Tại sao lại có trăng máu?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 27 Tháng năm 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    629
    Vũ trụ xung quanh luôn có những điều kì diệu khó đoán. Có không ít hiện tượng tuy sinh đẹp nhưng lại được nhiều người xem như một điềm xấu. Thực chất bản chất của các hiện tượng ấy đã được khoa học giải thích. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một hiện tượng trong số vô vàng hiện tượng ấy - trăng máu.

    Tại sao lại có trăng máu?



    [​IMG]



    Trăng máu là hiện tượng tự nhiên vô cùng xinh đẹp và đặc biệt của "chiếc vệ tinh khổng lồ" quay quanh Trái Đất. Thực chất, trăng máu chính là một tên gọi khác của hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Đây là một hiện tượng thiên văn tự nhiên xảy ra trong một số điều kiện nhất định giữa vị trí của Trái Đất, Mặt trăng và Mặt trời. Trăng máu xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng tối của Trái Đất che ánh sáng từ Mặt trời.

    Khi trăng máu xuất hiện, nghĩa là Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng. Theo các nhà khoa học, lúc này bề mặt trăng sẽ chuyển thành đỏ cam, tuy nhiên khi nhìn từ Trái Đất ta sẽ thấy màu đỏ rực như màu máu. Màu đỏ của Mặt Trăng khi chúng ta nhìn thấy thực chất là do hiện tượng khúc xạ ánh sáng tạo nên. Các tia sáng đi từ Mặt Trời sẽ bị Trái Đất cản lại, và bầu khí quyển của Trái Đất sẽ phản chiếu chúng thành những màu sắc như đỏ cam.


    [​IMG]

    Mặt trăng và các ngôi sao không thể tự phát sáng, chúng ta thấy chúng sáng lấp lánh trên trời là do chúng nhận ánh sáng của Mặt Trời và các thiên thể phát sáng rồi phản chiếu lại mắt chúng ta.

    Khi xảy ra hiện tượng Nguyệt thực toàn phần, bầu khí quyển của chúng ta sẽ trở thành một thấu kính lọc. Và chiếc thấu kính này lọc màu sắc một cách.. kén chọn. Khi ánh sáng chiếu đến Trái Đất, thì sẽ xuất hiện bảy màu sắc cơ bản, chính là bảy màu cầu vồng mà chúng ta hay nhắc đến. Lúc bầu khí quyển trở thành thấu kính, chúng sẽ hấp thu các ánh sáng có bước sóng ngắn (từ lam đến chàm, tử ngoại) chỉ có những ánh sáng như đỏ cam với bước sóng dài mới tiếp tục truyền đi. Cũng vì lẽ đó mà chỉ có ánh sáng màu này mới "vượt rào" qua lớp khí quyển và đến với mặt trăng, sau đó phản chiếu trở lại. Đây là nguyên do khiến nguyệt thực thì trăng có màu đỏ như máu.

    Theo sự nguyên cứu của chuyên gia thì khi xảy ra nguyệt thực, trăng sẽ chuyển dần từ màu trắng ngà (hoặc xám) sang cam, rồi mới đậm dần sang màu đỏ.


    Ý nghĩa của trăng máu là gì?

    Trong lịch sử cổ đại xa xưa, người ta xem trăng máu như một điềm báo chẳng lành. Chính cái màu đỏ rực ấy khiến nhiều người lo sợ. Trong quan niệm của họ, ngày trăng tròn là lúc yêu ma quỷ quái, kẻ làm điều ác tụ hội. Nếu chẳng may đó là đêm trăng máu, thì chính là ngày đại nạn của thiên hạ.

    Cũng có nhiều người giữ quan niệm rằng, trăng máu hay nguyệt thực xuất hiện, đồng nghĩa với một năm mùa màng thất bác, sâu dịch hoành hành, tai nạn liên miên.

    Ở thời xa xưa, người ta cho rằng trăng máu chính là biểu tượng của sự diệt vong, thay vương đổi triều.

    Tuy nhiên hiện nay, đã không còn các quan niệm như thế. Các nhà khoa học của NASA cho biết, họ chưa từng thấy điều độc hại nào đến với hành tinh khi trăng máu xuất hiện. Việc cho rằng trăng máu là tận thế là một quan niệm sai lầm. Tất cả những ý kiến này chỉ khiến cho hiện tượng thiên nhiên này trở nên huyễn hoặc hơn.

