Ắt hẳn đã không ít lần bạn gặp những trường hợp dở khóc dở, muốn tìm chỗ mà trốn vì các tình huống bất ngờ nhỉ? Một trong số đó chính là tình trạng nấc hay còn gọi là nấc cụt, có nhiều người nấc cụt trong khoảng nhỏ, sẽ ít tạo ra âm thanh. Thế nhưng vẫn có một số trường hợp âm thanh tạo ra bởi nấc rất lớn, khiến bạn thật sự vô cùng xấu hổ. Tại sao lại bị nấc? Nấc cụt là một tình trạng phổ biến và thường thóng qua, hầu hết ai cũng có thể bị nấc cụt. Thời gian bị nấc cụt hầu như không nhất định, một cơn nấc cụt có thể chỉ tồn tại trong vài phút, nhưng cũng có thể có đến vài giờ hoặc vài ngày. Nấc cụt xảy ra do sự co thắt không tự chủ, không liên tục của cơ hoành và cơ liên sườn. Cũng có thể là do có sự kích thích lên cung phản xạ não - thần kinh hoành hoặc thần kinh hoành - cơ hoành. Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc: Dạ dày bị giãn căng: Sau khi ăn no, uống các loại nước có gas làm dạ dày bị giãn căng nhanh chóng tạo ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ. Nếu cơn nấc của bạn trên 48 tiếng, thì có thể do các nguyên nhân sau: Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo ra cơn nấc. Cơ chế gây ra nấc do nhiệt độ vẫn chưa rõ ràng. Căng thẳng: Cũng như sự thay đổi nhiệt độ, vẫn chưa tìm được mối liên quan giữa căng thẳng và cơn nấc cụt. Phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật ở vùng ngực và bụng. Dây thần kinh phế vị, thần kinh hoành bị kích thích tạo ra nấc. Một số cách chữa nấc cụt. Có không ít cách chữa nấc cụt được người ta rủ rỉ tai nhau, trong đó có cả các phương pháp dân gian lẫn khoan học. Tuy nhiên đây đều là các phương pháp an toàn và có hiệu quả, mọi người đều có thể thử. Sử dụng đường Nuốt 1 thìa đường để chữa nấc là mẹo dân gian được nhiều bà mẹ thực hiện cho con em mình mỗi khi bị nấc. Bởi vì trong đường có vị ngọt, khi nuốt vào miệng sẽ kích thích vào niêm mạc họng thực quản, từ đó khiến cơ thể sinh ra phản xạ. Cơ hoành sẽ không còn co thắt, không tạo ra âm thành nữa và cơn nấc cũng hết. Ngậm một viên đá Nếu bị nấc trong mùa hè, bạn có thể lấy ngày một viên đá nhỏ trong tủ lạnh để chữa cơn nấc của mình. Bạn ngậm trong miệng hoặc nhờ người bất ngờ xoa đá lên mặt giúp bạn ngừng nấc dễ dàng hơn. Nếu bạn cảm thấy quá lạnh khi bị đá chà lên thì lấy lớp vải mỏng bọc qua và chà lên mặt. Uống nước Bạn uống từng ngụm nước hoặc dùng ống hút cũng có tác dụng làm ngừng cơn nấc. Dân gian ta cũng hay bảo rằng nếu bị nấc, nam uống bảy ngụm, nữ uống chín ngụm nước thì sẽ hết. Tuy nhiên đây cũng có pha lẫn một chút xíu về tín ngưỡng, thật chất cứ uống nước theo ngụm nhỏ liên tục thì sẽ hết nấc thôi. Hít thở sâu Bạn hít sâu và giữ hơi thở càng lâu càng tốt ít nhất là giữ được 10 giây, sau đó bạn thở ra bằng miệng nhẹ nhàng, làm lại nhiều lần cho đến khi ngừng nấc. Khi bạn thở sâu làm cho cơ hoành bị căng cứng và ngăn không cho cơ co lại. Đây là cách chữa nấc khá hiệu quả. Sử dụng túi giấy Sử dụng túi giấy chữa nấc giúp làm tăng