Tại sao nhiều người làm việc cả đời vẫn sống dưới đáy xã hội? Ngoài việc lựa chọn cố gắng nỗ lực, thì tôi cho rằng môi trường trưởng thành có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của một người. Chỉ những người thực sự nghèo mới hiểu được nguồn gốc của gia đình có ảnh hưởng lớn như thế nào đến tính cách của họ. Và ở một mức độ nhất định, tính cách thực sự có thể quyết định số phận. Một đứa trẻ được bố mẹ rỉ tai về chuyện "nhà mình nghèo lắm" khi lớn lên có thể hình thành những tính cách sau: - Tự ti, rụt rè, không dám đấu tranh cho thứ mình thích vì thấy không xứng đáng. - Mua đồ phải suy nghĩ về giá, lại càng phải quan tâm đến tiền bạc. - Tập trung vào việc tiết kiệm thay vì kiếm nhiều tiền hơn. - Trái tim mỏng manh nhạy cảm, hay quan tâm đến cách nhìn của người khác về bản thân mình. - Sống nội tâm, chán nản, thiếu tự tin. - Thích ở một mình. Và những người tuy không sinh ra trong gia đình giàu có nhưng được bố mẹ dạy dỗ về sự tự tin, về việc vươn lên trong cuộc sống sẽ trải qua những giai đoạn này trong cuộc đời: - Làm việc để kiếm tiền và kiếm được hũ vàng đầu tiên. - Khởi nghiệp và sử dụng thời gian của người khác để kiếm tiền cho mình. - Đầu tư vào quản lý tài chính. Bạn có thể khởi nghiệp với hũ vàng đầu tiên bằng cách làm việc để kiếm tiền, từ đó nhảy ra khỏi tầng lớp dưới đáy của xã hội. Hoặc bạn có thể tích lũy vốn sơ khai bằng cách làm việc chăm chỉ, tiết kiệm và biết đâu may mắn mỉm cười, bạn sẽ nắm bắt được cơ hội đầu tư, nhân đôi tài sản, từ đó nhảy ra khỏi tầng lớp dưới đáy của xã hội. Nhưng tiếc thay những người xuất thân trong gia đình nghèo (trừ một số trường hợp ngoại lệ) không có được bản lĩnh này, vì họ đã được thấm nhuần quan niệm rằng kiếm tiền không dễ dàng, nên luôn đắn đo mọi thứ. Làm thế nào để những người dưới đáy có thể thay đổi vận mệnh nếu họ không khởi nghiệp hoặc đầu tư vào tài chính? Trúng số hay mua một cuốn sách "Làm thế nào để khiến một người giàu có yêu bạn" Mặc dù nói điều này thật tàn nhẫn, nhưng sự thật là: Môi trường trưởng thành của một người thực sự có ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của họ. Con nhà giàu quen nhìn bố mẹ quản lý hàng trăm hàng nghìn người, khi lớn lên, khi có chút cơ hội, họ không sẵn sàng cúi đầu làm việc cho người khác. Con nhà nghèo quen với cảnh bố mẹ phải vất vả mưu sinh, khi lớn lên họ không muốn từ bỏ công việc ổn định mỗi khi có cơ hội. Sự thiếu tự tin, lòng tự trọng thấp và những cảm xúc không đáng có ảnh hưởng đến cuộc sống của những đứa trẻ đáng thương. Trước hết, chúng thiếu dũng khí để đứng lên và gặp nhiều khó khăn trong bước đi đầu tiên. Cùng với thói quen quan tâm đến tiền bạc từ khi còn nhỏ, họ tập trung vào lãi và lỗ ngắn hạn, khi đầu tư thua lỗ, họ sẽ thu hẹp lại và bỏ lỡ cơ hội kiếm lời dài hạn. Bắt đầu tập trung nhiều hơn vào việc tiết kiệm tiền, nhưng sự thật là không có khoản tiền tiết kiệm nào có thể thay đổi thực tế.. là thu nhập chung quá thấp. Quy chung lại, lý do tại sao nhiều người làm việc cả đời mà vẫn sống dưới đáy xã hội ít nhiều gì cũng có ảnh hưởng đến môi trường trưởng thành. Tuy nhiên, đây không thể là cái cớ để chúng ta từ bỏ nỗ lực của mình, cũng không thể là lý do để chúng ta phàn nàn về bố mẹ và gia đình. Bố mẹ chúng ta đã cố gắng hết sức để cung cấp một môi trường tốt nhất trong khả năng của họ. Có những người tận tụy cả đời để những đứa con sống ở nông thôn có thể chuyển đến thành phố sống và lập nghiệp, đó đã là một kiểu tiến bộ trong cuộc sống. Điều chúng ta nên làm là tiếp tục làm việc chăm chỉ trên nền tảng mà họ đặt ra để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, đây là tâm lý mà một người trưởng thành có trách nhiệm. Về việc làm thế nào để thoát ra khỏi tầng lớp dưới cùng của xã hội, có lẽ đây là 2 đề xuất khả quan nhất: 1. Khi bạn cảm thấy cuộc đời giống như một vũng nước đọng, bạn phải thay đổi vòng tròn của mình. 2. Khi bạn có con, đừng lúc nào cũng khóc lóc tội nghiệp trước mặt con trừ khi bạn muốn tự tay giết chết sự tự tin của con. Mong rằng sự chăm chỉ của mọi người sẽ được đền đáp xứng đáng và cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.