Tại sao lại xuất hiên những vết bầm tím trên da?

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Tuệ Lih, 4 Tháng bảy 2021.

  1. Tuệ Lih

    Bài viết:
    31
    Tại sao lại xuất hiên những vết bầm tím trên da?

    [​IMG]

    1. Vết bầm tím trên da là gì?

    Vết bầm tím trên da do các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan của cơ thể bị vỡ do tổn thương hay suy yếu khiến hồng cầu thoát ra khỏi vành mạch và thoái hóa, gây nên các mảng bầm tím. Trình trạng này còn gọi là xuất huyết trên da. Thông thường thì các vết bầm tím sẽ biến mất trong thời gian ngắn khoảng một vài ngày đến vài tuần, tuy nhiên thì đây cũng có thể là dấu hiệu dễ nhầm lẫn với những bệnh lý nguy hiểm.

    2. Nguyên nhân xuất hiện những vết bầm tím trên da



    Bệnh tiểu đường

    Nếu cơ thể thường xuyên xuất hiện những vết bầm tím thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Vết bầm tím xuất hiện do xuất huyết mao mạch bên trong máu vì mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu do đường huyết tang cao trong máu. Đây là một trong nhuenxg nguyên nhân phổ biến nhất của những vết bầm tím trên da.

    Rối loạn máu

    Trong bệnh ưa chảy máu, máu khó đông và chảy kéo dài, thậm chí một sự va chạm nhẹ cũng có thể gây nên các vết thâm tím ở một vùng da lớn. Những vết bầm tím không rõ lý do có thể là dấu hiệu ung thư máu hoặc các rối loạn đông máu khác. Vậy nên chúng ta nên đi gặp bác sĩ sớm nếu thường xuyên thấy các vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân.

    Lão hóa

    Khi chúng ta già thì việc sản sinh collagen trên da giảm và lớp mỡ bảo vệ da cũng ít đi. Sau tuổi 60 con người rất dễ bị các vết bầm tím dù chỉ có tác động rất nhẹ lên da.

    Tập thể dục quá mức

    Tập thể dục cũng có thể là nguyên nhân gây ra những vết bầm tím trên da. Những người tập những bài tập mạnh hoặc nâng tạ cũng có thể vô tình làm tổn thương mình, làm vỡ các mạch máu nhỏ gây bầm tím trên da. Việc tập gym hoặc chơi thể thao qua sức sẽ khiến cơ thể bị va đập, chấn thương dẫn đến những vết rách cực nhỏ trong các thớ sợi cơ bắp, đây là lí do làm xuất hiện những vết bầm tím.

    Bệnh ban xuất huyết

    Ở bệnh này thì máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ khiến hang ngàn vết bầm tím nhỏ. Bệnh này có thể kèm theo ngứa ở những trường hợp nặng.

    Mất cân bằng nội tiết

    Thiếu estrogen là nguyên nhân làm suy yếu đáng kể các mao mạch dễ bị tổn thương hớn. Sự mất cân bằng hormone trên có thể là do chị em đang trong thời kì mãn kinh, đang sử dụng thuốc kích thích tố hoặc mang thai

    Thiếu vitamin

    Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành các vết thương và hình thành collagen. Khi cơ thể chúng ta thiếu vitamin C sẽ khiến các mạch máu nhỏ dễ bị vỡ và gây bầm tím. Thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất máu. Ngoài ra nếu thiếu vitamin P khiến quá trình sản xuất collagen gặp khó khăn, dẫn đến các mạch máu trở nên mỏng và dễ sinh ra các vết bầm tím.

    Sử dụng thuốc

    Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, thuốc chống hen.. nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến cho da dễ bị bầm tím.

    3. Cách sử lí các vết bầm tím trên da

    Để điêu trị vết bầm tím trên da một cách hiệu quả nhất thì ta phải sử lý nó khi còn là một vết đỏ. Ngay khi bị va đập thì hãy nhanh chóng chườm đá lên vùng đau nhức từ 5 - 10 phút. Nên chườm đá nhiều lần và mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ. Viêc chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ đầu tiên kể từ lúc bị va đập.


    [​IMG]

    Chườm đá sẽ giúp các mạch máu, mô chấn thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da. Không nên chườm đá trực tiếp lên làn da bị tổn thương mà hãy quấn đá vào một chiếc khăn hoặc lấy khăn nhúng vào nước lạnh và sau đó đặt lên chỗ bị va đập đó.

    Nếu vết bầm tím ở chân thì khi ngồi hoặc nằm kê chân cao hơn để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và giảm đau sung. Hạn chế vận động ở chỗ có những vết tím bầm.

    Nếu bị tím bầm kèm theo các biểu hiện ho, sốt hay mệt mỏi.. thì ta nên đi gặp bác sĩ sớm để tránh gặp phải các tình trạng như trên.

    Với một số người khi va đạp hoặc chấn thương thường xoa dầu nóng. Tuy nhiên việc xoa bóp với dầu nóng có thể càng làm tổn thương thêm các mau mạch và chảy máu trong nhiều hơn. Vì vậy cần tránh xoa bóp hoặc bôi dầu nóng và đặc biệt là không dung thuốc tan máu vì có thể gây chảy máu quá nhiều, sẽ làm tăng thêm hiện tượng sưng bầm.

    Kết luận

    Nếu thường xuyên gặp phải các vết bầm tím không rõ nguyên nhân thì chúng ta nên đi gặp bác sĩ sớm để tránh xảy ra các tình trạng nguy hiểm và trị liệu một cách hiệu quả nhất
     
    Thùy Minh, chenzi, Tiên Nhi10 người khác thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...