Tại sao làm cơm rượu bị chua?

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 31 Tháng năm 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Chắc chúng ta ai cũng biết cơm rượu nhỉ? - món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ, thường thì vào ngày này các bà các mẹ sẽ làm một ít cơm rượu cho con cháu trong nhà ăn. Sau ngay "trời trưa đứng bóng" thì "đuổi" bọn nhỏ ra nhìn mặt trời, nhằm "diệt sâu bọ", cho mấy đứa nhỏ bớt "ốm o" lại. Tuy nhiên không phải chỉ có mỗi ngày này có cơm rượu. Thông thường thí nếu muốn ăn, các chị trong nhà vẫn làm một ít cho bọn nhỏ ăn vặt. Tuy vậy, cơm rượu làm xong lại rất dễ bị chua.

    Tại sao làm cơm rượu bị chua?

    Cơm rượu bị chua là hiện tượng dễ gặp đối với những người lần đầu tiên thực hiện món ăn có lịch sử lâu đời nay. Đương nhiên, thi thoảng vì một số các tay "sành sỏi" cũng có thể sẽ dính vào trường hợp này, vậy nguyên nhân là do đâu?


    [​IMG]

    Nhiều bạn mới lần đầu vào bếp, thực hiện cách làm cơm rượu tại nhà, nhưng lại gặp tình trạng cơm rượu bị chua, dẫn đến hoang mang, lo lắng, thậm chí không dám làm lại lần nữa món ăn này. Cơm rượu được làm qua các bước như nấu sôi, rắc men, ủ trong vòng 2 – 4 ngày tùy theo thời tiết và sở thích ăn chua ngọt của gia đình. Một số trường hợp, cơm rượu bị chua quá nên không thể sử dụng được là do lượng men không đủ cần thiết để thực hiện quá trình lên men. Ngược lại, nếu men rượu nhiều quá sẽ dẫn đến cơm rượu bị đắng - cái vị đắng đặc trưng của chất rượu.

    Một nguyên nhân phổ biến khác là do khi lần đầu làm cơm rượu, vì chưa biết canh chỉnh tỉ lệ và thời gian cùng nhiệt độ, khiến cơm rượu để quá lâu, tạo nên vị chua ngoài ý muốn.

    Để xử lý cơm rượu bị chua, thì theo kinh nghiệm của nhiều người chia sẻ lại, tốt nhất là trong giai đoạn ủ men rượu, nên để nếp trong tô sanh hoặc thủy tinh dày. Đừng nên dùng dụng cụ làm cơm rượu bằng kim loại hay nhựa nhé, vì chúng sẽ gây nên nhiều phản ứng hóa học không có lợi, có thể làm cơm rượu bị hư.

    Nếu như cơm rượu có vị chua quá nhiều, thì chúng ta nên bỏ mẻ đó đi và làm lại nhé. Vì chủ yếu cơm rượu hình thành từ quá trình lên men, một khi đã quá chua, tức là men sinh sôi quá "tay", vi khuẩn đã bị biến đổi, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Thế nên đừng luyến tiếc mà giữ lại mầm bệnh bên người nhé.

    Ngoài ra khi làm cơm rượu, bạn nên chú ý lựa chọn men rượu, điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc cơm làm ra có thơm ngon hay kho6nh, hay là bị chua hoặc đắng. Đối với men, nên lựa men còn sáng màu, có mùi thơm nhẹ, không bị nấm mốc. Hiện nay một số bạn thường hay tự làm men rượu tại nhà để đảm bảo an toàn, điều này cũng khá ổn, tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý, tránh men bị hỏng nhé.

    Hiện nay thị trường có hai loại men phổ biến rộng rãi là men Việt Nam và men Trung Quốc. Trong đó, men Trung Quốc thường ở dạng bột, có mùi hắc và khó ngửi. Men Việt Nam thì có cục tròn hoặc dẹt, có vị thơm thoảng nhẹ. Loại men làm cơm rượu có tốt không, mới và chất lượng không cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc cơm rượu bị chua hay trở nên thành phẩm thơm ngon.

    Tỷ lệ pha men để tạo nên món cơm rượu thơm ngon.

    Theo kinh nghiệm của những người thường làm cơm rượu, thì tầm 1 kí nếp thì cần đến 50 gram men rượu được nghiền nhỏ và nhuyễn. Các chị em cũng canh lúc nếp chỉ còn vừa ấm thì rắc men đều vào nếp. Nếu nếp còn nóng thì men sẽ chết, còn nếp nguội quá thì men sẽ làm nếp hư. Nhớ rắc đều men ở cả hai mặt của cơm, rồi trộn đều, làm nhẹ nhàng để nếp không bị nát. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều thương hiệu men khác nhau, có thể sẽ có các loại bánh men có khối lượng và kích thước khác nhau, nên khi mua về chị em cũng cần kiểm tra lại hướng dẫn sử dụng tỉ lệ men của nhà sản xuất đó cho phù hợp với lượng gạo nhé.

    Một số lợi ích của cơm rượu.

    Nhiều người chỉ biết món này ăn ngon, hợp vào các dịp lễ, nhưng ít ai ngờ rằng đây là món ăn có rất nhiều công dụng tốt.

    Cơm rượu có thể phòng ngừa tiểu đường. Một số loại cơm rượu được làm từ gạo nếp lứt hay nếp cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ cám bên ngoài nên chứa nhiều chất xơ, gluxit, vitamin nhóm B, protit, lipit cùng nhiều loại khoáng tố khác. Chúng giúp bồi bổ sức khỏe, làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

    Cơm rượu giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa phát sinh các vấn đề tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, dùng cơm rượu nếp cẩm có thể giúp giảm đáng kể lượng cholesterol có hại trong máu. Điều này rất có lợi trong việc ổn định huyết áp ở những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.


    [​IMG]

    Ngoài ra, cơm rượu còn bổ sung các hoạt chất lovastatine và egosterol. Chúng giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm thiểu nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

    Cơm rượu giúp thúc đẩy tiêu hóa. Tác dụng của cơm rượu với hệ tiêu hóa thể hiện khá rõ ràng. Nó được sử dụng làm món khai vị mang lại cảm giác ăn uống ngon miệng. Đồng thời cơm rượu còn bổ sung chất xơ và axit giúp thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, giúp đường ruột vận động trơn tru.

    Ăn cơm rượu giúp bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu. Cơm rượu chứa hàm lượng sắt phong phú, nhất là cơm rượu được làm từ nếp cẩm. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

    Hướng dẫn làm cơm rượu ngon.

    1. Cơm rượu chuẩn miền Nam.


    [​IMG]

    Để làm món này, trước tiên bạn cần chuẩn bị:

    • Gạo nếp: 1/2 kg
    • Men ngọt: 6 viên
    • Nước muối pha loãng: 1 bát
    • Lá chuối dùng để gói cơm rượu (có thể dùng lá sen).

    Cách thực hiện:

    • Lá chuối (hoặc sen) rửa sạch, để ráo nước và dùng khăn sạch lau cho khô cả 2 mặt. Nếp ngâm vài tiếng rồi vo sạch, đem hấp chín hoặc nấu bằng nồi cơm điện.
    • Bạn dàn mỏng cơm nếp ra một cái mâm, chờ cho cơm nếp nguội hoàn toàn, giã nhuyễn men rồi rải đều lên trên mặt cơm nếp.
    • Nhúng tay vào chén nước muối cho khỏi dính rồi nắm cơm thành những vắt tròn nhỏ. Xé một miếng lá chuối cuốn lại sao cho thật chặt tay. Lần lượt xếp những viên cơm nếp vào nồi, thố hay hũ sành. Lưu ý rải một lớp lá chuối bên trên và dưới đáy hũ.
    • Đậy nắp thố lại, cuốn thêm một lớp nilon ở bên ngoài.
    • Sau 3 – 5 ngày ủ, cơm rượu sẽ lên men. Bạn thấy rượu cái mềm, tiết ra một ít nước dưới đáy thô, mùi thơm nồng, vị chua ngọt là có thể dùng được. Nếu thấy cơm rượu còn cứng, chưa chín thì tiếp tục ủ thêm 1 – 2 ngày nữa.
    • Cuối cùng, bạn tách riêng phần cơm rượu và nước. Bảo quản cơm rượu trong tủ lạnh để ức chế quá trình lên men, giúp cơm rượu có vị ngọt vừa và không bị cay quá mức.

    2. Cơm rượu nếp Miền Bắc mang hương đào.

    [​IMG]

    Phần chuẩn bị của món này có hơi cầu kì hơn một xíu, bao gồm:

    • 1 kg gạo nếp cẩm, nên chọn loại hạt mẩy, to đều, hạt còn nguyên vẹn và có vỏ trấu bên ngoài
    • 2 viên men rượu ngọt
    • Một ít đường
    • Lá sen nếu có

    Để thực hiện món này, ta làm như sau:

    • Vo sạch nếp rồi ngâm qua đêm. Khi nấu nếp sẽ nhanh chín hơn. Sau khi nấu nếp chín, dàn mỏng cơm ra một cái mâm sạch, để cho nguội hẳn..
    • Giã men cho nhuyễn mịn.
    • Lót một lớp lá sen dưới đáy nồi ủ, sau đó rải một lớp cơm lên trên rồi rắc men vào. Tiếp tục cho một lớp lá, một lớp cơm và men xen kẽ nhau cho đến khi hết.
    • Sau cùng cho một lớp lá sen lên trên mặt thố, đập nắp kín lại, ủ nơi kín gió.
    • Mùa hè thời tiết nóng nực cơm rượu nếp cẩm sẽ nhanh lên men hơn, chỉ khoảng 2 – 3 ngày có thể dùng được. Mùa đông hoặc những ngày mưa lạnh, thời gian ủ có thể kéo dài nhưng cũng không quá 5 ngày.
    • Gạn phần nước để riêng, cái cho vào tủ lạnh dùng dần.

    Bên trên là một ít thông tin về cơm rượu và cách làm cơm rượu theo hai miền, chúc các bạn thành công.

    Kiến thức tổng hợp từ nhiều nguồn đã qua chỉnh sửa.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...