Như chúng ta đã biết, khủng long là loài sinh vật luôn được nhắc đến với sức khỏe phi thường, thân hình to lớn với hàm răng sắc nhọn. Nhưng chưa ai gặp loài sinh vật này cả. Sự thực là loài khủng long đã từng có mặt trên trái đất nhưng nó đã bị tuyệt chủng từ rất lâu. Vậy tại sao loài khủng long lại tuyệt chủng? Có phải là do chúng không thể sống trên trái đất hay không? 1. Đôi nét về khủng long. Khủng long là động vật có xương thuộc lớp bò sát thuộc nhánh dinosauria, sống trên cạn, suốt hiện lần đầu vào kỷ tam điệp khoảng 243 - 233, 23 triệu năm trước đây, chiếm ưu thế của đại Trung sinh đặc biệt là thời kỳ kỷ Jura và kỷ phấn trắng. Kỷ Jura là một trong niên đại địa chất kéo dài từ khoảng 200 triệu năm trước, khi kết thúc Tam điệp tới khoảng 146 triệu năm trước, khi bắt đầu kỷ phấn trắng (Creta). Kỷ Jura tạo thành thời kỳ giữa của Đại Trung Sinh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã có khoảng 3400 chi khủng long từng tồn tại. Cho đến khi sự kiện tuyệt chủng Phấn trắng - Cổ Cận (66 triệu năm trước) diễn ra, khủng long đã hoàn toàn bị tuyệt chủng. Sự kiện tuyệt chủng này đánh dấu sự kết thúc đại trung sinh và bắt đầu đại tân sinh. Các ghi nhận hóa thạch cho thấy chim là loài khủng long lông vũ, tiến hóa từ một nhóm lớn hơn là khủng long chân thú vào thế Jura muộn và vài loài chim đã sống sót sau sự kiện tuyệt chủng 66 triệu năm trước rồi tiếp tục phát triển đa dạng hơn. Vì vậy chim chính là hậu duệ duy nhất của khủng long thời nay. Khủng long chia làm 2 loại là khủng long phi điểu và chim. Khủng long là một nhóm đa dạng từ phân loài, hình thể cho đến sinh thái. Chim, với hơn 10, 000 loài còn sinh tồn tại cho đến hiện nay. Theo các bằng chứng hóa thạch, các nhà cổ sinh đã nhận ra 500 chi và hơn 1000 loài khủng long phi điểu. Khủng long có mặt ở khắp các châu lục, qua những loài hiện đại (chim) cũng như những hóa thạch còn sót lại. Suốt nửa đầu của thế kỷ 20, trước khi chim được xem là khủng long, hầu hết cộng đồng khoa học tin rằng khủng long là động vật chậm chạp và biến nhiệt. Tuy nhiên hầu hết nghiên cứu năm 1990 đã chỉ ra rằng khủng long là động vật hoạt động tích cực với khả năng trao đổi các chất cao và thích nghi tốt cho quan hệ xã hội. Một số ăn thực vật, số khác lại ăn thịt. Tất cả khủng long đều đẻ trứng, và xây tổ là một đặc điểm phụ của tất cả khủng long. Khủng long thường đi bằng 2 chân nhưng có nhiều loài lại đi bằng 4 chân và có loài có thể đa dạng giữa 2 loại. Khủng long cũng là loài bò sát đa dạng về hình thái bên ngoài nhưng mào vẫn là đặc điểm thiết yếu hầu như con nào cũng có. 2. Lí do tại sao khủng long tuyệt chủng. Đã từng có rất nhiều giả thiết đưa ra về sự tuyệt chủng của loài bò sát này. Có giả thiết cho rằng khủng long tuyệt chủng là do hoạt động của núi lửa. 66 triệu năm trước loài khủng long đã hoàn toàn tuyệt chủng. Nhưng đây có phải là lí do không? Khủng long bị tuyệt chủng là do thiên thạch chứ không phải do hoạt động của núi lửa. Theo một nghiên cứu cho rằng loài khủng long bị xóa sổ khỏi Trái Đất là do sự va chạm của thiên thạch với Trái Đất vào cuối kỷ Phấn trắng ngoài khơi Mexico. Đây cũng được cho là nguyên nhân khiến tất cả các loài khủng long tuyệt chủng. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London, Đại học Bristol và Đại học London, đại học Anh chỉ ra rằng, chỉ có tác động của thiên thạch mới có thể khiến trái đất trở thành nơi không thể sinh sống được với loài khủng long. Thiên thạch là nguyên nhân gây ra mùa đông kéo dài nhiều thập kỷ và những tác động môi trường đó hủy hoại môi trường phù hợp với loài khủng long. Ảnh hưởng của các vụ phun trào núi lửa dữ dội không đủ mạnh để phá vỡ đáng kể các hệ sinh thái toàn cầu. Bởi mùa đông kéo dài nên phá vỡ môi trường sống của loài khủng long. Cũng có ý kiến cho rằng do sự va chạm của thiên thạch và trái đất đã tạo ra bụi che mặt trời tạo ra các ngày đông dài khiến khủng long không thể sinh sống. Vậy là chúng ta đã biết lí do tại sao khủng long tuyệt chủng. Mong rằng bài viết này sẽ có ích với mọi người.