lượng khí CO2 trong máu. Khi đó cơ hoành bị tạo áp lực bắt buộc phải co bóp mạnh và kéo dài hơn để lấy oxy cho phổi. Bạn lấy một chiếc túi giấy sạch và túm chặt đầu túi quanh miệng, sau đó hít thở thật sâu và chậm rãi. Lưu ý là nếu cảm thấy chóng mặt và khó thở hãy dừng lại ngay nhé. Lè lưỡi hết cỡ Khi lè lưỡi hết cỡ sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị, khiến các dây thần kinh âm thanh giãn nở và làm giảm các cơn co thắt ở cơ hoành gây ra nấc cụt. Để thực hiện cách này bạn hãy chú ý làm khi không có ai nhìn hoặc đi đến một vị trí không người. Bạn có thể lè lưỡi hết cỡ và giữ trong khoảng 5 giây, sau đó tiếp tục lặp đi lặp lại khoảng 5 đến 6 lần để cho cơn nấc biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong bữa tiệc hay những nơi trang trọng, đừng lựa chọn cách này nhé. Bịt cả hai tai Bạn có thể áp dụng cách bịt cả hai tai của mình lại để chữa nấc cụt. Lấy hai ngón tay bịt vào hai bên tai, lưu ý làm nhẹ nhàng, khi đó các nhánh của dây thần kinh phế vị được mở rộng. Lúc này ngón tay khiến chúng được kích thích và làm ngừng cơn nấc nhanh chóng. Để thực hiện bạn lấy hai ngón tay bịt hai tai và giữ yên trong khoảng thời gian là 5 phút. Sau đó lấy ngón tay đẩy thật nhẹ nhàng vào trong tai, tránh đẩy quá sâu vào bên trong làm tổn hại đến tai của bạn. Tự làm mình cảm thấy sợ hãi Cách chữa nấc cụt này nghe có vẻ hơi buồn cười và khó tin nhưng thực tế lại rất hiệu quả. Bởi vì phản ứng sợ hãi sẽ khiến các dây thần kinh gây nấc được kích thích. Nhiều người đã thực hiện cách này và khỏi nấc, vì thế nếu những cách trên không có tác dụng bạn có thể thử cách này. Nếu muốn giải quyết cơn nấc theo cách này, bạn có thể phim vài bộ phim kinh dị, hoặc tìm hình ảnh con vật àm bạn cực kỳ sợ để nhìn ngắm. Đơn giản hơn, hãy nhờ bạn bè của bạn. Tôi tin rằng lũ bạn của bạn sẽ có thừa cách để giúp bạn trong trường hợp này. Một số điều thú vị về nấc cụt có thể bạn chưa biết? Biểu hiện này thường xuất hiện vào buổi tối. Đối với phụ nữ nó sẽ thường xảy ra trước khi hành kinh. Khi nấc chỉ ảnh hưởng tới một nửa cơ hoành và thường là ở bên trái. Bị nấc là điềm gì? Có không ít người đặt ra câu hỏi này, bởi người tin rằng, dù trong khoa học nấc cụt là chuyện bình thường, nhưng nó chắc chắn lại là một điềm báo tâm linh. Bị nấc cụt có thể là một trong những điềm báo cho các điều dưới đây: Sắp có tai họa ập đến với bản thân bạn Có thể bạn bị mất đồ, tiền bạc, tài lộc Rất có thể bạn sẽ xung đột với người yêu Công việc hay việc học tập của bạn không được suôn sẻ Lưu ý rằng đây chỉ là một số yếu tố chia sẽ cho vui kèm theo các yếu tố tâm linh, thế nên các bạn đừng quá để trong lòng khiến bản thân lo lắng nhé. Kết luận Bên trên là một số thông tin về cơn nấc cụt và các vấn đề đầy thú vị liên quan. Cuộc sống của chúng ta luôn có muôn vàn đều ý nghĩa, thế nên bạn đừng bỏ quả điều gì dù cho là nhỏ nhặt nhất của cuộc sống này nhé. (Kiến thức được tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa)