Tại sao lại có mụn? Nguyên nhân Con gái và cả con trai cũng vậy khi đến tuổi dậy thì, làn da sẽ rất mẫn cảm và nhiều bạn sẽ bị mụn. Làm cho chúng ta mất tự tin và mặc cảm. Vậy tại sao lại có mụn? Mụn xuất hiện khi tuyến bã nhờn tiết ra quá nhiều, làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Cộng với vấn đề lỗ chân lông của chúng ta có vi khuẩn nên sinh ra mụn. Nhân mụn khi tiếp xúc với không khí, ánh nắng bên ngoài sẽ càng to hơn và trở thành mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn sưng, mụn viêm.. Ở tuổi dậy thì nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ dẫn đến việc rất dễ nổi mụn. Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ăn uống không lành mạnh, bị áp lực và mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn mà các cô nàng hay mắc phải. Vậy làm sao để biết được chúng ta đang mắc phải nguyên nhân gây mụn nào thì sao đây mình sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin bổ ích nhé! Một số dấu hiệu: Mụn trên trán: Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống không lành mạnh, ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, uống nước có gas và thiếu nước khoáng. Trong da mặt của chúng ta có một lớp dầu và nước. Nước sẽ giúp cấp ẩm và lớ dầu sẽ có vai trò giữ ẩm. Từ đó giúp cân bằng và duy trì được độ ẩm cần thiết cho da mặt. Bởi vì lượng dầu và lượng nước trên da mặt của chúng ta là bằng nhau. Nên da tiết nhiều dầu đồng nghĩa với việc da của chúng ta đang thiếu nước. Vì vậy hãy cấp nước cho da bằng việc uống nước nhiều mỗi ngày nhé. Mụn hai bên má: Nguyên nhân chủ yếu là do sống trong môi trường nhiều khói bụi hoặc là bạn hút thuốc quá nhiều. Biện pháp cơ bản là nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và chăm sóc da kĩ càng bằng các bước dưỡng da nhé. Mụn xung quanh miệng: Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề về nội tiết, mất cân bằng hormone, hay stress. Một số điều nên biết dành cho da mụn: 1. Không được thường xuyên sờ tay lên mặt và nặn mụn bằng tay. Vì tay của chúng ta rất bẩn và có nhiều vi khuẩn, dù đã rửa qua nước thì vẫn không chắc là sạch hoàn toàn. Sờ tay lên mặt sẽ làm cho vi khuẩn trên tay bám lên mặt và làm tình trạng mụn của bạn tồi tệ hơn. 2. Sử dụng sữa rửa mặt không tạo bọt. Thường thì chúng ta sẽ sử dụng sữa rửa mặt tạo bọt, nhưng nó chỉ phù hợp với việc loại bỏ lớp make up hay kem chống nắng. Ngoài ra thì nó sẽ làm cho da bị khô, và mất đi các thành phần giữ ẩm. Vậy nên sử dụng sữa rửa mặt không tạo bọt sẽ là lựa chọn đúng đắn hơn đấy. 3. Không nên rửa mặt thường xuyên. Các bạn thường mắc sai lầm rằng da khô một tí hay nhờn một tí thì sẽ đi rửa mặt ngay. Và điều đó không nên chút nào nhé. Rửa mặt thường xuyên sẽ làm mất đi lớp dầu bảo vệ da, làm cho da bị tẩy quá mức các thành phần có chức năng bảo vệ sẽ mất hiệu quả. 4. Sử dụng đúng máy rửa mặt. Máy rửa mặt sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn một cách tốt hơn. Nhưng da mụn nên chọn thật kĩ càng trước khi mua nha. Nên chọn loại máy mà đầu cọ có độ rung vừa phải như vậy sẽ ít tổn thương da hơn. 5. Tìm hiểu kĩ các loại mĩ phẩm trị mụn trước khi sử dụng. Vì không phải người ta sử dụng được thì mình cũng vậy. Mỗi người sẽ phù hợp với mỗi sản phẩm khác nhau bạn nhé. Điều quan trọng là nên trị mụn trước rồi mới dưỡng da sau. Nguồn ảnh: Sưu tầm. Chúc bạn sớm có một làn da như mong ước nhé!
1. Nguyên nhân gây mụn: Khi bước vào tuổi dậy thì, lượng hormone giới tính Androgen sẽ gia tăng trong cơ thể, có thể nhiều đến mức dư thừa và thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Androgen tăng ở cả nam và nữ giới. Androgen làm cho tuyến dầu của da trở nên lớn hơn, tạo ra nhiều bã nhờn hơn gây nguy cơ bít tắc lỗ chân lông gây mụn. Da được tăng sinh liên tục hằng ngày để thay thế dần các lớp da chết bên ngoài, nếu không loại bỏ chúng sạch sẽ cộng thêm việc tuyến bã nhờn hoạt động mạnh thì rất dễ làm tắc nghẽn lỗ chân lông sinh ra mụn. Vi khuẩn Propionibactecrium (gọi tắt là vi khuẩn P. Acnes) là vi khuẩn kỵ khí gram dương - thủ phạm chính gây ra các loại mụn trên da, chúng không bám trên bề mặt da như mọi người thường nghĩ mà tồn tại sâu bên trong lỗ chân lông nơi mà dầu thừa và bã nhờn hoạt động mạnh. Các vi khuẩn tích tụ dưới da hoặc được đưa từ tay bẩn lên mặt, nặn mụn không đúng cách sẽ có điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Khi phát hiện có vi khuẩn P. Acnes tấn công, các bạch cầu như những chiến binh sẽ đến để bảo vệ da. Hiện tượng da mụn viêm sưng, mụn bọc, mụn mủ.. mọc lên. Các vi khuẩn P. Acnes có thể liên kết tạo thành một khối vi khuẩn kết dính tạo tấm màng sinh học hòng giữ chặt để bảo vệ các vi khuẩn ở vùng da đang bị nhiễm trùng giúp chúng tồn tại, sinh sôi mạnh trong vùng da bị viêm. Bên cạnh đó chế độ sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên bị căng thẳng tâm lý sẽ khiến cho nội tiết tố rối loạn làm cho tuyến bã nhờn và các cơ quan trong cơ thể (gan, thận, ruột) bị ảnh hưởng sự tích tụ độc tố gây ra mụn. 2. Mụn ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? Mụn xuất hiện trên da không còn quá xa lạ với mọi người, mụn thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và thường xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác tầm độ tuổi lớn hơn như tuổi 25. Dù mụn không gây tác động trực tiếp đến sức khỏe như các loại bệnh lý khác nhưng chúng lại ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng cuộc sống của người bị mụn. Người bị mụn luôn có cảm giác khó điều trị, để lại sẹo, vết thâm, mất tự tin, ngứa ngáy, khó chịu.