    Một số hiện tượng khác của mặt trăng.

    Ngoài trăng máu thì mặt trăng còn có vô vàn các hiện tượng khác vô cùng xinh đẹp và thú vị.


    Hiện tượng trăng đen

    Đây là thuật ngữ được sử dụng để gọi hiện tượng trăng non lần thứ 2 trong tháng. Theo các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra khi các phần được Mặt trăng chiếu sáng rơi vào bóng của Trái Đất. Điều này làm cho mắt người không thể quan sát được.

    Mỗi mùa trong năm sẽ có 3 kỳ trăng non. Nhưng trong mùa hè năm 2020 thì tại Bắc Bán cầu lại xuất hiện 4 mùa trăng non. Trong giai đoạn này, Mặt trăng là một màu đen hoàn toàn. Đây được coi là dịp thuận lợi để các nhà thiên văn học quan sát các ngôi sao, chùm sao, hoặc tìm kiếm các giải ngân hà..


    Hiện tượng trăng xanh

    Cùng với câu hỏi Mặt trăng máu là gì thì nhiều người cũng thắc mắc Trăng xanh là gì? Trăng xanh là một khái niệm chỉ hiện tượng trăng tròn không khớp trong năm

    Thông thường, mỗi năm sẽ có 12 lần trăng tròn (tức là mỗi tháng 1 lần trăng tròn). Nhưng sau 2 hoặc 3 năm lại có thêm 1 lần trăng tròn trong năm. Trăng xanh là cụm từ chỉ kỳ Mặt trăng dư thừa trong năm này. Chính xác là khoảng 2, 7 năm sẽ xuất hiện trăng xanh một lần.

    Và cái tên này của Mặt trăng không hề có liên quan gì đến màu sắc của nó. Thực tế, trăng xanh có thể mang màu đỏ nhạt. Nó còn có thêm nhiều tên khác như trăng tròn cá tầm, trăng tròn đỏ..


    Siêu trăng là gì?

    Siêu trăng là hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng di chuyển tới khoảng cách gần Trái Đất. Quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái Đất là hình oval, vị trí Mặt trăng và Trái Đất gần nhau, kích thước của hành tinh này khi quan sát từ Trái Đất sẽ lớn hơn.

    Siêu trăng (Siêu Mặt trăng) có thể sáng hơn hơn tới 30% và có kích thước lớn hơn đến 14%. Những con số này được so sánh với lúc Mặt trăng ở vị trí điểm viễn địa (xa Trái Đất nhất).


    Hiện tượng Nhật thực



    [​IMG]

    Đây là hiện tượng thiên văn trái ngược với Nguyệt thực. Nó cũng xảy ra khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái Đất thẳng hàng với nhau. Để có thể xảy ra hiện tượng Nhật thực hoặc Trăng máu, Mặt trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất (vì quỹ đạo của Mặt trăng lệch 5o so với mặt phẳng Trái Đất – Mặt trời).

    Vị trí của ba vật thể này sẽ có chút thay đổi theo từng hiện tượng. Nguyệt thực là khi Trái Đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng. Còn Nhật thực sẽ xảy ra khi Mặt trăng nằm giữa hai đối tượng còn lại.


    Siêu trăng máu.


    [​IMG]

    Đây là một hiện tượng hiếm gặp hơn chục năm mới xuất hiện một lần. Siêu trăng máu là sự kết hợp của siêu trăng và trăng. Được biết năm 2011, siêu trăng đã từng xuất hiện, với khoảng thời gian mười năm chưa từng có. Cụ thể hiện tượng ấy xảy ra vào ngày 26/05/2011. Trăng tròn của tháng 5 còn được gọi là "Trăng hoa" vì nó xảy ra khi những bông hoa mùa xuân chớm nở. Thế nên hiện tượng siêu trăng máu năm 2011 dường như là một câu chuyện lưu truyền của giới yêu thiên văn.

    Bên trên là một số thông tin về trăng máu và các hiện tượng của mặt trăng. Bạn có thấy chúng đẹp không?
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...