão hòa nước; trong khi đó, rừng bị suy giảm, mặt đệm bị bào mòn không có khả năng giữ được nước.. cũng rất dễ gây ra lũ quét.

    Ngoài ra, người dân vùng cao với tập quán sinh sống dựa vào sông suối, chặt phá rừng làm nương rẫy, các ngôi nhà cũng được dựng lên sát sông suối hoặc ngay trên sườn đồi, dưới chân các quả đồi, vách núi. Do vậy, khi cân bằng tự nhiên bị phá vỡ, thiên tai ập đến, hậu quả thường rất lớn.

    Các cách phòng chống lũ quét

    Lũ quét đã gây ra rất nhiều thiệt hại về vật chất và tinh thần cho con người. Vậy cách phòng chống là gì?

    - Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đặc biệt là trong các vùng thường xảy ra tình trạng lũ quét sạt lở để tăng lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước, hạn chế tốc độ dòng chảy của lũ.

    - Xây dựng đê, tường chắn lũ quét. Ở các khu vực có điều kiện xây dựng công trình ngăn lũ quét có thể nghiên cứu xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ.

    - Quản lí sử dụng đất hợp lí. Quy hoạch sử dụng đất hạn chế phát triển trong vùng nguy cơ lũ quét cao. Đặc biệt ở miền núi, phân phối đất trồng hợp lí, tránh để người dân phá rừng làm rẫy lung tung, dễ gây lũ quét.

    - Thành lập các đơn vị xung kích cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp dân sơ tán, tìm kiếm, cứu trợ, cấp cứu người và bảo vệ tài sản của dân trong thời gian có lũ quét.

    - Tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng chống lũ quét hiệu quả, nâng cao ý thức tự giác của bản thân và mọi người về phòng chống thiên tai, bệnh dịch.

    Hi vọng những kiến thức về lũ quét trên sẽ có ích cho các bạn.

    Cảm ơn vì đã đọc.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...