Tại sao lại có hiện tượng nháy mắt?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi tmcxinhdep, 27 Tháng năm 2021.

  1. tmcxinhdep Doãn Thiên Ly công chúa

    Bài viết:
    291
    1. Chớp mắt là gì? Tại sao lại có hiện tượng này?

    Chớp mắt là phản xạ tự nhiên của con người. Chúng ta luôn chớp mắt, chớp mắt một cách tự nhiên và gần như không nhận thức được nó. Ngoài ra chúng ta có thể chớp mắt do một số tác động ngoại cảnh như bụi bẩn, côn trùng bay vào mắt.. hoặc thậm chí là khi mắt cảm thấy mỏi hoặc chớp mắt để nhìn mọi vật rõ hoặc sáng hơn. Trung bình một người lớn chớp mắt từ mười bốn đến mười bảy lần mỗi phút, trong khi trẻ sơ sinh chớp mắt chỉ từ một đến hai lần một phút (lí do của việc này hiện tại vẫn chưa thực sự được xác minh, nhưng một số giả thuyết cho rằng do mí mắt của em bé nhỏ hơn nên không cần quá nhiều lượng bôi trơn mắt giống như người lớn).

    [​IMG]

    2. Tốc độ chớp mắt ảnh hưởng như thế nào?

    Tùy theo hoàn cảnh, mỗi ngữ cảnh chúng ta sẽ có tốc độ chớp mắt khác nhau. Khi làm một việc mà đòi hỏi sự tập trung và cần nhìn thẳng vào một vật trong một thời gian dài, ví dụ như xem ti vi hoặc đọc sách, tốc độ thường chậm và số lần chớp mắt thường ít hơn (có một sự thật nho nhỏ nhưng khá thú vị rằng khi đọc sách, mọi người thường chớp mắt vào mỗi cuối câu, hãy thử để ý xem). Ngoài ra, tần suất chớp mắt của con người cũng tăng khi phản ứng với đau, ánh sáng, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và qua từng tình huống thay đổi khác nhau ở mỗi cuộc gặp gỡ, trò chuyện.

    Ngoài ra, một số người khi chớp mắt quá mức, hình thành nên tật nháy mắt. Nháy mắt là những cử động không có chủ ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt, do co thắt cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày, thường xảy ra bất ngờ trong vài giây, thậm chí có thể là vài phút. Điều này có thể liên quan đến các cử động khác của mặt như đầu hoặc cổ, khiến cơ mặt bị co giật, chớp mắt quá nhiều có thể là do các vấn đề về mí mắt, thói quen, lỗi khúc xạ, mắt lé và cả căng thẳng. Nếu phát hiện ra bản thân có tật nháy mắt thì nhớ điều trị ngay nhé!


    3. Chớp mắt tác động lên não như thế nào?

    Khi chúng ta chớp mắt, não bộ sẽ định vị lại vị trí nhãn cầu, nhờ vậy mà chúng ta có thể tiếp tục tập trung vào những gì chúng ta đang quan sát. Thời điểm chúng ta đang chớp mắt, nhãn cầu sẽ di chuyển về lại vị trí hốc mắt, khi ta mở mắt ra trở lại, nhãn cầu thường không trở lại đúng vị trí ban đầu. Sự thiếu đồng bộ này tức thời làm não bộ kích hoạt các cơ mắt nhằm chỉnh lại tầm nhìn của chúng ta, đôi lúc bộ não kiểm soát lại thời gian chớp mắt cho phù hợp.

    Bộ não con người cực giỏi trong việc đánh lừa chúng ta. Lí do tại sao chúng ta không bị mất đi thị giác hoàn toàn khi chớp mắt cũng vì một phần giống như việc bạn không thể nhìn thấy mũi của chính mình, kể cả khi nó đứng ở vị trí chình ình ngay đằng trước mặt. Thực sự thì, bộ não của chúng ta đã chủ động bỏ qua nó, như thể nó không ở đó. Tương tự như vậy, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não đã chủ động ngắt tạm thời khi chúng ta chợp mắt, giúp cho chúng ta không có sự cảm nhận được bóng tối khi chợp mắt, như thể hành động này chưa bao giờ diễn ra vậy.

    4. Mục đích của việc chớp mắt là gì?

    Như mình đã nói ở trên, mục đích chính của việc chớp mắt là để làm sạch mắt, giữ mắt luôn ẩm và không bị khô. Mỗi lần chớp mắt, một hỗn hợp các chất được tiết ra từ khóe mắt có tác dụng rửa sạch và bôi trơn đôi mắt. Hỗn hợp này bao gồm dầu và các chất nhờn, giúp cho con ngươi khỏi bị khô. Chớp mắt bảo vệ mắt, giúp bụi bẩn thoát ra khỏi mắt bằng cách quét sạch các hạt bụi nhỏ li ti hoặc chất bẩn trong mắt khiến mắt có thể gây kích ứng. Khi chớp mắt, nước mắt sẽ được phân tán đều ra toàn bộ bề mặt nhãn cầu mắt để bôi trơn bề mặt nhãn cầu, từ đó làm rửa trôi các dị vật trong mắt, giảm tỉ lệ lớn nhiễm khuẩn mắt và giữ cho bề mặt giác mạc, kết mạc luôn phẳng và sạch sẽ. Ngoài ra, dịch mắt tiết ra khi chớp cũng chứa chất dinh dưỡng giúp cho mắt khỏe mạnh và tốt hơn.

    [​IMG]


    Dù chỉ là một phản xạ nhỏ của cơ thể, nhưng việc chớp mắt lại đem lại nhiều sự thật và kiến thức thú vị đúng không nhỉ?
     
    AishaphuongLove cà phê sữa thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...